Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch Sử – Địa Lý lớp 5
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch Sử – Địa Lý lớp 5 là tài liệu tham khảo hữu ích đưa ra những trọng tâm cần ôn tập trong môn Lịch Sử – Địa lý lớp 5, giúp các bạn ôn tập và củng cố kiến thức hiệu quả, từ đó đạt kết quả cao trong kì thi học kì 1 lớp 5 sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ – LỚP 5
1/ Phần đất liền nước ta giáp với những nước nào?
Phần đất liền nước ta giáp với những nước: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử, Địa lý lớp 5
2/ Diện tích phần đất liền nước ta là bao nhiêu? (330 000 km)
3/ Nêu đặc điểm tiêu biểu về địa hình và khí hậu của nước ta?
- 3/4 diện tích là đồi núi; 1/4 diện tích là đồng bằng; có nhiều sông ngòi nhưng ít sông lớn.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa: nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa, mùa hạ hay có bão.
4/ Dân số tăng nhanh sẽ gây ra hậu quả gì?
- Kinh tế khó khăn, thiếu việc làm.
- Bệnh viện, trường học không đáp ứng kịp.
- Gây ra những tệ nạn xã hội.
- Gây ô nhiễm môi trường.
- Ảnh hưởng đến sức khoẻ của người mẹ,…
5/ Nêu vai trò của vùng biển nước ta?
- Điều hoà khí hậu.
- Tạo ra nhiều nơi du lịch, nghỉ mát.
- Tạo điều kiện phát triển giao thông đường biển.
- Cung cấp tài nguyên: Dầu mỏ, thuỷ sản: cá, tôm, muối,…
6/ Trình bày vai trò của sông ngòi?
- Bồi đắp phù sa cho những vùng đồng bằng màu mỡ.
- Cung cấp nước cho sản xuất và đời sống.
- Là đường giao thông quan trọng.
- Là nguồn thuỷ điện lớn.
- Cung cấp nhiều thuỷ sản…
7/ Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có số dân đông nhất? Dân cư tập trung đông đúc ở đâu?
- Nước ta có 54 dân tộc.
- Dân tộc Kinh đông nhất.
- Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng và các thành phố lớn.
8/ Nêu những điều kiện để TPHCM trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước?
- Ở gần vùng có nhiều lương thực, thực phẩm.
- Giao thông thuận lợi.
- Là trung tâm văn hoá, khoa học kĩ thuật.
- Dân cư đông đúc.
- Có nhiều người lao động có trình đọ cao.
- Có đầu tư nước ngoài.
- An ninh, chính trị ổn định
9/ Hãy kể tên các sân bay quốc tế, những thành phố có cảng biển lớn?
- Sân bay Tân Sơn Nhất – Thành phố Hồ Chí Minh.
- Sân bay Nội Bài – Hà Nội.
- Sân bay Đà Nẵng – Đà Nẵng.
- Cảng biển lớn: Hải phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.
10/ Kể tên những con sông lớn của nước ta mà em biết?
Sông Hồng, sông Cửu Long, sông Đồng Nai, .. ( sông Đà Rằng, sông Thu Bồn, sông Gianh, sông Cả, sông Mã, sông Tỉnh Thái Bình, sông Lô, sông Đà, … )
11/ Kể tên các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện lớn của nước ta mà em biết?
- Thuỷ điện: Hoà Bình (sông Đà), Thác Bà, Sơn La, Y-a-ly, sông Hinh, Trị An,…
- Nhiệt điện: Phả Lại, Uông Bí, Phú Mĩ,…
12/ Kế tên các loại hình giao thông của nước ta?
Đường bộ, đường tàu, đường thuỷ, đường hàng không.
13/ Nêu đặc điểm của vùng biển nước ta và ảnh hưởng của biển đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta?
- Biển không bao giờ đóng băng >> Thuận lợi cho việc giao thông trên biển, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
- Miền Bắc và miền Trung hay có bão >> Gây thiệt hại về người, nhà cửa, mùa màng.
- Hằng ngày nước biển dâng lên, hạ xuống >> Thuận lợi cho việc làm muối, tàu bè cập bến.
14/ Hãy điền chữ Đ vào trước câu đúng, chữ S trước câu sai:
Nước ta có 54 dân tộc bản địa, trong đó dân tộc bản địa Kinh có số dân đông nhất. Đ Dân cư nước ta tập trung chuyên sâu đông đúc ở vùng núi và cao nguyên. S Ở nước ta, lúa gạo là loại cây được trồng nhiều nhất. Đ
Ở nước ta, ngành thuỷ sản phân bố chủ yếu ở vùng núi và trung du. S
Xem thêm: Làm Thế Nào Để Hết Nhiệt Miệng
Nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp. Đ Đường sắt có vai trò quan trọng nhất trong việc luân chuyển hàng hoá và hành khách ở nước ta. S
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ – LỚP 5
1/ Viết các sự kiện lịch sử vào sau các mốc thời gian sau:
- 01/ 9/1858: Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta.
