Tóm tắt nội dung bài viết
- COVID-19 là gì?
- Tên gọi
- Nguồn gốc Covid 19
- 1. Cấu tạo Covid-19
- 2. Gen của covid-19
- Nguyên nhân nhiễm COVID-19
- COVID-19 lây lan như thế nào?
- Người dễ mắc Covid 19?
- Triệu chứng mắc Covid-19
- Ngày 1 đến ngày 3:
- Ngày 4:
- Ngày 5:
- Ngày 6:
- Ngày 7:
- Ngày 8:
- Ngày 9:
- Phòng chống Covid-19
- Một số biện pháp phòng ngừa:
- Biến chứng do virus Covid-19
- Điều trị
COVID-19 là gì?
Virus Corona là chủng virus mới chưa từng xuất hiện ở người, có tên gọi từ nguồn gốc tiếng Latin. Vi rút Corona là chủng virus được bao bọc bằng những chiếc gai bao bọc bên ngoài, tương tác với thụ thể trên tế bào, theo cơ chế tương tự chìa khóa và ổ khóa, từ đó cho phép virus xâm nhập vào bên trong.
Bùng phát vào cuối tháng 12/2019, bắt nguồn từ một chợ hải sản ở Hồ Nam, Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc, virus Corona ban đầu được xác nhận là một loại bệnh “viêm phổi lạ” hoặc “viêm phổi không rõ nguyên nhân”. Chỉ sau 100 ngày xuất hiện, đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona đã nhanh chóng tác động tới các lĩnh vực kinh tế, xã hội, thị trường tài chính chao đảo, nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái với tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói chưa từng có trong lịch sử.
Tên gọi
Virus Corona có nguồn gốc từ tiếng Latin, trong đó “corona” có nghĩa là “vương miện” hoặc “hào quang”. Virus này có những chiếc gai bao bọc bên ngoài, chúng tương tác với thụ thể trên tế bào, theo cơ chế tương tự chìa khóa và ổ khóa, từ đó cho phép virus xâm nhập vào bên trong.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tên gọi chính thức của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút corona (nCoV) là COVID-19. Tên gọi mới này gọi tắt của coronavirus disease 2019, theo các từ khóa “corona”, “virus”, “disease” (dịch bệnh) và 2019 là năm mà loại virus gây đại dịch này xuất hiện.
Tháng 2/2020, Ủy ban quốc tế về phân loại Virus – International Committee on Taxonomy of Viruses (ICTV) chính thức đặt tên cho chủng mới của vi-rút corona là Sars-CoV-2. Đây là tên gọi khác với tên COVID-19 mà WHO đã chỉ định trước đó.
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng corona virus mới, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tạm thời gọi là 2019-nCoV có trình tự gen giống với Sars-CoV trước đây, với mức tương đồng lên tới 79,5%.
Nguồn gốc Covid 19
1. Cấu tạo Covid-19
Giống như các loại virus khác, virus Sars Cov 2 tiến hành thâm nhập sâu vào bên trong tế bào, thuần hóa tế bào thành cỗ máy nhân bản, nhân virus lên gấp nhiều lần. Nếu mục tiêu này hoàn thành, lượng virus Sars Cov 2 đủ lớn để phá vỡ hệ miễn dịch, khiến cơ thể không đủ đề kháng chống lại và nhiễm bệnh.
COVID-19 có dạng hình cầu, đường kính xấp xỉ 125 nanomet, với cấu tạo theo thứ tự từ trong ra ngoài như sau:
Lõi acid Nucleic: Đây là bộ gen của virus với kích thước 26-32 kilobase, đây là kích thước lớn nhất trong số các loại virus ARN. Lõi acid Nucleic chứa sợi ARN đơn dương (sợi phân tử polyme có vai trò sinh học trong mã hóa, dịch mã, điều hòa, và biểu hiện của gen), giúp virus tiến hành nhân bản nhanh hơn.
Vỏ Protein: Lớp vỏ này đóng vai trò bảo vệ, được bao bọc bên ngoài bộ gen.
Lớp vỏ ngoài: Vỏ ngoài bao gồm lớp kép lipit và protein, bên trên có lớp gai protein thực hiện các nhiệm vụ của kháng nguyên, giúp virus xâm nhập vào các tế bào dễ dàng.
2. Gen của covid-19
Bộ gen của COVID-19 là bộ gen lớn nhất trong số các virus RNA, bao gồm các vùng: vùng 5’UTR, khung đọc mở, vùng 3’UTR và cuối cùng là đuôi-poly (A).
