Nếu ôn thi khối D đúng cách, đúng phương pháp thì việc học vừa trở nên nhẹ nhàng vừa mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều lần. Hãy bỏ túi những bí kíp được Hội Buôn chuyện chia sẻ trong bài viết dưới đây để đạt điểm cao trong kỳ thi quan trọng sắp tới.
Tóm tắt nội dung bài viết
- Cách học tốt Khối D
- Nắm vững kiến thức trong SGK
- Ghi nhớ kiến thức một các hệ thống- khoa học
- Làm bài tập, luyện giải đề thường xuyên
- Học theo chuyên đề – chủ đề
- Sử dụng sơ đồ tư duy
- Nhảy vọt điểm số các môn
- Đối với môn Toán:
- Đối với môn tiếng Anh:
- Đối với môn ngữ Văn:
- Bí quyết ôn thi đại học khối D
- Chọn không gian học
- Ghi nhớ
- Không coi thường sách giáo khoa
- Tập trung cao độ
- Ôn thi khối D theo nhóm
- Lập kế hoạch và mục tiêu cụ thể
- Tạo ghi chú nhỏ
- Tưởng tượng
- Tự học quan trọng hơn cả
- Thời gian học
- Nội dung khác
Cách học tốt Khối D
Trong những năm trở lại đây, khối D là khối được học sinh lựa chọn để thi đại học, cao đẳng chiếm số lượng đông nhất. Bởi vì, khối D có nhiều ngành nghề “hot” và có tiềm năng phát triển lớn, đặc biệt là những bộ môn ở khối D (Toán, Văn, Anh) là tổ hợp môn được xem là gần với các em học sinh nhất, là 3 môn chính (trong kỳ thi tuyển sinh hay thi tốt nghiệp đều có 3 bộ môn này).
Những điều cần biết khi thi khối D
Nắm vững kiến thức trong SGK
Các kiến thức, câu hỏi và bài tập của khối D chủ yếu nằm trong SGK của lớp 10, 11, 12. Các bạn hãy nắm vững kiến thức trong SGK trước, trước khi học sách nâng cao và sách tham khảo. Phần lớn kiến thức từ cơ bản đến nâng cao đều nằm trong SGK đấy, các bạn đừng xem thường nó nhé. Vì vậy, để đạt được kết quả học tập các môn trong khối D, các bạn phải nắm thật chắc các kiến thức cơ bản trong SGK, các bạn chỉ cần tổng hợp lại tất cả kiến thức, ôn luyện và giải bài tập thường xuyên để vận dụng tốt kiến thức vào các kỳ thi.
Ghi nhớ kiến thức một các hệ thống- khoa học
Khối D là khối tổ hợp môn gồm môn nằm trong nhóm tự nhiên, nhóm xã hội và ngoại ngữ (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh). Các bạn ôn thi khối D có một lợi thế là 3 môn này là 3 môn chính trong tất cả các lớp, từ tiểu học cho đến cấp 3. Tổ hợp môn này đòi hỏi các bạn vừa phải tư duy, vừa có khả năng ghi nhớ và nhạy bén. Vì vậy, các bạn hãy sử dụng phương pháp học này để ghi nhớ một cách có hệ thống và logic hơn. Phương pháp này các bạn có thể sử dụng cho môn Văn.
Lập dàn ý: trước tiên, các bạn nên đọc lướt qua toàn bộ bài văn hay đoạn văn. Sau đấy tóm tắt và đưa ra những ý chính và dàn ý cho mình, cần có những ý lớn, ý nhỏ, tiêu đề nhỏ…
Đọc nhẩm các ý bằng mắt và trong đầu: từ những ý chính bạn mới liệt kê ra, từ những ý chính đó bạn hãy phân tích và đưa ra những nội dung từ những ý chính đó.
Ghi nhớ chúng bằng cách ghi ra giấy: sau khi làm những bước như vậy, trong đầu bạn đã có những kiến thức vừa học. Hãy tổng hợp và ghi nó ra giấy bằng trí nhớ của mình. Sau đấy đối chiếu lại. Như vậy sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn.
