Tóm tắt nội dung bài viết
- Làm thế nào để bé 5 tuổi tăng cân
- Bé 5 tuổi suy dinh dưỡng
- Dấu hiệu của suy dinh dưỡng
- Như vậy bạn có thể theo dõi theo chỉ số:
- Theo tiêu chuẩn cân nặng trung bình của WHO thì:
- Nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng
- Suy dinh dưỡng nguy hiểm đối với sự phát triển của trẻ
- Hệ miễn dịch
- Chậm phát triển thể chất
- Ảnh hưởng đến trí tuệ
- Nguy cơ tử vong
- Mẹo giúp bé 5 tuổi tăng cân
- 1.Tăng cảm giác ngon miệng
- 2.Tăng dinh dưỡng
- 3. Ăn đúng bữa, đúng giờ
- 4. Tạo không khí vui vẻ cho bữa ăn
- 5. Hoạt động thể chất thường xuyên
Làm thế nào để bé 5 tuổi tăng cân
Làm thế nào để bé 5 tuổi tăng cân? So với 2-3 năm đầu đời thì trẻ 5 tuổi có sự phát triển chậm hơn. Do đó, chế độ ăn uống trong giai đoạn này đóng vai trò rất quan trọng, trong việc giúp trẻ cải thiện tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng – nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhẹ cân, thấp còi. Nếu bạn cũng đang đau đầu với vấn đề cân nặng của bé, hãy thử áp dụng những thực đơn cho bé 5 tuổi tăng cân dưới đây của Hội Buôn Chuyện nhé!
Bé 5 tuổi suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng là sự thiếu hụt protein hoặc các vi chất dinh dưỡng, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tình trạng này xảy ra do trẻ ăn kém, ăn thiếu chất hoặc do bệnh tật gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cơ thể. Suy dinh dưỡng có 2 thể là suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và suy dinh dưỡng thể thấp còi.
– Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: là trẻ có cân nặng dưới giới hạn bình thường theo tuổi và giới, thường phản ánh tình trạng thiếu chất ở trẻ trong thời gian không quá dài.
– Suy dinh dưỡng thấp còi: là tình trạng trẻ không đạt được chiều cao theo độ tuổi, giới. Đây là thể suy dinh dưỡng mãn tính, phản ánh sự tích lũy lâu dài quá trình suy dinh dưỡng hoặc nhiễm khuẩn lặp đi lặp lại, và các thiếu hụt khác kéo dài qua nhiều thế hệ.
Suy dinh dưỡng là sự thiếu hụt protein hoặc các vi chất dinh dưỡng trong cơ thể trẻ trong giai đoạn từ 2 đến 5 tuổi.
Dấu hiệu của suy dinh dưỡng
Trẻ suy dinh dưỡng sẽ có nhiều cách nhận biết tùy theo mức độ. Biểu hiện dễ nhận biết nhất là trẻ chậm tăng cân hơn so với cân nặng dự kiến, hoặc nặng hơn là đứng cân hay sụt cân. Trẻ không đạt được cân nặng và chiều cao bình thường theo tuổi, giới. Ngoài ra, trẻ còn có thể có các biểu hiện như làn da trở nên nhợt nhạt, hay quấy khóc, ngủ không sâu giấc, mệt mỏi, lừ đừ, dễ bệnh vặt. Với trẻ ở tuổi đi học có thể học tập sa sút.
Để nhận biết chính xác hơn thì cách tốt nhất bạn nên tiến hành kiểm tra cân nặng cho trẻ: mỗi 3 tháng/lần với trẻ bình thường và mỗi tháng 1 lần với trẻ có dấu hiệu suy dinh dưỡng. Sau mỗi lần cân đo, bạn cần lưu lại số ký trên biểu đồ tăng trưởng theo giới tính ở trẻ, quan sát chỉ số để biết trẻ suy dinh dưỡng hay không.
Với tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi, bé bị chậm phát triển chiều cao so với độ tuổi, giới tính. Chiều cao chỉ đạt dưới 90% so với mức tiêu chuẩn thì lúc đó trẻ đang có nguy cơ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.
Trung bình, chiều cao của trẻ khỏe mạnh lúc mới sinh ở mức khoảng 50cm, trong 3 tháng đầu, mỗi tháng bé sẽ tăng thêm 3cm, và trung bình khoảng 2cm các tháng tiếp theo.
Như vậy bạn có thể theo dõi theo chỉ số:
– 1 tuổi: chiều cao gấp rưỡi lúc mới sinh, khoảng 75 cm.
– 2 tuổi: khoảng 85 cm.
– 4 tuổi: khoảng 100cm.
– 4 – 10 tuổi: tăng đều mỗi năm khoảng 5 – 6 cm.
Ở thể suy dinh dưỡng này, bạn sẽ có thể phát hiện dựa vào cân nặng của trẻ. Nếu trẻ không tăng trưởng như mức dự kiến, có thể nói là thấp hơn so với cân nặng chuẩn khoảng 20%, thì khả năng rất cao là trẻ đang gặp phải tình trạng suy dinh dưỡng này.