Có 4 protein cấu trúc được bảo tồn trên các CoV đó là protein (S), protein màng (M), protein vỏ (E) và nucleocapsid (N) protein. Trong đó, Protein S chịu trách nhiệm liên kết với tế bào vật chủ và là thụ thể để virus xâm nhập vào tế bào. Các protein M, E và N là một phần của nucleocapsid của các hạt virus.
Theo các nghiên cứu, bộ gen của virus corona có các mặt tương đồng như sau:
Tương đồng 50% mã gen so với chủng virus MERS-CoV;
Tương đồng 79,5% mã gen so với chủng virus SARS-CoV;
Tương đồng 96% mã gen so với chủng virus Corona được phát hiện trong dơi, đặc biệt là dơi móng ngựa;
Tương đồng 99% mã gen so với chủng virus Corona có trong loài Tê tê.
Khi phân tích COVID-19, các nhà khoa học nhận thấy COVID-19 cùng loài với virus gây bệnh SARS vào năm 2003 với độ tương đồng lên đến 94.6% các chuỗi axit amin.
Trong bộ gen của COVID-19 có một gen thiết yếu là RdRp (RNA phụ thuộc RNA polymerase), gen này có độ bảo tồn cao, được dùng để chẩn đoán phát hiện vi rút Corona.
Nguyên nhân nhiễm COVID-19
COVID-19 là nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp khiến hàng triệu người trên thế giới tử vong. Tổ chức Y tế Thế giới và các chuyên gia trên toàn cầu đang nỗ lực để xác định nguồn gốc của COVID-19. Nhiều ý kiến cho rằng, COVID-19 là một Betacoronavirus, thuộc họ với vi rút gây hội chứng MERS-CoV và hội chứng SARS, tất cả đều có nguồn gốc từ vật chủ là loài dơi.
COVID-19 lây lan như thế nào?
Nhiều điều vẫn chưa sáng tỏ về cách thức lây lan của chủng virus mới COVID-19. Những thông tin, kiến thức hiện nay phần lớn dựa vào các thông tin đã biết của các chủngCOVID-19 tương tự. COVID-19 là một họ virus lớn, phổ biến ở nhiều loài động vật khác nhau, bao gồm lạc đà, gia súc, mèo và dơi. Các loại COVID-19 ở động vật như MERS, SARS hiếm khi lây nhiễm sang người và ít lây lan giữa người với nhau.
Thông thường, sự lây lan giữa người và người xảy ra khi có tiếp xúc gần (khoảng 2m). Sự lây lan từ người sang người được cho rằng phần lớn diễn ra qua các giọt bắn được tạo ra khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi, tương tự như cách bệnh cúm và các mầm bệnh đường hô hấp khác lây lan. Những giọt bắn này có thể rơi vào miệng hoặc mũi của những người ở gần hoặc có thể được hít vào phổi.
COVID-19 lây nhiễm thông qua dịch tiết mũi họng khi tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với người bệnh. Dịch tiết này bao gồm nước bọt, dịch tiết hô hấp hoặc các giọt bắn từ miệng hoặc mũi của người bệnh khi ho, hắt hơi, nói hoặc hát.
Người tiếp xúc gần (trong khoảng cách 1 mét) với người nhiễm bệnh có thể mắc COVID-19 khi các giọt bắn xâm nhập vào miệng, mũi hoặc mắt của người tiếp xúc. Ngoài ra, virus có thể bám trên bề mặt, lây lan khi chạm tay nắm cửa, tay vịn cầu thang,… sau đó lại chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng mình trước khi rửa tay.
Người dễ mắc Covid 19?
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã đưa ra danh sách những người có nguy cơ cao nhất nhiễm vi rút Corona. Đây là nhóm đối tượng cực kỳ nhạy cảm và dễ tử vong do virus Corona gồm cả trẻ em, người lớn, đặc biệt là trẻ nhỏ, người cao tuổi, người có tiền sử bệnh, người bị suy giảm miễn dịch hoặc có các bệnh lý nền (bệnh tim, bệnh phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch, béo phì, đái tháo đường…).
Triệu chứng mắc Covid-19
Tùy theo thể trạng và sức đề kháng, triệu chứng nhiễm COVID-19 qua từng ngày của mỗi cá thể là khác nhau, tuy nhiên những triệu chứng này đều biểu hiện rõ từ 2-14 ngày. Do đó, ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán kịp thời.
Ngày 1 đến ngày 3:
- Dấu hiệu giống bệnh cảm thông thường.
- Viêm họng nhẹ, không sốt, không mệt mỏi.
- Ăn uống và hoạt động bình thường.
Ngày 4:
- Cổ họng bắt đầu đau nhẹ, người lờ đờ.
- Bắt đầu khan tiếng.
- Nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ.
- Đau đầu nhẹ, tiêu chảy nhẹ.
- Bắt đầu chán ăn.
