Tại sao lại phải hun trùng hàng hóa xuất nhập khẩu?
Có rất nhiều lý do “bắt buộc’ chúng ta phải thực hiện việc hun trùng hàng hóa xuất nhập khẩu và dưới đây là những lý do chính:
– Hàng hóa xuất nhập khẩu trên đường biển thường trải qua hành trình dài (từ Việt Nam đi châu Âu mất khoảng 34-45 ngày, từ Việt Nam đi các nước châu Á mất 7-14 ngày). Hàng hóa được đóng kín trong container, các container xếp chồng và san sát nhau, cộng với độ ẩm từ nước biển và mưa bão luôn luôn có khiến nấm mốc và côn trùng dễ sinh sôi và phát triển, hàng hóa bên trong rất dễ bị ẩm mốc.
– Những nhóm hàng chính xuất khẩu từ Việt Nam như hàng nông sản (gạo, chè, hạt điều, cà phê…) hay hàng gỗ (bàn ghế thủ công mỹ nghệ, đồ trang trí…), hàng mây tre lá… hoặc các mặt hàng bất kỳ nhưng có thùng, kiện đóng gói bằng gỗ (như phụ tùng máy móc, hàng nhựa, hàng bao bì…) trong quá trình vận chuyển rất dễ phát sinh mối mọt, ẩm mốc. Vì vậy, chúng ta cần hun trùng xử lý bề mặt để đảm bảo an toàn cho hàng hóa và an toàn cho môi trường xung quanh.
– Ngoài ra, hiện nay các nước Châu Âu, Mỹ, Úc… đều áp dụng quy định kiểm dịch hàng hóa, an toàn môi trường gắt gao và nghiêm ngặt. Nếu hàng nhập khẩu không đáp ứng được yêu cầu này sẽ bị trả lại và thậm chí có thể bị phạt tiền hoặc cấm nhập khẩu vào nước đó. Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp các công ty Việt Nam gặp phải vấn đề này. Trong trường hợp công ty xuất khẩu quên hun trùng hàng hóa tại Việt Nam thì có thể xử lý bằng cách thuê công ty dịch vụ khử trùng hàng hóa tại các cảng chuyển tải và đương nhiên chi phí cũng không hề nhỏ.
Việc hun trùng hàng hóa được thực hiện như thế nào?:
Quy trình hun trùng hàng hóa thường rất đơn giản và không hề tốn nhiều thời gian. Ví dụ như đối với phương pháp đóng hàng rất phổ biến hiện nay là pallet gỗ, công ty hun trùng sẽ phun qua thuốc lên pallet gỗ và đóng dấu xác nhận hun trùng như hình ở dưới:
Bạn đang đọc: Giấy xác nhận hun trùng Certificate of Fumigation
Ngoài ra, sau khi đóng xong container, cửa cont kín, công ty hun trùng sẽ thêm một lần nữa phun truốc vào trong container qua chỗ đầu cao su ở trên cửa container. Thông thường một container 40ft mất từ 3-4 lọ thuốc, container 20ft mất 2 lọ thuốc phun. Các bạn lưu ý thuốc này rất độc nên không nên đứng gần container lúc container đang được xử lý phun thuốc..
Bộ chứng từ cần thiết để được cấp chứng thư khử trùng:
– Hóa đơn thương mại: Commercial Invoice. Xem tại đây
– Phiếu đóng gói: Packing List. Xem tại đây
– Vận đơn đường biển: Bill of Lading Xem tại đây
Thời gian cấp chứng thư khử trùng: Trong vòng 1-2 ngày kể từ khi phun thuốc và gửi đủ bộ chứng từ trên.
Xem thêm: Spectre Dc Là Ai
Mẫu Fumigation thực tế và nội dung trên chứng thư khử trùng
Dưới đây là một chứng từ khử trùng mẫu
– Description of goods: Mô tả hàng hóa – Nội dung giống với trên invoice và vận đơn
– B/L No: Số vận đơn
– Weight: Trọng lượng
– Quantity: Số lượng hàng hóa
– Means of conveyance: Tên phương tiện vận chuyển
– Has been fumigated with: Được khử trùng với thuốc gì (Methyl Bromide)
– Dosage: Liều lượng (48gr/m3)
– Duration of exposure: Thời gian thuốc ngấm (48 giờ ở 25 độ C)
– Place of fumigation: Địa điểm khử trùng (Có thể ở nhà máy nơi đóng cont hoặc khử trùng tại bãi gần cảng Hải Phòng)
– Date fumigated: Ngày khử trùng (ngày đóng cont hàng xuất khẩu, thông thường trước ETD vài ngày)
– Consignee: Người nhận hàng (Buyer)
– Số cont/seal
Kết luận: Khi xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đi các nước, đặc biệt các nước Châu Âu, đối với nhiều mặt hàng đặc thù, nhà xuất khẩu cần lưu ý đến việc khử trùng hàng hóa hoặc pallet, kiện gỗ đóng hàng ở ngoài. Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ này với chi phí thấp và quy trình xử lý nhanh chóng, tiện lợi. Chúng ta có thể tránh được những rủi ro không mong muốn và tạo tiền đề tốt cho những lần xuất khẩu sau.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết. Like fanpage để nhận bài viết mới. Chúc bạn luôn thành công xuất sắc trong đời sống và sự nghiệp .
Source: http://wp.ftn61.com
Category: Hỏi Đáp
Để lại một bình luận