- 05/6/1911: Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài tìm con đường cứu nước.
- 03/ /1930: Dưới sự chủ trì của NAQ, ĐCSVN ra đời.
- 19/ /1945: Bác Hồ lãnh đạo cuộc CMT8 thành công ở Hà Nội.
- 02/9/1945: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập.
2/ Tình thế hiểm nghèo của nước ta sau Cách mạng Tháng Tám thường được diễn tả bằng cụm từ nào? Em hãy kể tên 3 loại “giặc” mà Cách mạng nước ta phải đương đầu năm 1945?
- Cụm từ “Nghìn cân treo sợi tóc”.
- Ba loại giặc: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
3/ Đảng và Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta vượt qua tình thế hiểm nghèo như thế nào?
- Cứu đói: Lập “Hũ gạo cứu đói”, thực hiện “Ngày đồng tâm”, Bác Hồ là người gương mẫu đầu tiên, cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa. Với những khẩu hiệu: ” Không một tấc đất bỏ hoang”, “Tấc đất, tấc vàng”, “Tăng gia sản xuất ngay”,… Mọi người hăng hái tăng gia sản xuất để cứu đói.
- Đồng bào cả nước đã góp được 60 triệu đồng cho quỹ độc lập và quỹ đảm phụ quốc phòng; tuần lễ vàng đã thu được gần 4 tạ vàng.
- Giặc dốt: Thực hiện phong trào xoá nạn mù chữ, mở thêm trường học, mở lớp bình dân học vụ, với phương trâm: “Người biết nhiều dạy người biết ít, người biết ít dạy người chưa biết”. Chỉ trong một thời gian ngắn giặc dốt được đẩy lùi.
- Giặc ngoại xâm: Bằng các biện pháp ngoại giao mềm dẻo khôn khéo, ta đẩy lùi được quân Tưởng về nước; nhân nhượng với Pháp, tranh thủ thời gian hòa hoãn, tăng cường lực lượng chuẩn bị chiến đấu lâu dài.
4/ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch HCM đã khẳng định điều gì và có tác dụng như thế nào?
- Khẳng định: Quyết tâm chiến đấu để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
- Tác dụng: Cổ vũ tinh thần đấu tranh của quân và dân ta; nhân dân có niềm tin kháng chiến.
5/ Nêu ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947?
- Đập tan âm mưu đen tối của địch.
- Bảo vệ được cơ quan đầu não.
- Căn cứ địa Việt Bắc được giữ vững và mở rộng.
- Ta giành được thế chủ động và đẩy địch vào thế bị động.
- (Chứng minh sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ).
- (Khẳng định tinh thần đoàn kết chiến đấu của quân và dân ta; cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân ta).
6/ Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, Thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác khoáng sản, mở mang đường sá, xây dựng nhà máy, lập các đồn điền,… nhằm mục đích gì?
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, Thực dân Pháp tăng cường khai thác tài nguyên, mở mang đường sá, kiến thiết xây dựng xí nghiệp sản xuất, lập những đồn điền, … nhằm mục đích mục tiêu : cướp bóc tài nguyên tài nguyên, bóc lột sức nhân công rẻ mạt.
7/ Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, xã hội Việt Nam xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp nào?
– Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, xã hội Nước Ta Open thêm những giai cấp những tầng lớp : Công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, tri thức, …
8/ Hãy nêu thời gian, địa điểm, người chủ trì, kết quả của hội nghị thành lập Đảng?
- Thời gian: 03/02/1930.
- Địa điểm: Tại ngôi nhà nhỏ của một công nhân ở Hương Cảng gần Hồng Kông – Trung Quốc.
- Người chủ trì: Nguyễn Ái Quốc.
- Kết quả của hội nghị: Hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam; đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, đưa cách mạng nước ta từng bước đi tới thắng lợi cuối cùng.
9/ Nối ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp:
10/ Sắp xếp các sự kiện lịch sử dưới đây theo trình tự thời gian, bằng cách đánh số thứ tự 1, 2, 3, 4,…vào ô trống trước mỗi sự kiện lịch sử đó.
Chiến dịch Biên giới. 4 Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập. 2
Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc. 5
Xem thêm: Mẹo Trị Hôi Chân Hiệu Quả Tại Nhà
Chiến dịch Việt Bắc. 3 Xô viết Nghệ Tĩnh. 1
Tham khảo bộ đề cương ôn thi học kì 1 mới nhất:
Source: http://wp.ftn61.com
Category: Tin Tức
Để lại một bình luận