Tăng huyết áp là một trong những căn bệnh phố biến. Nếu không được điều trị tốt, bệnh có thể gây ảnh hưởng xấu như đau tim, đột quỵ, thậm chí là tử vong. Bên cạnh phương pháp sử dụng thuốc, điều trị không dùng thuốc cũng góp phần trong kiểm soát huyết áp cho bệnh nhân.
Tóm tắt nội dung bài viết
- 1. Tăng huyết áp là gì?
- 2. Ý nghĩa của chỉ số huyết áp
- 3. Những yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp
- 4. Triệu chứng của bệnh tăng huyết áp
- Những cách kiểm soát huyết áp không cần dùng thuốc
- Tập thể dục thường xuyên
- Nạp nhiều kali và ít natri
- Quản lý mức độ căng thẳng
- Cắt giảm lượng caffeine
- Chế độ ăn lành mạnh
- Kiểm tra huyết áp tại nhà thường xuyên
- Hạn chế việc uống bia rượu
- Tránh các sản phẩm từ thuốc lá và khói thuốc thụ động
- Cắt giảm cafein
- Sự hỗ trợ của người thân
1. Tăng huyết áp là gì?
Tăng huyết áp bệnh lý mạn tính, xảy ra khi áp lực máu tác động lên các thành mạch cao hơn bình thường.
Huyết áp được biểu thị với hai thông số, ví dụ: 120/80 mmHg. Con số cao hơn (được gọi là huyết áp tâm thu – HATT) là thước đo áp lực bên trong động mạch khi tim đang bơm máu. Con số thấp hơn (được gọi là huyết áp tâm trương – HATTr) là thước đo áp lực bên trong các động mạch khi tim đang nghỉ ngơi giữa các nhịp đập.
Huyết áp thường được đo bằng milimét thủy ngân (kí hiệu là mmHg). Khi bạn bị tăng huyết áp thì một trong hai chỉ số hoặc thậm chí là cả hai chỉ số đều cao hơn so với mức bình thường.
2. Ý nghĩa của chỉ số huyết áp
Chỉ số của cao huyết áp thường được phân loại như sau:
- Huyết áp tối ưu: HATT < 120 mmHg và HATTr < 80 mmHg
- Tiền tăng huyết áp: HATT > 120-139 mmHg và/hoặc HATTr > 80-89 mmHg
- Tăng huyết áp độ 1: HATT 140-159 mmHg và/hoặc HATTr 90-99 mmHg
- Tăng huyết áp độ 2: HATT 160–179 mmHg và/hoặc HATTr 100-109 mmHg
- Tăng huyết áp độ 3: HATT ≥ 180 mmHg và/hoặc HATTr ≥ 110 mmHg
Khuyến cáo đích điều trị cho tất cả bệnh nhân tăng huyết áp <140/90mmHg, nếu dung nạp tốt điều trị thì xem xét đích < 130/80 mmHg cho đa số bệnh nhân.
3. Những yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp
Một số yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp, bao gồm:
- Tuổi: tuổi tác càng cao thì càng dễ bị mắc cao huyết áp
- Giới tính: nam > nữ
- Chủng tộc: người Mỹ gốc Phi có nhiều khả năng bị cao huyết áp hơn những chủng tộc khác.
- Tiền sử gia đình có người thân mắc tăng huyết áp sớm
- Tiền sử gia đình bị bệnh tim mạch sớm (nam < 55, nữ < 65)
- Mãn kinh sớm
- Đái tháo đường
- Tăng cholesterol
- Tăng acid uric
- Thừa cân hoặc béo phì
- Hút thuốc lá (đang hút hay đã hút)
- Sử dụng chất kích thích như bia, rượu
- Tiêu thụ quá nhiều muối
- Mắc chứng ngưng thở khi ngủ
- Thường xuyên bị căng thẳng
4. Triệu chứng của bệnh tăng huyết áp
Có thể nói, tăng huyết áp là “kẻ giết người thầm lặng” bởi đại đa số những người bị tăng huyết áp đều không biết họ mắc căn bệnh này cho đến khi gặp phải một số biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ hoặc đau tim. Thông thường, chỉ có thể phát hiện huyết áp cao thông qua việc đo huyết áp thường xuyên.
Tăng huyết áp có thể khiến bạn gặp phải các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt hoặc tầm nhìn bị ảnh hưởng. Nếu tăng huyết áp trong một thời gian dài thì có thể nhận thấy những thay đổi do biến chứng của nó gây ra.
Dưới đây là một số biến chứng có thể xảy ra do bệnh tăng huyết áp, cụ thể là:
- Đau tim, đột quỵ: tăng huyết áp làm xơ cứng và dày thành mạch, có thể dẫn đến cơn đau tim, đột quỵ hoặc các biến chứng khác
- Chứng phình động mạch: huyết áp tăng khiến thành mạch yếu đi và phình ra, hình thành chứng phình động mạch. nếu mạch máu bị vỡ có thể đe dọa đến tính mạng.
