I. Lớp vỏ địa lí
– Khái niệm: Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập, tác động lẫn nhau.
– Giới hạn:
+ Trên: Phía dưới của lớp ô zôn.
+ Dưới: Đáy vực thẩm đại dương và đáy lớp vỏ phong hóa ở lục địa.
+ Chiều dày khoảng 30 – 35km.
Hinh 20.1. Sơ đồ lớp vỏ địa lí của Trái Đất
Bạn đang đọc: Bài 20. Lớp vỏ địa lý. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí (Địa lý 10)
II. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí
1. Khái niệm
– Khái niệm: Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ nhỏ trong lớp vỏ địa lí.
– Nguyên nhân:
+ Mỗi thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hay gián tiếp của nội lực và ngoại lực.
+ Các thành phần tự nhiên luôn có sự tác động qua lại và gắn bó mật thiết với nhau.
2. Biểu hiện
Trong một lãnh thổ:
+ Các thành phần tự nhiên luôn có sự ảnh hưởng phụ thuộc lẫn nhau.
+ Nếu một thành phần thay đổi sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.
Ví dụ 1: Khí hậu (lượng mưa tăng):
+ Sông ngòi (lưu lượng nước, dòng chảy tăng).
+ Địa hình (mức độ xói mòn tăng).
+ Thổ nhưỡng (lượng phù sa tăng).
Ví dụ 2: Khí hậu từ khô hạn sang ẩm ướt:
+ Sông ngòi (thay đổi chế độ dòng chảy).
+ Địa hình (xói mòn mạnh, phá hủy đá).
+ Thổ nhưỡng (quá trình hình thành đất nhanh hơn).
+ Thực vật (phát triển mạnh).
Ví dụ 3: Thực vật rừng bị phá hủy:
+ Địa hình (xói mòn).
+ Khí hậu (biến đổi).
+ Thổ nhưỡng (đất biến đổi).
Hinh 20.2. Bề mặt đất bị rửa trôi, xói mòn sau khi rừng bị tàn phá
3. Ý nghĩa thực tiễn
Trước khi tiến hành các hoạt động:
– Cần phải nghiên cứu kĩ, toàn diện môi trường tự nhiên.
– Dự báo trước những thay đổi của các thành phần tự nhiên khi tác động vào môi trường để đề xuất các giải pháp tháo gỡ.
Ví dụ : Khi con người chặt cây rừng, đốt nương làm rẫy, xây dựng đập ngăn nước sông…rõ ràng là đã can thiệp vào các mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành phần tự nhiên, sự can thiệp đó nhất định ảnh hưởng tới toàn bộ hoàn cảnh tự nhiên xung quanh, thậm chí có thể dẫn tới những hậu quả trái ý muốn của con người…
TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN
? (trang 76 SGK Địa lý 10) Việc phá rừng đầu nguồn sẽ gây hậu quả gì đối với đời sống và môi trường tự nhiên?
-Gây lũ lụt, đặc biệt là rừng đầu nguồn vì rừng có thể điều tiết nước rất tốt.
-Sạt lở, xói mòn đất vì rừng giúp giữ đất.
-Làm mất nơi sinh sống của các loài động vật, gây tuyệt chủng. Gián tiếp phá hoại đời sống con người vì khi không còn nơi sinh sống, thú vật sẽ về phá hoại công trình của con người, thậm chí đe dọa cả tính mạng.
-Gián tiếp gây hiệu ứng nhà kính và khí hậu ấm dần lên vì rừng lọc khí CO2 tạo ra O2, giúp cân bằng và duy trì lượng CO2 cho khí quyển, không vượt quá mức cho phép….
? (trang 76 SGK Địa lý 10) Nêu khái niệm về lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan). Phân biệt lớp vỏ Trái Đất với lớp vỏ địa lí (về chiều dày, thành phần vật chất…)
Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau.
– Phân biệt:
+ Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) có chiều dày khoảng 30 đến 35 km (tính từ giới hạn dưới của lớp ô dôn đến đáy vực thẳm đại dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hóa). Thành phần vật chất của lớp vỏ địa lí bao gồm khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau.
+ Lớp vỏ Trái Đất là lớp vỏ cứng, mỏng, độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (trầm tích, granit, badan).
Xem thêm: Những Loại Nước Súc Miệng Trị Hôi Miệng
? (trang 76 SGK Địa lý 10) Trình bày khái niệm, sự biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật về tính tổng nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
– Khái niệm: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lí.
– Biểu hiện của quy luật: Trong tự nhiên bất kì lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại phụ thuộc nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.
– Ý nghĩa thực tiễn: Cho chúng ta thấy sự cần thiết phải nghiên cứu kĩ càng và toàn diện điều kiện địa lí của bất kì lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng.
? (trang 76 SGK Địa lý 10) Lấy một vài ví dụ minh họa về những hậu quả xấu do tác động của con người gây ra đối với môi trường tự nhiên.
– Phá rừng sẽ làm cho khí hậu thay đổi. đất bị xói mòn. hạn hán, lũ lụt ở đồng bằng, động vật hoang dã bị thu hẹp diện phân bố,…
– Đổ rác, phân và nước thải gia súc xuống sông, hồ sẽ làm ô nhiễm sông, hồ…
Source: http://wp.ftn61.com
Category: Tin Tức
Để lại một bình luận