Làm bài tập, luyện giải đề thường xuyên
Người ta thường nói, học tập phải đi đôi với thức hành, điều này quả không sai phải không các bạn. Việc luyện giải bài tập giúp các bạn nhớ kiến thức lý thuyết lẫn các cách giải và dạng bài tập khác nhau. Các bạn nên tìm những đề thi, các dạng bài tập, cấu trúc đề thi từ những năm trước và hãy làm chúng. Mỗi năm sẽ có những dạng đề thi và cấu trúc thi khác nhau, các bạn hãy ghi chép lại, tìm hiểu và giải các dạng đề thi đó. Cứ như vậy nhiều lần, các bạn sẽ nắm được tất cả các dạng bài tập, các dạng đề qua các năm. Vì thế, cho dù vào phòng thi, bạn cầm đề trên tay bạn vẫn tự tin và biết được đó là dạng đề như thế nào.
Học theo chuyên đề – chủ đề
Đối với bất kỳ môn nào, không riêng gì những môn trong khối D. Các môn này đều có chuyên đề bài tập, chuyên đề giúp các bạn một phần hệ thống được kiến thức và nắm được các cách làm bài và giải bài tập của từng bài học. Khi các bạn gặp bất kỳ một câu hỏi hay dạng bài tập nào, thì các bạn cũng có thể vận dụng được các kiến thức mà các bạn học được trong chuyên đề.
Sử dụng sơ đồ tư duy
Phương pháp được các bạn học sinh và thầy cô luôn áp dụng và dạy học, và học tập tất cả các môn học. Sơ đồ tư duy giúp các bạn hệ thống được kiến thức, tăng khả năng ghi nhớ, tăng khả năng phân tích và kiệt kê. Phương pháp này vô cùng hữu ích đối với mọi người.
Nhảy vọt điểm số các môn
Dưới đây là kinh nghiệm ôn thi đại học từng được chia sẻ bởi các thủ khoa khối d. Đó đều là những thông tin hết sức thực tế và các em có thể áp dụng được ngay.
Đối với môn Toán:
Em nên tạo thói quen tự ghi chú hoặc note những phần dễ làm sai, những phần dễ bị nhầm lẫn để không mắc phải sai lầm đó một lần nữa. Đây là bí quyết ôn thi hiệu quả em không nên bỏ qua.
Mỗi khi ôn tập tại nhà, em nên tự tổng hợp kiến thức lý thuyết theo từng chuyên đề riêng. Cùng với đó là 1 cuốn sổ để ghi chép những mục cần chú ý.Tiếp đến, hãy sưu tầm đề thi của các năm trước để làm. Khi đã làm đề xong, em nên tra lại đáp án thật kĩ để xem mình có làm sai chỗ nào không? Đã bị đề bài “đánh lừa” ở những chỗ nào để có thể rút ra kinh ngiệm cho bản thân.
Đối với những câu khó, nên đánh dấu cẩn thận. Hoặc em hãy ghi ra một cuốn sổ riêng của mình để hỏi bạn bè hoặc thầy cô. Tuy nhiên, chỉ nên hỏi hướng làm thôi, rồi về nhà nên tự giải lại. Nếu có thể thì hãy nhờ 1 bạn học sinh học tốt môn học đó chấm bài hộ. Bởi lẽ, khi được bạn sửa sai em cũng sẽ nhớ lâu hơn. Nếu áp dụng cách ôn thi đại học hiệu quả khối d môn toán thông qua việc làm đề thi thử ở trường, em nên tập chung cao độ để làm bài như thi thật. Có như vậy, em mới rèn được tâm lý phòng thi, phân chia thời gian làm bài hợp lý. Đồng thời cung có thể luyện được kỹ năng trình bày bài thi.
Đối với môn tiếng Anh:
Để có thể làm tốt đề thi, em cần nắm chắc ngữ pháp. Mỗi khi làm đề, em cần lưu ý các cấu trúc câu, các cụm từ mới, hoặc các dạng bài viết lại câu, đọc hiểu để nắm chắc kiến thức hơn.
Những phần nào em cảm thấy khó hiểu thì có thể đánh dấu lại để trao đổi với các bạn cùng lớp. Đây cũng chính là cách cách ôn thi đại học hiệu quả khối d em không nên bỏ qua.
Đối với môn ngữ Văn:
Khi học Văn, điều quan trọng là phải nắm rõ nội dung của mỗi tác phẩm. Đây chính là phần đóng khung cuối trong các tác phẩm trong sách giáo khoa. Đi kèm đó là những thông tin về tác giả, về hoàn cảnh sáng tác hoặc đôi nét về nghệ thuật nữa.
