Trên thị trường dược phẩm hiện nay tồn tại một số thông tin về sản phẩm thuốc Cetirizin 10mg, tuy nhiên những thông tin đưa ra chưa giải đáp được đầy đủ thắc mắc cũng như sự quan tâm cho bạn đọc. Chính vì vậy, ở bài viết này, Heal Central xin được giải đáp cho bạn những thắc mắc cơ bản về Cetirizin 10mg như: Cetirizin 10mg là thuốc gì? Thuốc Cetirizin 10mg có tác dụng gì? Cần lưu ý gì khi sử dụng Cetirizin 10mg để có được hiệu quả tốt nhất và tránh được những tác dụng không mong muốn? Thuốc Cetirizin 10mg được bán ở đâu, với giá bao nhiêu? Dưới đây là phần thông tin chi tiết.
Tóm tắt nội dung bài viết
- Cetirizin 10mg là thuốc gì?
- Giá thuốc Cetirizin 10mg?
- Tác dụng của thuốc Cetirizin 10mg
- Chỉ định
- Cách dùng – liều dùng
- Tác dụng phụ
- Trường hợp không được sử dụng thuốc
- Tương tác khi sử dụng chung với thuốc khác
- Những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc
- Cách xử trí quá liều, quên liều
- Lịch sử nghiên cứu và phát triển hoạt chất Cetirizine
- Dược lực học
- Một số thử nghiệm lâm sàng liên quan tới tác dụng của Cetirizine
- Dược động học
- Tài liệu tham khảo
Cetirizin 10mg là thuốc gì?
Nhóm thuốc: Cetirizin 10mg thuộc nhóm thuốc chống dị ứng
Dạng bào chế: Viên nén bao phim
Đóng gói: thuốc Cetirizin 10mg được đóng gói dạng 1 hộp 10 vỉ x 10 viên
Hàm lượng hoạt chất: Cetirizin hydroclorid hàm lượng 10mg.
Ngoài ra, thuốc còn sử dụng một số thành phần tá dược vừa đủ 1 viên.
Giá thuốc Cetirizin 10mg?
Cetirizin 10mg là sản phẩm của công ty Becamex Pharma. Hiện nay Cetirizin 10mg được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Giá cả có sự chênh lệch giữa các nhà thuốc, hiệu thuốc, bệnh viện do chi phí vận chuyển và một số chi phí khác.
Giá thuốc tham khảo là 60.000đ/ hộp 10 vỉ x 10 viên thuốc Cetirizin 10mg. Bạn phải lựa chọn những nơi bán thuốc uy tín để tránh trường hợp mua phải thuốc giả, thuốc kém chất lượng.
Tác dụng của thuốc Cetirizin 10mg
Cetirizin hydroclorid là thuốc kháng Histamin thế hệ 2. Chất này có tác dụng đối kháng chọn lọc trên thụ thể H1, hầu như không có ảnh hưởng đến serotonin và acetylcholin. Do vậy nó có lợi thế hơn hẳn các thuốc kháng histamin chọn lọc H1 thế hệ 1 ở chỗ không gây buồn ngủ ở liều điều trị. Cơ chế tác dụng của nó là ức chế giai đoạn sớm của phản ứng dị ứng, giảm sự di chuyển của các tế bào viêm và giảm giải phóng các hóa chất trung gian ở giai đoạn muộn của phản ứng dị ứng.
Chỉ định
Công dụng: Thuốc Cetirizin 10mg có công dụng điều trị viêm mũi dị ứng, nổi mề đay và một số bệnh dị ứng khác.
Chỉ định: Thuốc Cetirizin 10mg được bác sĩ chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
- Người bị viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc không theo mùa, sổ mũi từng hoặc dị ứng phấn hoa.
- Những người bị ngứa, nổi mề đay mạn tính do khi ăn phải đồ ăn gây dị ứng.
- Bệnh nhân bị viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi kết mạc kèm triệu chứng ngứa mắt.
- Thuốc Cetirizin 10mg còn có công dụng điều trị bệnh phù quincke.
Cách dùng – liều dùng
Cách dùng: Cetirizin 10mg là thuốc dùng đường uống. Thức ăn không ảnh hưởng đến mức hấp thụ thuốc, do đó, người dùng có thể uống cùng hoặc sau bữa ăn đều được.
Liều dùng:
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi chỉ nên uống 1 viên thuốc Cetirizin 10mg/ ngày trong thời gian điều trị bệnh.
Trẻ em dưới 12 tuổi không nên dùng thuốc Cetirizin 10mg dạng viên nén mà nên dùng ở dạng dung dịch.