Ngày 5:
- Đau họng nhiều hơn, khan tiếng nhiều hơn.
- Nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ
- Cơ thể mệt mỏi, đau nhức các khớp xương.
Ngày 6:
- Triệu chứng của COVID-19 là bắt đầu sốt nhẹ.
- Ho có đàm hoặc ho khan không đàm.
- Đau họng nhiều hơn, đau khi nuốt nước bọt, khi ăn hoặc nói.
- Cơ thể mệt mỏi, buồn nôn.
- Tiêu chảy, có thể nôn ói.
- Lưng hoặc ngón tay đau nhức.
Ngày 7:
- Sốt cao dưới 38o.
- Ho nhiều hơn, đàm nhiều hơn.
- Toàn thân đau nhức.
- Khó thở.
- Tiêu chảy và nôn ói nhiều hơn.
Ngày 8:
- Sốt khoảng trên dưới 38o.
- Khó thở, hơi thở khò khè, nặng lồng ngực.
- Ho liên tục, đàm nhiều, tắt tiếng.
- Đau khớp xương, đau đầu, đau lưng.
Ngày 9:
Các tình trạng như sốt, ho, khó thở, nặng lồng ngực… trở nên nặng nề hơn.
Phòng chống Covid-19
Điều quan trọng cần lưu ý là thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ lây nhiễm. Mặc dù chưa được chứng minh sẽ bảo vệ được khỏi COVID-19 nhưng đeo khẩu trang là điều cần thiết sẽ giúp ngăn chặn cá nhân lây nhiễm cho người khác.
Điều quan trọng hơn là đảm bảo rằng chúng ta luôn giữ cho tay của mình sạch sẽ. Chúng ta chạm vào rất nhiều đồ vật trong ngày và chắc chắn chúng ta chạm vào mặt hoặc thậm chí chạm vào các thành viên trong gia đình. Đây là cách virus và vi khuẩn lây lan.
Một số biện pháp phòng ngừa:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh; trước khi ăn; và sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi.
- Nếu không có sẵn xà phòng và nước, hãy sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn với ít nhất 60% cồn. Luôn rửa tay bằng xà phòng và nước nếu tay bẩn, và có thể nhĩn thấy được vết bẩn.
- Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng bằng tay không rửa sạch.
- Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh.
- Ở nhà khi bạn bị bệnh.
- Che miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, sau đó bỏ khăn giấy vào thùng rác.
- Hãy chắc chắn rằng thịt và trứng được nấu chín kỹ.
- Tránh hoặc hạn chế đi chợ.
- Khử trùng các đồ vật và bề mặt thường xuyên chạm vào.
Biến chứng do virus Covid-19
Đại dịchCOVID-19 do virus Sars Cov 2 chủ yếu gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng. Mặc dù vậy, Covid 19 vẫn được ghi nhận với nhiều biến chứng của Covid-19 thường gặp như nhức đầu, chóng mặt, thay đổi ý thức, rối loạn khứu giác, rối loạn vị giác, co giật và đột quỵ.
Hiện nay, để chẩn đoán COVID-19, bệnh nhân cần được xét nghiệm tìm chuỗi di truyền đặc trưng của COVID-19 có trong mẫu phết vùng mũi – họng. Thông thường, các phòng xét nghiệm mất 4-6 giờ test xét nghiệm để tìm chuỗi di truyền đặc hiệu của Covid 19. Tại Việt Nam, kết quả chẩn đoán và xét nghiệm Covid 19 thường có sau khoảng 24h.
Điều trị
Cả thế giới đang chạy nước rút để sản xuất vaccine Covid 19 với hy vọng chấm dứt đại dịch Covid 19 trên toàn cầu. Đến nay, đã có hơn 100 loại vắc xin của hơn 40 quốc gia tham gia vào cuộc đua sản xuất vaccine Covid 19. Tính đến tháng 10 năm 2020, có 321 ứng viên vắc xin đang được phát triển trên toàn thế giới, trong đó 56 ứng viên đang trong giai đoạn nghiên cứu lâm sàng.
Vắc xin AstraZeneca phòng Covid-19 (Vương quốc Anh) có hiệu quả lên đến hơn 90% với 2 liều tiêm. Trong quý 1 năm 2021, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC là đơn vị đầu tiên đưa vắc xin này về Việt Nam và sẽ sớm triển khai tiêm chủng vắc xin này cho hàng chục triệu người dân.
Đặc biệt, khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở… người dân cần liên hệ ngay với cơ sở y tế để được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn đi khám bệnh đảm bảo an toàn. Ngoài ra, tham khảo bài viết về cách phòng chống Covid-19 cùng Hội Buôn Chuyện nhé!
Để lại một bình luận