Một cách ôn thi đại học hiệu quả khối d môn văn tại nhà khác chính là đọc sách tham khảo. Thông qua việc đọc thêm các sách tham khảo, em có thể tự hệ thống các tác phẩm với nhiều mục như: tác giả, tác phẩm, các nội dung chính của tác phẩm và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm. Riêng về văn nghị luận, em cần nắm rõ từng bước làm bài. Những thông tin này em có thể tham khảo trong sách giáo khoa, sách tham khảo… để có thêm nguồn luận điểm, luận cứ phong phú và có được những cách viết văn hay.
Bí quyết ôn thi đại học khối D
Cách ôn thi hiệu quả nhất
Chọn không gian học
Đây là bí quyết thi khối D phải kể đầu tiên. “Tưởng không liên quan mà liên quan không tưởng”, không gian học chính là yếu tố quyết định đến chất lượng của buổi học. Bạn nên ngồi ở những nơi có ánh sáng cùng không khí tự nhiên từ bên ngoài tác động vào. Như thế thì trước hết bạn sẽ cảm thấy cơ thể khỏe mạnh, có sức để tiếp thu kiến thức. Sau đó, hãy chọn dòng nhạc mà bạn yêu thích để vừa nghe vừa học. Có nhiều nghiên cứu khoa học cho rằng nghe nhạc có thể rút ngắn thời gian học môn Tiếng Anh từ 3 năm xuống 3 tháng.
Ghi nhớ
Bất kỳ khối nào cũng cần kỹ năng ghi nhớ chứ không chỉ riêng khối xã hội. Để làm được điều này, thí sinh cần tuần tự thực hiện các bước sau:
– Hiểu rõ nội dung của vấn đề
– Đọc một lượt nữa hết tất cả các ý
– Sử dụng sơ đồ tư duy (sơ đồ hình cây) để vẽ và hình dung các ý chính
– Chia nhỏ ra học từng ý một
- Đọc và viết đi viết lại nhiều lần
- Sử dụng bút nhớ để tô đậm những từ khóa trọng tâm
- Nhẩm lại trong đầu một lần sữa
- Nhẩm lại kiến thức toàn bộ bài viết
Mẹo: Có một thủ khoa khối D từng chia sẻ rằng, không chỉ khi vào bàn mới học mà các bạn có thể nghĩ đến các kiến thức ở mọi lúc mọi nơi, khi đang đi tắm, trên đường đi học,…Bởi vì nếu phần nào quên thì khi vào bàn học là có thể xem lại ngay, tiết kiệm được khối “thời gian vàng bạc”. Hơn nữa, học những lúc không ngồi vào bàn sẽ cảm thấy không bị áp lực mà kiến thức thu được sẽ rất lâu quên, cũng có thể sử dụng giấy nhớ để ghi.
Bí quyết thi đại học khối D – học kĩ sách giáo khoa
Không coi thường sách giáo khoa
Nhiều bạn cứ cố chạy theo các trung tâm để học những thứ xa vời mà quên rằng sách giáo khoa chính là “mỏ vàng” cần khai thác trước hết. Nắm vững kiến thức nền tảng sẽ giúp thí sinh có định hướng để ôn thi, tránh việc ôn thi dàn trải, lan man, quá tải.
Thực tế, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phùng Xuân Nhạ cũng rất nhiều lần nhấn mạnh đề thi bám sát sách giáo khoa để đánh giá chính xác chất lượng dạy và học ở bậc trung học phổ thông. Vì thế, đừng hấp tấp, đừng theo phong trào mà hãy học kĩ từng phần, từng chương để tự tin đi thi, xua tan mọi lo lắng học nhiều mà không trúng. Thí sinh dù ôn thi khối nào cũng cần học kĩ sách giáo khoa là đủ.
Tập trung cao độ
Hình thức ra đề trắc nghiệm các môn thi đại học khối D (trừ môn Văn) tạo ra nhiều áp lực cho sỹ tử đặt ra yêu cầu phải tập trung cao độ. Thực trạng chung của nhiều người là chỉ tập trung được mấy chục phút đầu còn sau đó , nhất là giai đoạn cuối giờ thì bắt đầu khoanh bừa, run tay khi tính toán,… Theo cách ôn thi của các thủ khoa khối D thì hãy bình tĩnh, cẩn thận, không được nhìn thấy bạn bên cạnh làm xong mà hoảng hốt.
Ôn thi khối D theo nhóm
Học tập theo nhóm với những người có cùng mục đích, cùng chí hướng sẽ giúp các bạn có thêm động lực và những người bạn đồng hành giúp bạn bổ sung kiến thức còn thiếu cũng như sửa lỗi sai hoặc giúp bạn giải đáp những bài tập quá khó.
