Bài toán phương trình nghiệm nguyên là bài toán thường gặp trong đề thi HSG Toán 8 và đề thi HSG Toán 9, đây là dạng toán yêu cầu tìm tất cả các bộ số nguyên thỏa mãn một phương trình có nhiều ẩn số. Nhằm giúp các em có thể học tốt chủ đề này, THCS.TOANMATH.com giới thiệu đến các em tài liệu chuyên đề phương trình nghiệm nguyên; tài liệu gồm có 89 trang bao gồm: lý thuyết cần nắm, dạng toán, phương pháp giải, ví dụ mẫu và bài tập rèn luyện có lời giải chi tiết.
Khái quát nội dung tài liệu chuyên đề phương trình nghiệm nguyên:
A. Kiến thức cần nhớ
1. Giải phương trình nghiệm nguyên.
2. Một số lưu ý khi giải phương trình nghiệm nguyên.
Khi giải các phương trình nghiệm nguyên cần vận dụng linh hoạt các tính chất về chia hết, đồng dư, tính chẵn lẻ … để tìm ra điểm đặc biệt của các ẩn số cũng như các biểu thức chứa ẩn trong phương trình, từ đó đưa phương trình về các dạng mà ta đã biết cách giải hoặc đưa về những phương trình đơn giản hơn. Các phương pháp thường dùng để giải phương trình nghiệm nguyên là: Phương pháp dùng tính chất chia hết; Phương pháp xét số dư từng vế; Phương pháp sử dụng bất đẳng thức; Phương pháp dùng tính chất của số chính phương; Phương pháp lùi vô hạn, nguyên tắc cực hạn.
B. Một số phương pháp giải phương trình nghiệm nguyên
I. Phương pháp dùng tính chia hết
+ Dạng 1: Phát hiện tính chia hết của một ẩn.
+ Dạng 2: Phương pháp đưa về phương trình ước số.
+ Dạng 3: Phương pháp tách ra các giá trị nguyên.
II. Phương pháp sử dụng tính chẵn lẻ của ẩn hoặc xét số dư từng vế
+ Dạng 1: Sử dụng tính chẵn lẻ.
+ Dạng 2: Xét tính chẵn lẻ và xét số dư từng vế.
[ads]
+ Dạng 1: Sử dụng bất đẳng thức cổ điển.
+ Dạng 2: Sắp xếp thứ tự các ẩn.
+ Dạng 3: Chỉ ra nghiệm nguyên.
+ Dạng 4: Sử dụng điều kiện ∆ ≥ 0 để phương trình bậc hai có nghiệm.
IV. Phương pháp dùng tính chất của số chính phương
+ Dạng 1: Dùng tính chất về chia hết của số chính phương.
+ Dạng 2: Biến đổi phương trình về dạng trong đó là các đa thức hệ số nguyên là số nguyên dương, k là số tự nhiên.
+ Dạng 3: Xét các số chính phương liên tiếp.
+ Dạng 4: Sử dụng điều kiện ∆ là số chính phương.
+ Dạng 5: Sử dụng tính chất: Nếu hai số nguyên liên tiếp có tích là một số chính phương thì một trong hai số nguyên liên tiếp đó bằng 0.
+ Dạng 6: Sử dụng tính chất: Nếu hai số nguyên dương nguyên tố cùng nhau có tích là một số chính phương thì mỗi số đều là số chính phương.
V. Phương pháp lùi vô hạn, nguyên tắc cực hạn
+ Dạng 1: Phương pháp lùi vô hạn.
+ Dạng 2: Nguyên tắc cực hạn.
Source: http://wp.ftn61.com
Category: Hỏi Đáp
Để lại một bình luận