I. Điều kiện tự nhiên
– Quần đảo ở Đông Á trên Thái Bình Dương, gồm 4 đảo lớn: Hôn su, Kiu xiu, Sicôcư, Hôccaiđô và hàng nghìn đảo nhỏ khác.
– Địa hình: 80% diện tích đồi núi, chủ yếu là núi lửa (hơn 80 núi lửa đang hoạt động), hằng năm thường xảy ra hàng nghìn trận động đất lớn, nhỏ. Đồng bằng nhỏ hẹp nằm ven biển.
– Khí hậu ôn đới hải dương, ảnh hưởng gió mùa, mưa nhiều.
+ Phía bắc: ôn đới, mùa đông kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết.
+ Phía nam: cận nhiệt đới, mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ nóng, thường có mưa to và bão.
– Sông ngòi: ngắn, dốc, lưu lượng lớn. Tiêu biểu sông : Sina, Ixicaro…
– Bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh, kín gió.
– Vùng biển có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau tạo nên ngư trường cá phong phú (cá ngừ, cá thu, cá mòi, cá trích, cá hồi…)
– Rừng có diện tích bao phủ lớn nhất châu Á, với 64% diện tích đất tự nhiên được rừng bao phủ.
– Khoáng sản nghèo nàn, ngoài than đá, đồng, các khoáng sản khác trữ lượng không đáng kể.
Hinh 9.2. Tự nhiên Nhật Bản
II. Dân cư
– Đông dân (127,7 triệu – 2005), tập trung ở các thành phố ven biển.
– Gia tăng dân số chậm 0,1% (2005), có xu hướng giảm.
– Dân số già, tỉ lệ người già cao (19,2% – 2005).
– Người Nhật có truyền thống lao động cần cù, tự giác, tinh thần trách nhiệm cao.
– Chú trọng đầu tư cho giáo dục.
III. Tình hình phát triển kinh tế
– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản suy sụp nghiêm trọng.
– 1952: khôi phục bằng ngang mức trước chiến tranh.
– 1955-1973: kinh tế phát triển cao độ, GDP tăng trưởng từ 7,8% – 13,1%.
– Nguyên nhân phát triển kinh tế thần kì:
+ Chú trọng đầu tư hiện đại hoá công nghiệp, tăng nguồn vốn đi đôi với áp dụng kĩ thuật mới.
+ Tập trung cao độ vào các ngành then chốt có trọng điểm theo từng giai đoạn (thập niên 50: ngành điện lực; thập niên 60: ngành luyện kim; thập niên 70: ngành giao thông vận tải).
+ Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng: vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì các tổ chức sản xuất nhỏ, thủ công.
– 1973-1974, 1979-1980: tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm còn 2,6% (1980) do khủng hoảng dầu mỏ.
– 1986-1990 tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 5,3% nhờ điều chỉnh chiến lược kinh tế.
– Từ năm 1991 tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại.
– Hiện nay Nhật Bản đứng thứ ba sau Hoa Kỳ về kinh tế, tài chính, khoa học kĩ thuật (GDP năm 2005 Nhật Bản đạt khoảng 4.800 tỉ USD).
TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN
? (trang 75 SGK Địa lý 11) Quan sát hình 9.2 (trang 75 SGK Địa lý 11), hãy nêu đặc điểm chủ yếu về địa hình, sông ngòi và đường bờ biển của Nhật Bản.
– Địa hình: Chủ yếu đồi núi (80% diện tích); núi chủ yếu là trung bình, thấp >3000m; đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.
– Sông ngòi: Chủ yếu ngắn, dốc, có tiềm năng thủy điện lớn.
– Bờ biển: Chia cắt mạnh, tạo nhiều vũng vịnh cho tàu bè trú ngụ, xây dựng hải cảng, phát triển hàng hải; biển là ngư trường lớn có nhiều loài cá tôm.
? (trang 76 SGK Địa lý 11) Dựa vào bảng 9.1 (trang 76 SGK Địa lý 11) hãy cho biết cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản đang biến động theo xu hướng nào. Nêu tác động của xu hướng đó đến phát triển kinh tế – xã hội.
– Tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi ngày càng giảm
– Tỉ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên có xu hướng tăng nhanh
– Số dân của Nhật Bản từ sau năm 2005 có xu hướng giảm (năm 2005 là 127 triệu người, dự kiến năm 2025 chỉ còn 117 triệu người)
Tác động:
– Dân số ngày càng già hóa, tỉ lệ dân số phụ thuộc tăng lên, áp lực cho xã hội về vấn đề chăm sóc người cao tuổi.