Cách ôn thi khối D hiệu quả là học theo nhóm nhỏ
Lập kế hoạch và mục tiêu cụ thể
Theo nghiên cứu, cứ bỏ ra 20 phút để lên kế hoạch của bất kỳ công việc gì đó thì bạn sẽ tiết kiệm đến 80% thời gian kết thúc công việc đó. Cách ôn thi đại học khối D cũng tương tự như vậy, ngay bây giờ thí sinh hãy lấy giấy bút ra rồi ghi lên đó những mục tiêu và các bước để đạt được mục tiêu đó. Một số câu hỏi gợi ý nhu:
- Muốn thi đỗ trường ĐH khối D nào?
- Mức điểm mong muốn và khả năng đạt được là bao nhiêu?
- Giai đoạn ôn thi cần làm những gì?
- Một tuần trước khi thi cần làm gì, ăn gì?
- Một ngày trước khi thi nên học nữa không?,…
Như vậy là mục tiêu đã rõ, các công việc cụ thể cần làm cũng hiển hiện. Hãy xem điều gì quan trọng nhất trong danh sách vừa liệt kê đó rồi ưu tiên thực hiện trước rồi tuần tự thực hiện các việc khác.
Tạo ghi chú nhỏ
Học sinh không chỉ cần tập trung nghe thầy cô giáo giảng bài kết hợp với việc nhìn lên bảng và ghi chép đầy đủ mà cần phải ghi chú những điều nhỏ nhặt mà dễ bị nhầm vào một nơi đặc biệt để bạn tiện xem nhất, ví dụ như sau bìa vở. Môn học nào cũng làm tương tự y như vậy. Sau đó, cứ thỉnh thoảng bạn lấy ra xem lại sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn.
Tưởng tượng
Thực tế, những người học giỏi thường hơn những người học kém là ở chỗ trí tưởng tượng và khả năng liên hệ thực yế. Não người có hai bán cầu, một bên dành cho tư duy còn một bên dành cho việc tưởng tượng. Chúng ta thường chỉ tư duy mà ít tưởng tượng nghĩa là chúng ta chưa tận dụng hết tất cả công suất của bộ não. Tưởng tượng chính là cách ôn thi khối D hiệu quả, nhất là với môn cần học thuộc như Ngữ Văn.
Tự học quan trọng hơn cả
Tâm lý đám đông của học sinh là tìm thầy này, cô nọ rồi trung tâm này trung tâm kia. Chạy đua từ nơi này sang nơi khác khiến các bạn mệt mỏi, chỉ muốn nằm ngủ khi trở về nhà. Thực tế, không ít bạn vẫn còn gấp y nguyên sách như thế cho đến buổi học tiếp theo, vừa mất tiền nhưng chẳng tiến bộ.
Chưa kể, đi học nhiều nơi sẽ kiến bạn cảm thấy khối lượng kiến thức đồ sộ, từ đó sợ khó, sợ khổ, sợ không đạt được mục tiêu dẫn đến chán nản, thậm chí muốn bỏ cuộc vì không thể tìm thấy lối thoát trong đống kiến thức lộn xộn, sách vở bề bộn như thế. Các chuyên gia Giáo dục khẳng định rằng các kiến thức học thêm đa số là những kiến thức bổ trợ, bị động, đa phần phụ thuộc vào giáo viên chứ ít khi động não nên chúng dễ dàng trôi tuột mất trong một thời gian ngắn.
Cách để tự học:
Thời đại bùng nổ công nghệ thông tin đã giúp ích cho các bạn rất nhiều trong việc học. Hãy chủ động tìm kiếm thông tin ở những lĩnh vực mình cần mà đang thiếu. Cụ thể
- Gõ google nếu thắc mắc bất kỳ vấn đề gì
- Đọc trên mạng không hiểu thì hỏi thầy cô
- Bạn cũng có thể hỏi thêm những người bạn giỏi hơn, vì “học thầy không tày bằng học bạn” mà.
Tự học vừa giúp các bạn tự nắm chắc kiến thức, hiểu sâu nhớ lâu mà không hề áp lực về tâm lý cũng như thể chất.
