Tóm tắt nội dung bài viết
- Trị bệnh hôi miệng tại nhà
- Nguyên nhân dẫn đến bệnh hôi miệng
- Trị hôi miệng tại nhà hiệu quả
- Trị hôi miệng tại nhà bằng gừng tươi
- Trị hôi miệng tại nhà bằng baking soda
- Trị hôi miệng tại nhà bằng lá ổi
- Trị hôi miệng tại nhà bằng đinh hương
- Trị hôi miệng tại nhà bằng vỏ bưởi
- Trị hôi miệng tại nhà bằng cam thảo
- Trị hôi miệng tại nhà bằng bột quế
- Trị hôi miệng tại nhà bằng dầu dừa
- Trị hôi miệng tại nhà bằng giấm táo
- Trị hôi miệng tại nhà bằng muối Epsom
- Trị hôi miệng tại nhà bằng chanh và sữa chua
- Trị hôi miệng tại nhà bằng dầu mè
- Trị hôi miệng tại nhà bằng lá bạc hà
- Trị hôi miệng tại nhà bằng tinh dầu tràm
- Trị hôi miệng tại nhà bằng lá mùi tàu
- Lưu ý:
Trị bệnh hôi miệng tại nhà
Làm thế nào để hết hôi miệng? Miệng hôi, hơi thở có mùi khiến bạn luôn có cảm giác thiếu tự tin khi giao tiếp. Bệnh để lâu có thể trở thành mạn tính và rất khó điều trị. Hãy cùng Hội Buôn Chuyện tìm hiểu cách chữa hôi miệng dứt điểm, không lo tái phát.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh hôi miệng
Trước khi tìm hiểu về cách chữa hôi miệng, chúng ta cần tìm ra những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Bệnh hôi miệng ở mỗi người rất khác nhau và có thể bắt nguồn từ một hay nhiều nguyên nhân.
Một số nguyên nhân thường gặp đó là:
- Vệ sinh răng miệng kém khiến vi khuẩn phát triển mạnh gây mùi hôi.
- Mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm xoang,…
- Có vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm quanh răng,…
- Mắc các bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là trào ngược dạ dày thực quản.
- Sử dụng thực phẩm gây mùi hoặc hút thuốc lá nhiều.
Trị hôi miệng tại nhà hiệu quả
Mặc dù hôi miệng không phải bệnh lý gây nguy hiểm, thế nhưng nó lại có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh hoạt của những người mắc phải. Một số cách trị hôi miệng dưới đây sẽ giúp bạn lấy lại hơi thở thơm mát, cùng tham khảo và áp dụng theo nhé.
Trị hôi miệng tại nhà bằng gừng tươi
Ngoài công dụng chữa cảm lạnh, cảm cúm… thì gừng tươi còn có công dụng trị bệnh hôi miệng vô cùng hiệu quả.
Cách làm:
- Bước 1: Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, rửa sạch, sau đó thái lát.
- Bước 2: Cho gừng cùng một chút nước sạch rồi đun sôi khoảng 10 phút để cho các chất trong gừng được hòa tan vào nước.
- Bước 3: Đợi nước nguội rồi thêm một chút muối, khuấy tan và súc miệng. Bạn có thể thực hiện theo cách này 3 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả nhanh chóng.
Ngoài súc miệng với nước gừng, bạn cũng có thể pha một ấm trà xanh sau đó bỏ vài lát gừng vào và dùng làm nước uống hằng ngày cũng rất hiệu quả.
Trị hôi miệng tại nhà bằng baking soda
Baking soda có tính chất tẩy trắng, đồng thời giúp tiêu diệt vi khuẩn và loại bỏ chứng hôi miệng. Rất đơn giản, để chữa trị hôi miệng tại nhà bằng nguyên liệu này.
Cách làm:
- Hòa một lượng baking soda vào nước để tạo thành hỗn hợp sền sệt.
- Sau đó dùng hỗn hợp này đánh răng như bình thường.