– Thiếu đội ngũ lao động kế thừa trong tương lai…
? (trang 76 SGK Địa lý 11) Các đặc điểm của người lao động có tác động như thế nào đến nền kinh tế xã hội Nhật Bản?
Đức tính cần cù, có tinh thần trách nhiệm cao, coi trọng giáo dục đã trở thành động lực quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Với một đất nước có rất nhiều khó khăn về tự nhiên, thì ý chí, nghị lực và các đức tính quý báu của người Nhật đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển đất nước. Nền kinh tế đã phát triển theo hướng sử dụng triệt để các đặc tính đó.
? (trang 78 SGK Địa lý 11) Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Nhật Bản đối với phát triển kinh tế.
-Thuận lợi :
+ Vị trí địa lí : gần thị trường rộng lớn, có nguồn lao động dồi dào, lại nằm trong khu vực kinh tế năng động của thế giới.
+ Biển phần lớn không bị đóng băng, lại có nhiều ngư trường lớn với các loại cá phong phú thuận lợi để đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
+ Khí hậu nằm trong khu vực gió mùa, mưa nhiều và có sự phân hóa đã giúp cho cơ cấu cây trồng đa dạng.
– Khó khăn :
+ Địa hình chủ yếu là đồi núi, đồng bằng nhỏ hẹp.
+ Là nước nghèo tài nguyên khoáng sản.
+ Thiên nhiên khắc nghiệt, có hơn 80 ngọn núi lửa hoạt động mỗi năm, có hàng nghìn trận động đất lớn, nhỏ.
? (trang 78 SGK Địa lý 11) Chứng minh dân số Nhật Bản đang già hóa.
Theo điều tra của bộ Nội vụ Nhật Bản, năm 2005, nước Nhật có khoảng 26,82 triệu người già, chiếm 21% tổng dân số nước này (127,76 triệu người), cao hơn cả Italy với 20% tổng dân số.
– Nước có dân số già thứ 3 trên thế giới là Đức khi người già chiếm khoảng 18,8% tổng dân số. Những người có độ tuổi từ 65 trở lên được coi là già.
– Trong khi đó, số người Nhật dưới 14 tuổi năm 2005 chỉ chiếm 13,6% tổng dân số, một tỷ lệ quá thấp. Italy và Đức cũng có cùng cảnh ngộ với Nhật, với 14% và 14,3%.
– Số người độc thân ở Nhật cũng đang tăng lên nhanh chóng khi 59,9% phụ nữ trong độ tuổi 25-29, 32,6% phụ nữ trong độ tuổi 30-34 chưa lập gia đình. Trong khi 47,7% đàn ông Nhật từ 30-34 tuổi vẫn sống độc thân.
– Với tình trạng như vậy, chính phủ Nhật đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho phụ nữ Nhật để họ sinh đẻ thêm nhưng tình hình vẫn không được cải thiện.
– Được biết tỷ lệ sinh con tại Nhật Bản chỉ đạt mức 1,25 con/phụ nữ trong năm 2005, mức thấp nhất trong lịch sử. Các nhà nhân khẩu học cho rằng tỷ lệ 2,1 con/phụ nữ mới đảm bảo cho dân số Nhật không bị già và giảm đi.
– Trước đó, theo một cuộc điều tra của Hiệp hội Kế hoạch hóa gia đình Nhật Bản, người dân nước này ít quan hệ tình dục đã khiến ngày càng ít trẻ em và dân số nước này đang già đi.
? (trang 78 SGK Địa lý 11) Dựa vào bảng 9.3 (trang 77 SGK Địa lý 11), vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản, giai đoạn 1990 – 2005. Kết hợp với bảng 9.2 (trang 77 SGK Địa lý 11), so sánh tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1950-1973 và 1990-2005.
* Vẽ biểu đồ đường:
Xem thêm: Trị Viêm Lợi Tại Nhà Hiệu Quả
* So sánh :
– Giai đoạn 1950 – 1973, nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng với tốc độ “thần kì”.
– Giai đoạn 1990 – 2005, nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng không ổn định và giảm so với giai đoạn trước.
Xem thêm về Nhật Bản tại đây !
Source: http://wp.ftn61.com
Category: Tin Tức
Để lại một bình luận