Tác dụng phụ
Khi sử dụng thuốc Cetirizin 10 mg, bệnh nhân hoàn toàn có thể gặp phải 1 số ít tác dụng phụ sau :
- Hay gặp nhất là hiện tượng ngủ gà, tỷ lệ gặp phải trường hợp này phụ thuộc vào liều lượng thuốc dùng.
- Ngoài ra, thuốc còn gây mệt mỏi, khô miệng, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, chán ăn, bí tiểu,…
Trên đây không phải là hạng mục khá đầy đủ những tác dụng ngoại ý mà bạn gặp phải. Do đó, nếu phát hiện tín hiệu gì không bình thường hãy thông tin ngay cho bác sĩ để có giải pháp xử lí kịp thời .
Trường hợp không được sử dụng thuốc
Thuốc Cetirizin 10mg không được dùng trong các trường hợp sau:
Những người bị mẫn cảm với Cetirizin hay bất kì thành phần tá dược nào của thuốc.
Tương tác khi sử dụng chung với thuốc khác
Một số thuốc khi dùng chung với nhau có thể gây tương tác làm giảm tác dụng điều trị của mỗi thuốc. Vì vậy, bạn phải chủ động thông báo với bác sĩ những thuốc mà mình đang sử dụng, kể cả thảo dược và thực phẩm chức năng.
Các thuốc gây tương tác với Cetirizin 10mg bao gồm:
Khi uống cùng với khoảng 400mg theophylin, độ thanh thải của cetirizin giảm nhẹ.
Những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc
Thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú: Với phụ nữ mang thai, không có nghiên cứu nào đầy đủ chỉ rằng thuốc Cetirizin 10mg an toàn tuyệt đối. Thuốc này có thể bài tiết qua sữa mẹ, vì vậy các bà mẹ trong thời kì cho con bú không nên sử dụng thuốc này.
Ở những bệnh nhân suy thận, suy gan nặng cần phải giảm liều phù hợp.
Vì thuốc có thể gây hiện tượng ngủ gà nên những người lái xe và vận hành máy móc nên cẩn thận khi dùng thuốc trong thời gian lao động hoặc lái xe.
Cách xử trí quá liều, quên liều
Quá liều: Người bệnh cần được đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi và điều trị, tránh các hậu quả nghiêm trọng xảy ra.
Quên liều: Bạn phải dùng thuốc ngay khi nhớ ra. Nếu trường hợp đến gần thời điểm liều kế tiếp mới nhớ thì nên bỏ qua liều đó và uống các liều tiếp theo như kế hoạch .Tuyệt đối không được dùng gấp đôi để bù liều.
Lịch sử nghiên cứu và phát triển hoạt chất Cetirizine
Cetirizine là 1 thuốc kháng histamine H1 (chống dị ứng) thế hệ thứ hai với đặc điểm nổi bật hơn các thuốc thế hệ một đó là ít có tác dụng phụ an thần hơn. Cetirizine là 1 chất chuyển hóa hoạt động của hydroxyzine còn hoạt tính.
Cetirizine được cấp bằng sáng chế năm 1981 và được phê duyệt sử dụng trong y tế năm 1987. Biệt dược gốc là Zyrtec. Zyrtec được phát minh tại Brussels bởi UBC Pharmaceutical Company. Nó được sử dụng như 1 thuốc kê đơn cho đến tận năm 2007. Năm 2008, Zyrtec chính thức được phê duyệt trở thành thuốc không kê đơn (OTC). Trong năm đầu tiên trở thành thuốc OTC, nó đã trở thành sản phẩm phi thực phẩm có doanh thu cao nhất tại Hoa Kỳ, đạt 315.9 triệu USD.
Hiện nay cetirizine là 1 trong những thuốc chống dị ứng được sử dụng phổ biến nhất. Dạng dược dụng là chế phẩm dạng racemic, tức là hỗn hợp đồng phân R và S với tỉ lệ ngang nhau. Levocetirizine, 1 thuốc kháng histamine thế hệ ba, là đồng phân R của cetirizine.
Dược lực học
Cetirizine liên kết với các thụ thể histamine trong cơ thể. Có tổng cộng 4 loại thụ thể đã được phát hiện (H1 đến H4), tuy nhiên chỉ có 2 thụ thể là H1 và H2 là được hiểu biết rõ hơn cả. Thuốc kháng histamine H1 được dùng trong điều trị các trường hợp dị ứng và thuốc kháng histamine H2 được dùng trong các trường hợp bệnh lý cần giảm tiết acid dạ dày.
