Giới thiệu tác giả Go-rơ-ki với những thông tin về tiểu sử cũng như sự nghiệp sáng tác của Go-rơ-ki sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho người học trong việc tích lũy kiến thức cũng như phục vụ cho việc phân tích tác phẩm.
1. Tiểu sử Go-rơ-ki
Go – rơ – ki ( 1868 – 1936 ) là nhà văn vĩ đại người Nga. Ông sinh ra tại Nizhny Novgorod và mồ côi cả cha lẫn mẹ khi mới mười tuổi. Sau đó, ông sống với bà của mình. Ông đã có một tuổi thơ vô cùng cay đắng và tủi nhục. Cảnh nhà sa sút, ông phải bỏ học. Mười một tuổi đã đi kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau : bới rác, đi ở, phụ bếp trên tàu thủy, phụ việc trong xưởng làm tượng thánh .
Dù cuộc sống khó khăn nhưng ông rất hiếu học và ham mê đọc sách. Với việc ham học hỏi, đi nhiều nơi đã trang bị cho ông một vốn kiến thức văn hóa đa dạng, phong phú về triết học, lịch sử… đặc biệt là văn học Nga và phương Tây. Ông chính là người đặt nền móng cho trường phái hiện thực xã hội trong văn chương và là một nhà hoạt động chính trị người Nga. Cuối thế kỉ XIX đã trở thành nhà văn mà tên tuổi lừng danh khắp nước Nga và châu Âu. Sau Cách mạng tháng 10 Nga, Go – rơ – ki là người có công lớn nhất trong việc tổ chức, xây dựng và phát triển nền văn học mới bồi dưỡng các nhà văn trẻ.
2. Sự nghiệp sáng tác
Ông có một số lượng tác phẩm đồ sộ với nhiều thể loại như truyện ngắn, kịch bản văn học, văn chính luận, chân dung văn học, v.v… Tên tuổi của Go – rơ – ki gắn liền với bộ tự thuật 3 tập: “Thời thơ ấu”, Kiếm sống”, “Những trường đại học của tôi”, tiểu thuyết “Người mẹ”, “Phô-ma Gordep”, vở kịch “Dưới đáy” và hàng trăm truyện ngắn,… Đặc biệt truyện ngắn “Bà lão Iderghin”, “Bài ca chim ưng”,… đã khắc sâu vào trái tim bao độc giả hơn thế kỉ nay.
Sáng tác của Gorki thấm đẫm vẻ đẹp nhân văn hiếm có. Ông miêu tả và ca tụng vẻ đẹp và sức mạnh của con người với tổng thể niềm tin và lòng nhân ái bát ngát. Điều đó đã giúp cho những tác phẩm của ông luôn có sức sống lâu bền với fan hâm mộ .
Bằng tất cả tài năng của mình Go – rơ – ki đã trở thành nhà văn vi đại cho cho thế hệ trẻ bài học về niềm tin, về dũng khí và sáng tạo để bước vào thế kỉ XXI.
Source: http://wp.ftn61.com
Category: Hỏi Đáp
Để lại một bình luận