Thực hiện thường xuyên không chỉ giúp cải thiện chứng hôi miệng mà còn giúp răng trắng sáng hơn. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên áp dụng 1 – 2 lần mỗi tuần. Tuyệt đối không thực hiện mỗi ngày để hạn chế tình trạng bào mòn men răng.
Trị hôi miệng tại nhà bằng lá ổi
Trong thành phần của lá ổi có chứa nhiều chất có tác dụng làm sạch mảng bám, giúp tiêu diệt mùi hôi hiệu quả. Bên cạnh đó, lá ổi cũng có khả năng làm cho răng trắng sáng. Nếu đang đau đầu vì chưa biết làm cách nào để đẩy lùi mùi hôi miệng, bạn hãy thử áp dụng cách này nhé.
Cách làm:
- Bước 1: Lấy 3 – 5 búp ổi non mang đi rửa sạch.
- Bước 2: Nhai búp ổi rồi ngậm trong miệng khoảng 5 phút.
- Bước 3: Súc miệng hoặc đánh răng lại bằng nước muối loãng.
Chỉ cần vài bước đơn giản như vậy, mùi hôi miệng ám ảnh sẽ bị tiêu diệt nhanh chóng. Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy lá ổi để đun nước và súc miệng sau mỗi bữa ăn cũng rất tốt đấy.
Trị hôi miệng tại nhà bằng đinh hương
Đinh hương rất giàu thành phần hóa học eugenol. Đây là hoạt chất có tính kháng khuẩn mạnh, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa chứng hôi miệng.
Cách làm:
- Người bệnh chỉ cần lấy một ít đinh hương và nhai trong miệng.
- Sau khi nhai khoảng 3 – 5 phút,
- Bệnh nhân nhả ra và tiếp tục nhai một miếng khác.
Tinh dầu có trong đinh hương sẽ giúp loại bỏ mùi hôi và giúp hơi thở trở nên thơm mát hơn nếu người bệnh thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên, lời khuyên dành cho bệnh nhân là không nên dùng bột hoặc tinh dầu của nguyên liệu này để cải thiện chứng hôi miệng. Nguyên nhân vì chúng chứa nhiều hoạt chất có đặc tính mạnh, sử dụng không đúng liều lượng hoặc đúng cách có thể gây bỏng lưỡi và ảnh hưởng đến niêm mạc miệng. Do đó, để ngăn ngừa tinh trạng này xảy ra, người bệnh chỉ dùng đinh hương tươi và nhấm nháp từng chút một.
Trị hôi miệng tại nhà bằng vỏ bưởi
Vỏ bưởi chứa nhiều tinh dầu, có mùi thơm rất đặc trưng, hơn nữa vỏ bưởi có vị cay cũng giúp tiêu diệt vi khuẩn cực nhanh và hiệu quả.
Cách làm:
- Bước 1: Chuẩn bị một ít vỏ bưởi tươi, rửa sạch rồi đem phơi hoặc sấy khô.
- Bước 2: Thái vỏ bưởi thành các lát nhỏ, sau đó nhai trực tiếp và ngậm trong khoang miệng tầm 5 phút, lập tức các mảng bám và vi khuẩn gây mùi sẽ biến mất.
Để đạt hiệu quả tối ưu nhất, các bạn có thể lấy vỏ bưởi đun nước rồi súc miệng vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
Trị hôi miệng tại nhà bằng cam thảo
Cam thảo có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, có tác dụng khử mùi hôi miệng và mang lại hơi thở thơm mát.
Cách làm:
- Sử dụng tế tân, quất bì, quế tâm và cam thảo, mỗi vị 50 gram đem tán thành bột
- Sau đó hoàn viên với mật ong và táo nhục, mỗi viên hoàn khoảng 4 gram
- Cho tất cả thuốc vào lọ thủy tinh và bảo quản nơi khô thoáng để dành dùng dần
Mỗi ngày người bệnh uống 1 – 2 viên thuốc sau khi ăn, giúp cải thiện chứng hôi miệng hiệu quả.