Theo tiêu chuẩn cân nặng trung bình của WHO thì:
– 1 tháng tuổi: bé trai 4,5kg, bé gái là 4,2kg.
– 3 tháng tuổi: bé trai 6,4kg, bé gái 5,8 kg.
– 5 tháng tuổi: bé trai 7,5 kg, bé gái 6,9 kg.
– 7 tháng tuổi: bé trai 8,3 kg, bé gái 7,6 kg.
– 9 tháng tuổi: bé trai 8,9 kg, bé gái 8,2 kg.
– 12 tháng tuổi: bé trai 9,6 kg, bé gái 8,9 kg.
– 24 tháng tuổi: bé trai 12,2 kg, bé gái 11,5 kg.
Đây được coi là thể suy dinh dưỡng thường gặp nhất. Nguyên nhân hầu hết là do lượng thức ăn bổ sung không phù hợp cho cơ thể trẻ, hoặc trẻ cai sữa mẹ quá sớm. Hay cũng có thể do tình trạng vệ sinh quá kém dẫn đến hệ tiêu hóa không được ổn định,…
Để khắc phục tình trạng này, bạn nên xây dựng thực đơn cho bé 2 tuổi đến 5 tuổi suy dinh dưỡng hoặc thực đơn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng nhằm giúp bé được bổ sung các dưỡng chất một cách tốt nhất.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng dựa trên chiều cao, cân nặng và độ tuổi theo những tiêu chí chuẩn của WHO
Nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng
1. Thực đơn không đủ dưỡng chất
Trẻ bị suy dinh dưỡng đến từ nhiều nguyên nhân, trong đó việc cung cấp chất dinh dưỡng không đúng cách và không cân đối thực đơn là một trong những nguyên nhân chủ yếu. Do vậy, mẹ cần đảm bảo bữa ăn của bé được cung cấp đầy đủ chất đạm, canxi, vitamin và khoáng chất để bé không bị còi xương. Ngoài ra, mẹ nên nhớ rằng với mỗi độ tuổi khác nhau, trẻ sẽ cần năng lượng khác nhau. Chẳng hạn như thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng sẽ khác hoàn toàn so với thực đơn cho trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng 5 tuổi.
2. Bị bệnh
Ngoài việc ăn uống, bệnh còi xương và suy dinh dưỡng cũng thường thấy ở những trẻ ít ngủ, lười vận động hoặc trẻ có tiền sử mắc bệnh nhiễm trùng.
Thêm vào đó, việc ép trẻ ăn quá nhiều trong bữa ăn hoặc ép trẻ ăn những món ăn mà bé không thích cũng làm ảnh hưởng đến tâm lý của bé. Điều này khiến trẻ dễ mắc bệnh đường ruột hơn, cũng như cảm thấy sợ ăn hơn những đứa trẻ được tự do ăn uống.
Thường xuyên kiểm tra cơ thể trẻ để biết trẻ có bệnh trong người hay không và điều chỉnh chế độ ăn đầy đủ và dinh dưỡng phù hợp cho trẻ
Suy dinh dưỡng nguy hiểm đối với sự phát triển của trẻ
-
Hệ miễn dịch
Suy dinh dưỡng sẽ khiến cơ thể thiếu một số vi chất (kẽm, sắt, Vitamin,…) làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ, từ đó khiến cho trẻ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, nhất là nhiễm trùng, viêm đường hô hấp, đường ruột,… Chính vì vậy, bạn cần chú ý khâu vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh nhằm hạn chế các vi khuẩn gây bệnh cho trẻ.
Cơ thể sống nếu thiếu hụt sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, số lượng hồng cầu giảm… thiếu Vitamin có thể dẫn đến các bệnh về da (đổi màu da,…).
Riêng cần lưu lý nếu trong thực đơn cho bé 3 tuổi suy dinh dưỡng thiếu lượng protein trầm trọng sẽ dẫn đến các triệu chứng tóc gãy rụng, đổi màu, bụng phình to,… việc này dễ dẫn đến tử vong ở trẻ do thiếu hụt protein cấp tính.
-
Chậm phát triển thể chất
Suy dinh dưỡng khiến cho cơ thể trẻ không hấp thu đủ các chất dinh dưỡng, kéo theo các hệ cơ quan của cơ thể phát triển chậm lại, bao gồm của cả hệ cơ xương.
Đặc biệt, tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn nếu trẻ đã sớm mắc phải suy dinh dưỡng ngày từ lúc còn trong bụng mẹ, hoặc trước khi bé được 3 tuổi. Nếu bị suy dinh dưỡng trong giai đoạn dậy thì, trẻ sẽ không thể phát triển chiều cao tối đa của cơ thể.
-
Ảnh hưởng đến trí tuệ
Suy dinh dưỡng sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt cả những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ như chất béo, chất đường, iot, sắt, DHA, Taurine… Các trẻ suy dinh dưỡng thường có khả năng học tập kém hơn do chậm phát triển trí lực, từ đó tăng nguy cơ bỏ học.