Thời gian học
Tương tự như không gian học, thời gian ôn thi đại học khối D đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng học tập. Hãy chọn khoảng thời gian mà não hoạt động tốt nhất: 5h-6h, 7h30-10h30, 14h-16h30, 20h-22h. Khoa học đã chứng minh đó là lúc tinh thần minh mẫn, học dễ vào nhất. Trong lúc học thì nên dành thời gian để giải lao giữa giờ. Ví dụ cứ 1 tiếng thì nghỉ 5 – 10 phút sẽ giúp bạn thư giãn đầu óc, là bước chuẩn bị cần thiết cho giờ học tiếp theo.
Bạn đã áp dụng được bao nhiêu bí kíp học khối D trong danh sách vừa liệt kê trên. Nếu còn thiếu hoặc chưa thử cách nào thì đừng than trách mình học tập cật lực mà không có hiểu quả. Chăm chỉ, chịu khó thôi chưa đủ mà cần học đúng cách, đúng phương pháp.
Từ khóa tìm kiếm: lập kế hoạch on thi đại học khối d,cách ôn thi đại học hiệu quả khối d,ôn thi khối d,ôn thi đại học hiệu quả,khối d,cách ôn thi đại học hiệu quả,ôn thi đại học khối d,phương pháp ôn thi đại học hiệu quả,khoi d,lộ trình ôn thi đại học khối d,bí kíp ôn thi hiệu quả,ngữ pháp tiếng anh on thi đại học khối d,để học tốt,cách để ôn thi hiệu quả,làm thế nào để học tốt,khố d,đại học khối d,cách để thi tốt,đại học d,cách học khối c hiệu quả nhất,phương pháp ôn thi đại học hiệu quả nhất,làm sao để thi tốt,ôn thi đại học khối a,cách học ôn thi hiệu quả,khối d tiếng anh là gì,thi đại học khối d,cách ôn thi hiệu quả,thời gian học các môn hiệu quả,học d.
Nội dung khác
Khối D gồm môn gì lập kế hoạch on thi đại học khối d? Học khối D có khó không phương pháp ôn thi đại học hiệu quả? Nếu bạn đang có những thắc mắc này thì đừng bỏ dở bài viết dưới đây nhé ! Đào tạo khoi d liên tục Gangwhoo sẽ tổng hợp các môn thuộc khối D và những lưu ý lúc học khối D. Cùng tham khảo lộ trình ôn thi đại học khối d nhé !
Khối D gồm môn gì bí kíp ôn thi hiệu quả?
Khối D là khối thi có lượng thí sinh đăng ký nhiều nhất ngữ pháp tiếng anh on thi đại học khối d, bởi khối D tổng hợp nhiều ngành nghề đang hot và dễ xin việc nhất hiện nay. Vậy khối D gồm môn gì để học tốt? Trước đây khối D gồm 3 môn học, ấy là: Toán – Ngữ văn – Ngoại ngữ, diễn ra cách để ôn thi hiệu quả từ năm 2017 Bộ giáo dục và tập huấn đã thay đổi và mở rộng khối D thành 99 khối xét tuyển làm thế nào để học tốt, tương ứng từ khối D01 đến khối D99 khố d.
Khối D gồm môn gì?
Khối D gồm môn gì?
Để giải đáp cho câu hỏi khối D gồm môn gì cách để thi tốt? Thì khối D sử dụng 17 môn học đại học d, cụ thể: Ngữ văn, Toán học, Ngoại ngữ, Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Đức, Tiếng Nhật, Hóa Học, sinh học, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội.
Khối D gồm tổ hợp môn gì?
Như đã nói ở trên, từ 5 2017 Bộ giáo dục và đào tạo đã mở rộng khối D phân thành 99 khối thi khác nhau, tương ứng từ khối D01 đến D99. Việc có nhiều khối thi giúp cho các bạn thí sinh dễ chọn lựa ngành nghề phù hợp với bản thân và thời cơ đậu vào các trường đại học, cao đẳng sẽ cao hơn.
Dưới đây là danh sách 99 khối thi thuộc khối D để bạn tham khảo:
D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
D02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga
D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
D04: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung
D05: Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức
D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật
D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
D08: Toán, sinh học, Tiếng Anh
D09: Toán, Lịch sử, Tiếng Anh
D10: Toán, Địa lý, Tiếng Anh
D11: Ngữ văn, Vật lí, Tiếng Anh
D12: Ngữ văn, Hóa học, Tiếng Anh
D13: Ngữ văn, sinh học, Tiếng Anh
D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh
D15: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh
D16: Toán, Địa lý, Tiếng Đức
D17: Toán, Địa lý, Tiếng Nga
Để lại một bình luận