- Suy tim: Để bơm máu chống lại áp lực cao ở thành mạch, tim của bạn phải hoạt động nhiều hơn, dẫn đến phì đại thất trái. Khi cơ tim dày lên sẽ khó bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, điều này có thể dẫn đến suy tim
- Suy thận do nguy cơ thu hẹp động mạch thận khi tăng huyết áp
- Xuất huyết võng mạc
- Hội chứng chuyển hoá: Hội chứng này bao gồm một nhóm các rối loạn chuyển hoá của cơ thể bạn, bao gồm: tăng vòng eo, tăng triglycerides, giảm HDL-C (cholesterol tốt), nồng độ insulin cao. Những rối loạn này khiến bạn dễ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim, đột quỵ
- Biến chứng não: Các động mạch bị thu hẹp khiến máu khó lưu thông đến não, dẫn đến đột quỵ, xuất huyết não, nhồi máu não, chứng mất trí nhớ.
Những cách kiểm soát huyết áp không cần dùng thuốc
Tập thể dục thường xuyên
Nạp nhiều kali và ít natri
Quản lý mức độ căng thẳng
Cắt giảm lượng caffeine
Chế độ ăn lành mạnh
Ăn một chế độ ăn giàu ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau , các sản phẩm từ sữa ít chất béo bão hòa và cholesterol sẽ làm giảm huyết áp của bạn tới 14 mmHg.
Không dễ dàng thay đổi thói quen ăn uống với những lời khuyên này, bạn có thể áp dụng một chế độ lành mạnh hơn:
· Viết sổ tay thực phẩm: hãy ghi chép cẩn thận những gì bạn đã ăn hàng ngày, hàng tuần và theo dõi về loại thực phẩm, số lượng, thời điểm.
· Xem xét để bổ sung kali cho cơ thể. Kali có thể làm giảm những tác động của natri lên huyết áp.
Nguồn thực phẩm chứa nhiều kali là trái cây và rau quả.
· Hãy là người mua sắm thông minh. Lên danh sách mua sắm trước khi đến siêu thị để tránh việc chọn đồ ăn vặt không có lợi.
Đọc nhãn thực phẩm trước khi mua và làm đúng theo kế hoạch ăn uống lành mạnh nhất.
Kiểm tra huyết áp tại nhà thường xuyên
Hạn chế việc uống bia rượu
Với số lượng nhỏ, rượu có khả năng làm giảm huyết áp của bạn từ 2-4 mmHg.
Nhưng nếu bạn uống nhiều hơn, rượu thực sự có thể làm tăng huyết áp đồng thời làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị huyết áp cao.
· Theo dõi và kiểm soát việc uống bia rượu. Nếu uống nhiều hơn 355ml bia hay 148ml rượu vang, đã đến lúc bạn cần giảm bớt.
· Cân nhắc việc giảm dần bia rượu. Nếu là một người nghiện rượu nặng, đột nhiên loại bỏ thức uống này có thể gây ra cao huyết áp nặng trong vài ngày. Vì vậy, khi bạn ngừng uống, hãy giảm dần lượng rượu uống vào trong 1-2 tuần.
· Không uống quá say. Say rượu hay uống nhiều loại cùng lúc – có thể gây tăng huyết áp đột ngột, ngoài các vấn đề sức khỏe khác.
Tránh các sản phẩm từ thuốc lá và khói thuốc thụ động
Chất nicotin trong thuốc lá có thể làm tăng huyết áp của bạn tới10 mmHg trong một giờ sau khi bạn hút thuốc. Hút thuốc trong suốt cả ngày có nghĩa là huyết áp của bạn sẽ liên tục cao.
Cắt giảm cafein
Uống thức uống chứa cafein có thể tạm thời gây ra sự tăng vọt cho huyết áp của bạn nhưng chưa được kiểm nghiệm rõ ràng.
Để kiểm chứng, hãy đo huyết áp của bạn trong vòng 30 phút sau khi uống một tách cà phê hoặc một đồ uống có chứa cafein. Nếu áp lực của máu tăng lên từ 5-10 điểm, cafein rõ ràng ảnh hưởng đến huyết áp của bạn.
Sự hỗ trợ của người thân
Hãy nói chuyện với gia đình và bạn bè về sự nguy hiểm của bệnh cao huyết áp.
Họ có thể khuyến khích bạn chăm sóc bản thân, đưa bạn đến khám hoặc tham gia vào một chương trình tập thể dục cùng bạn để giữ ổn định huyết áp.
Để lại một bình luận