-
Nguy cơ tử vong
Suy dinh dưỡng khiến cho hệ miễn dịch suy yếu, tạo môi trường thuận lợi để các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy… xâm nhập vào cơ thể trẻ. Các bé mắc bệnh khiến cho khả năng ăn uống kém, trong khi cơ thể cần được cung cấp năng lượng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có đến 54% trường hợp tử vong của trẻ dưới 5 tuổi liên quan đến thiếu dinh dưỡng ở mức độ vừa và nặng.
Mẹo giúp bé 5 tuổi tăng cân
1.Tăng cảm giác ngon miệng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc cơ thể trẻ thiếu các chất như: Kẽm, lysine, sắt, các loại Vitamin nhóm B… sẽ làm bé thiếu hụt chất dinh dưỡng, kém hấp thụ dẫn đến tình trạng biếng ăn. Vì vậy, để bé hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn và tăng cảm giác ngon miệng, mẹ cần bổ sung cho bé nhóm thực phẩm chứa chất dinh dưỡng như:
– Nhóm thực phẩm chứa kẽm: Thịt gà, hải sản, ngũ cốc, các loại hạt…
– Nhóm thực phẩm chứa sắt: Mật ong, trứng, khoai lang, gan và pate…
– Nhóm thực phẩm chứa lysine: Cá, các loại thịt đỏ, phomai, lòng đỏ trứng…
– Nhóm thực phẩm chứa Vitamin B: Súp lơ, nấm, đậu, bí đỏ…
2.Tăng dinh dưỡng
Mẹ đừng bắt ép bé ăn quá nhiều vì sẽ tăng cảm giác sợ hãi ở trẻ. Khi đó, trẻ không còn muốn ăn, lâu dần sinh tâm lý sợ ăn, khiến trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi. Để khắc phục tình trạng này mẹ nên quan tâm đến chất lượng hơn là số lượng. Mẹ nên khéo léo bổ sung thêm chất dinh dưỡng vào khẩu phần ăn của bé để vừa đảm bảo năng lượng và chất dinh dưỡng vừa kích thích bé ăn ngon miệng. Mẹ có thể áp dụng những cách sau:
– Thêm phô mai, bơ vào các món cháo hay món xào để tăng hương vị, độ ngậy và bổ sung nhiều chất dinh dưỡng.
– Thêm một chút dầu/mỡ vào món ăn cũng là cách giúp bé tăng cường năng lượng, tăng cân khỏe mạnh.
– Thêm sữa chua hay nước trái cây giúp cung cấp vitamin cần thiết cho bé,bổ sung các lợi khuẩn có lợi cho đường ruột của bé.
3. Ăn đúng bữa, đúng giờ
Việc bé ăn không kiểm soát, ăn vặt không đúng bữa cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng bé biếng ăn, chán ăn, sụt cân. Vì thế, mẹ nên cố gắng rèn luyện cho bé ăn theo đúng thời gian biểu và không cho bé bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng. Mẹ nên xen kẽ các bữa chính là phụ vào khung giờ hợp lý với những món tươi mát, dễ tiêu hóa như sữa chua, trái cây, váng sữa…
Đến gần bữa ăn chính không nên cho bé ăn vặt hay uống nhiều nước trái cây bởi điều này sẽ khiến bé “ngang dạ” không còn hứng thú với bữa chính dẫn đến bỏ ăn và ăn không ngon miệng.
4. Tạo không khí vui vẻ cho bữa ăn
Nếu trong bữa ăn bé cảm thấy nhàm chán hoặc bé thường xuyên bị phạt khi biếng ăn sẽ sinh tâm lý chán ăn và không muốn ăn nhiều. Mẹ hãy kiên nhẫn với trẻ, dạy cho trẻ hiểu rằng ăn uống là một việc quan trọng nhưng không kém phần thú vị. Mẹ hãy tắt TV đi để bé có thể tập trung ăn uống, cũng không nên dùng điện thoại, ipad để dỗ bé ăn vì sẽ tạo thói quen xấu cho bé. Thay vào đó, tạo không khí vui vẻ cho bữa ăn của bé bằng cách để con tự xúc hay ngồi ăn cùng cả gia đình để tăng thêm sự ấm áp, đoàn kết.
5. Hoạt động thể chất thường xuyên
Thói quen cho bé vận động tập thể dục thể thao giúp bé có cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, tăng sức bền và sức đề kháng cho bé. Ngoài ra việc vận động thường xuyên còn giúp cho bé tiêu hao năng lượng, có cảm giác thèm ăn, bé sẽ ăn nhiều hơn và hấp thu chất dinh dưỡng dễ dàng hơn.
Vì vậy mẹ hãy chọn cho bé những bài tập, trò chơi phù hợp lứa tuổi của bé với cường độ vừa phải Mẹ hãy để bé được vận động thường xuyên.
Với những thông tin về việc làm thế nào để bé 5 tuổi tăng cân cũng như những lời khuyên về ngủ nghỉ, sinh hoạt trên đây của Hội Buôn Chuyện, hy vọng sẽ có ích cho mẹ trong việc cải thiện – phục hồi cân nặng, cho bé yêu nhanh chóng bắt kịp đà tăng trưởng cùng các bạn.
Để lại một bình luận