Các thụ thể histamine H1 được tìm thấy trên nhiều loại tế bào bao gồm các tế bào cơ trơn hô hấp và mạch máu, tế bào nội mô, tế bào biểu mô, bạch cầu ái kiềm và bạch cầu trung tính. Mặc dù các thụ thể này gắn với histamine, chúng cũng có thể phát tín hiệu mà không cần liên kết với histamine trên bề mặt tế bào.
Tồn tại 1 sự cân bằng giữa trạng thái hoạt động và trạng thái không hoạt động của thụ thể. Sự có mặt của histamine làm ổn định thụ thể ở trạng thái hoạt động trong khi thuốc kháng histamine lại làm ổn định trạng thái không hoạt động của thụ thể. Do đó, thuốc kháng histamine H1 là chất chủ vận ngược của thụ thể H1.
Điều này làm mất tác dụng của histamine trong cơ thể. Do đó thuốc có các tác dụng: Giảm các triệu chứng ngứa và dị ứng, giảm giãn mạch, giảm tính thấm thành mạch, giảm phù, giãn cơ trơn hô hấp, tiêu hóa…
Thuốc liên kết nhiều với protein huyết tương nên qua hàng rào máu não rất ít, do đó giảm được tác dụng an thần và các tác dụng phụ khác trên thần kinh trung ương.
Một số thử nghiệm lâm sàng liên quan tới tác dụng của Cetirizine
Thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên về butterbur và cetirizine trong điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa.
Các tác giả: Schapowal A, Nhóm Nghiên cứu Kí sinh trùng.
Mục tiêu: So sánh hiệu quả và khả năng dung nạp của butterbur (Petasites hybridus) với cetirizine ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng theo mùa (sốt cỏ khô).
Thiết kế: So sánh ngẫu nhiên, mù đôi, nhóm song song.
Cài đặt: 4 phòng khám đa khoa ngoại trú và dị ứng tại Thụy Sĩ và Đức.
Người tham gia: 131 bệnh nhân được sàng lọc viêm mũi dị ứng theo mùa và 125 bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên (butterbur 61 và cetirizine 64).
Phương pháp: Butterbur (viên nén chiết bằng carbon dioxide, ZE 339) 1 viên x 4 lần/ngày hoặc cetirizine 1 viên/ngày vào buổi tối, cả hai được dùng trong 2 tuần liên tiếp.
Thước đo kết quả chính: Điểm số trên bảng câu hỏi SF-36 và thang điểm đáp ứng chung lâm sàng.
Kết quả: Sự cải thiện điểm số SF-36 tương tự ở cả 2 nhóm điều trị cho tất cả các mục được kiểm tra theo thứ bậc. Butterbur và cetirizine cũng có hiệu quả tương tự đối với điểm số cải thiện chung theo thang điểm đáp ứng chung lâm sàng (điểm trung bình là 3 ở cả hai nhóm). Cả 2 phương pháp điều trị đều được dung nạp tốt. Trong nhóm sử dụng cetirizine, hai phần ba (8/12) các tác dụng phụ được báo cáo có liên quan đến tác dụng an thần (ngủ gà và mệt mỏi) mặc dù đây được coi là thuốc kháng histamine không an thần.
Kết luận: Tác dụng của butterbur tương tự như cetirizine ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng theo mùa khi được bệnh nhân và bác sĩ đánh giá đều “mù” (cả bác sĩ và bệnh nhân đều không biết họ đang dùng butterbur hay cetirizine). Butterbur nên được xem xét cho điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa khi cần tránh tác dụng an thần của thuốc kháng histamine.
Dược động học
Hấp thu: Thuốc hấp thu tốt qua đường tiêu hóa. Thời gian đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương (Tmax) là 1 giờ. Nồng độ đỉnh trong huyết tương (Cmax) ở liều 10 mg/ngày x 10 ngày là 311 ng/mL.
Phân bố: Thể tích phân bố (Vd) là 0.44 +/- 0.19 L/kg. Tỉ lệ liên kết protein huyết tương là 93%.
Chuyển hóa: Thuốc được chuyển hóa ở gan. Chuyển hóa bước 1 thấp. Thuốc bị chuyển hóa một phần nhờ phản ứng oxy hóa O-dealkyl hóa thành chất chuyển hóa không hoạt động. Hiện tại vẫn chưa xác định được enzyme chịu trách nhiệm cho phản ứng này.
Thải trừ: Bài xuất qua nước tiểu 70-85% (trong đó 50% dưới dạng không đổi) và phân 13%. Thời gian bán thải (t1/2) là 8.3 giờ. Độ thanh thải toàn cơ thể khoảng 53 mL/phút.
Tài liệu tham khảo
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK501509/
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2989595/
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2686076/
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6047240/
Source: http://wp.ftn61.com
Category: Hỏi Đáp
Để lại một bình luận