Trị hôi miệng tại nhà bằng bột quế
Bột quế thường được áp dụng để loại bỏ các mùi hôi khó chịu như hôi chân, hôi giày, hôi nách và đặc biệt là hôi miệng. Bên cạnh đó, bột quế còn chứa chất kháng khuẩn rất tốt cho răng miệng, giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại và làm cho nướu chắc khỏe hơn.
Cách làm:
- Pha bột quế với nước ấm, sau đó khuấy đều lên.
- Dùng hỗn hợp này để súc miệng và ngậm trong khoang miệng vài phút là được.
Trị hôi miệng tại nhà bằng dầu dừa
Dầu dừa có tác dụng tiêu diệt và ngăn chặn vi khuẩn gây hôi miệng phát triển. Nếu sử dụng thường xuyên mỗi ngày sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu này.
Cách làm:
- Dùng 1 muỗng dầu dừa nguyên chất đem hâm ấm
- Sau đó dùng tay vuốt dầu dừa xung quanh miệng từ 5 – 10 phút rồi nhổ ra
- Dùng nước ấm súc lại miệng
Thực hiện đều đặn mỗi ngày để có kết quả điều trị hiệu quả
Trị hôi miệng tại nhà bằng giấm táo
Giấm táo là một sản phẩm của quá trình lên men tự nhiên. Thành phần của giấm táo có nhiều axit amin, axit axetic và một số loại axit khác. Chính những loại axit này sẽ giúp bạn đẩy lùi được mùi hôi khó chịu của vùng miệng.
Cách làm:
- Dùng 1 muỗng canh giấm táo pha cùng 1 cốc nước ấm rồi uống trước khi ăn, việc làm này vừa có lợi cho hệ tiêu hóa lại vừa chữa được chứng hôi miệng.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể uống 1 muỗng giấm táo sau mỗi bữa ăn cũng rất hiệu quả.
Trị hôi miệng tại nhà bằng muối Epsom
Muối Epsom là thành phần đáng chú ý nhất khi nhắc đến loại bỏ độc tố. Nguyên liệu này có đặc tính kháng khuẩn, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn miệng và giúp loại bỏ mùi hôi ở miệng khá tốt.
+ Nguyên liệu:
- Muối Epsom: 1 muỗng cà phê
- Nước ấm: 1 cốc 100 ml
Cách làm:
- Cho muối Epsom vào cốc nước ấm rồi dùng muỗng khuấy đều
- Sau khi đánh răng xong dùng nước này súc miệng
Nếu thường xuyên áp dụng cách trị hôi miệng tại nhà bằng muối Epsom, chỉ sau một thời gian ngắn mùi hôi ở miệng sẽ dần thuyên giảm và biến mất.
Trị hôi miệng tại nhà bằng chanh và sữa chua
Chanh có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên, đồng thời rất giàu vitamin C, giúp loại bỏ vi khuẩn gây mùi. Trong khi đó, các chủng khuẩn có lợi của sữa chua sẽ giúp phục hồi và cân bằng hệ vi sinh vật trong khoang miệng. Khi kết hợp sữa chua với chanh, chúng ta sẽ có được một phương pháp cải thiện và ngăn ngừa hôi miệng hiệu quả.
Cách làm:
- Chuẩn bị 2 thìa cà phê sữa chua không đường, sau đó trộn cùng 1 thìa cà phê nước cốt chanh.
- Bôi hỗn hợp này lên răng và giữ nguyên trong 5 – 7 phút rồi súc miệng lại thật sạch.
Với cách làm này, các bạn nên áp dụng 2 – 3 lần mỗi tuần để nhanh chóng có được kết quả như mong muốn.
Trị hôi miệng tại nhà bằng dầu mè
Cũng giống như dầu dừa, dầu mè có tác dụng làm sạch khoang miệng, đồng thời giúp bổ sung dưỡng chất cải thiện sức khỏe răng miệng. Bên cạnh đó, việc sử dụng dầu mè thường xuyên giúp ngăn ngừa mùi hôi ở miệng và làm trắng răng.
Cách làm:
- Dùng dầu mè vuốt dầu xung quanh trong miệng
- Sau đó vài phút nhổ ra và súc lại miệng bằng nước ấm
Thực hiện đều đặn vào mỗi buổi sáng để có kết quả chữa hôi miệng như mong muốn.
Trị hôi miệng tại nhà bằng lá bạc hà
Lá bạc hà có tính mát, mùi thơm dễ chịu cùng với đó là khả năng sát khuẩn cực tốt. Đây cũng chính là lý do vì sao bạc hà thường là thành phần của các loại kem đánh răng hay các loại kẹo sing-gum.
Cách làm:
- Bạn có thể nhai trực tiếp lá bạc hà hoặc kết hợp chúng với các món ăn thường ngày.
- Còn nếu không ăn được trực tiếp, bạn có thể cho bạc hà vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn,
- Sau đó lọc lấy nước và pha cùng nước ấm để súc miệng.
- Kiên trì thực hiện trong 2 – 3 ngày, bạn sẽ thấy được những hiệu quả rõ rệt.
Trị hôi miệng tại nhà bằng tinh dầu tràm
Sử dụng tinh dầu tràm là một cách đẩy lùi hôi miệng vô cùng hiệu quả. Lý do là bởi tinh dầu tràm có khả năng kháng khuẩn rất tốt, đồng thời nó cũng giúp loại bỏ vi khuẩn gây mùi.
Cách làm:
- Bạn có thể nhỏ 1 – 2 giọt tinh dầu vào bàn chải đánh răng,
- Sau đó vệ sinh răng hằng ngày.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thử kết hợp tinh dầu tràm với bạc hà để súc miệng nhé, kết quả sẽ khá bất ngờ đấy.
Trị hôi miệng tại nhà bằng lá mùi tàu
Mùi tàu có vị the, hơi hắc, có tác dụng thanh uế, mạnh tỳ vị, giải khí trướng, đồng thời kích thích tiêu hóa. Vì thế, nếu nguyên nhân gây hôi miệng của bạn là do dạ dày thì có thể sử dụng loại lá này để điều trị.
Cách làm:
- Bạn có thể dùng một nắm lá mùi tàu, rửa sạch,
- Sau đó đun lấy nước đặc để súc miệng hằng ngày.
Lưu ý:
Bên cạnh các cách chữa bệnh hôi miệng bằng phương pháp dân gian nêu trên, người bệnh cũng nên lưu ý vài điểm sau:
- Nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đồng thời không nên quên vệ sinh lưỡi. Bởi vi khuẩn bám trên lưỡi cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh hôi miệng. Để vệ sinh răng miệng, bệnh nhân có thể chọn các sản phẩm có chất làm mát hơi thở và loại bỏ mùi hôi như kem đánh răng có chứa dầu cây trà, dầu khuynh diệp,… Ngoài ra cũng có thể sử dụng nước súc miệng trị liệu
- Dùng chỉ nha khoa thay thế tăm để loại bỏ mảng bám còn sót lại trên răng và giúp ngăn ngừa hôi miệng
- Sau khi vệ sinh nên súc lại miệng bằng nước muối pha loãng nhằm giúp tiêu diệt và ngăn ngừa chứng hôi miêng
- Nên hạn chế ăn đồ ăn ngọt hoặc thực phẩm nặng mùi như hành và tỏi, vì chúng để lại mùi hôi khó chịu
Chúng tôi hi vọng, với những cách Điều Trị Hôi Miệng Dứt Điểm Tại Nhà trên đây, bạn sẽ nhanh chóng có thể lấy lại được hơi thở thơm mát và sự tự tin vốn có. Hội Buôn Chuyện chúc bạn thành công và có hơi thở thơm mát!
Để lại một bình luận