Tóm tắt nội dung bài viết
- Ciacca là thuốc gì?
- Thành phần thuốc Ciacca có tác dụng gì?
- Công dụng
- Chỉ định của thuốc trị mụn Ciacca
- Cách sử dụng thuốc trị mụn Ciacca
- Chống chỉ định
- Tác dụng phụ của thuốc Ciacca
- Chú ý và thận trọng
- Tương tác của thuốc Ciacca với các hoạt chất khác
- Cách xử trí quá liều và quên liều
- Thuốc Ciacca giá bao nhiêu
- Thuốc Ciacca mua đâu ở Hà Nội, Tp. HCM
- Có thể dùng kem Ciacca cho phụ nữ có thai và đang cho con bú không?
- Thuốc trị mụn Ciacca có tốt không?
- Review từ người sử dụng về thuốc trị mụn Ciacca
- Một số câu hỏi của khách hàng
- Thuốc Ciacca có trị mụn thâm không?
- Điều trị mụn bằng thuốc Ciacca mất thời gian bao lâu?
Ciacca là thuốc gì?
Thuốc Ciacca là một loại thuốc điều trị mụn trứng cá được sản xuất bởi Công ty CP Dược phẩm Đạt Vi Phú và được Cục quản lý dược – Bộ Y Tế cấp giấy phép lưu hành với SĐK: VD-21479-14.
Thuốc thuộc nhóm thuốc điều trị bệnh da liễu.
Thành phần chính của thuốc bao gồm:
- Adapalen với hàm lượng 0,01g.
- Clindamycin với hàm lượng 0,1g.
- Ngoài ra còn có một số tá dược với lượng vừa đủ.
Ciacca được bào chế dạng Gel bôi ngoài da và được đóng gói dưới dạng tuýp 10g.
Thuốc có hạn sử dụng là 3 năm kể từ thời điểm sản xuất. Thuốc nên được bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời, cách xa tầm tay trẻ em và có nhiệt độ môi trường từ 15 đến 30 độ C.
Thành phần thuốc Ciacca có tác dụng gì?
Adapalen:
Là một Retioid được sử dụng rất nhiều trong điều trị mụn trứng cá, nó được GAFIOIA (Global Alliance to Improve Outcomes in Acne) hay còn gọi là Liên minh Toàn cầu về cải thiện kết quả của mụn trứng cá chỉ định là liệu pháp đầu tiên để điều trị cho người bị mụn trứng cá. Sinh khả dụng của Adapalen rất thấp nên chủ yếu được dùng dưới dạng bôi ngoài da, hoạt chất này được bài tiết chủ yếu qua đường mật.
Cơ chế hoạt động của Adapalen là gắn với receptor của acid retinoid tại nhân tế bào, tiếp theo đó sẽ ổn định và thúc đẩy quá trình phân bào của các tế bào biểu bì qua đó ngăn chặn việc nang lông bị sừng hóa.
Ngoài tác dụng vừa đề cập thì Adapalen còn có một tác dụng vô cùng quan trọng trong các loại thuốc điều trị mụn đó là khả năng hỗ trợ tăng khả năng thẩm thấu của các hoạt chất khác khi dùng cùng, đối với thuốc Ciacca thì Adapalen hỗ trợ giúp cho Clindamycin thẩm thấu qua các nang lông để tiêu diệt vi khuẩn gây mụn.
Clindamycin:
Là kháng sinh thuộc họ Lincosamid. Hoạt chất này được tổng hợp nhân tạo thành công từ đầu những năm 60 của thế kỷ trước và nhanh chóng đóng một vai trò quan trọng trong y tế. Clindamycin có sẵn trong mọi hệ thống y tế và được WHO ( Tổ chức y tế thể giới) điền tên vào danh sách các thuốc thiết yếu.
Kháng sinh này được chuyển hóa hầu hết tại gan với thời gian bán hủy là 2-3 giờ và được bài tiết qua đường mật, gan. Clindamycin khi vào trong tế bào của vi khuẩn sẽ gắn với tiểu phần 50S của Ribosom vi khuẩn và ức chế quá trình dịch mã của nó, nhờ đó mà vi khuẩn không thể tiếp tục tổng hợp protein để sinh sôi nữa.
Clindamycin có độ hấp thụ qua da rất thấp nên người ta thường phối hợp loại kháng sinh này với Adapalen để tăng hiệu dụng của quá trình điều trị.
Xem thêm: Kem trị mụn Hiteen gel: Cách sử dụng & lưu ý khi dùng?
Công dụng
- Ức chế, tiêu diệt vi khuẩn tại các ổ mụn trứng cá.
- Thúc đẩy nhanh trồi nhân mụn.
- Tiêu nhân mụn.
Chỉ định của thuốc trị mụn Ciacca
- Dùng cho người bị mụn trứng cá từ nhẹ đến vừa.
- Điều trị mụn trứng cả mủ, mụn trứng cá sần.
- Có thể dùng cho mụn trứng cá ở mặt và lưng.
Cách sử dụng thuốc trị mụn Ciacca
Liều dùng:
- Dùng tùy theo tình trạng bệnh, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Sử dụng trước khi đi ngủ, vùng da bôi thuốc cần phải khô.
- Không được dùng quá 3 tháng trừ khi có chỉ định từ bác sĩ.
Cách dùng:
Sử dụng sản phẩm theo các bước sau:
- Bước 1: Vệ sinh tay bằng xà phòng sát khuẩn.
- Bước 2: Rửa sạch vùng da cần bôi thuốc bằng nước sạch.
- Bước 3: lau khô vùng da điều trị và đợi 5-10 phút cho vùng da hoàn toàn khô.
- Bước 4: lấy một lượng vừa đủ kem lên đầu ngón tay và thoa lên vùng da điều trị, có thể mát xa nhẹ nhàng để tăng độ hấp thu của thuốc.
Chống chỉ định
- Không dùng cho người mẫn cảm với bất kì thành phần nào trong thuốc.
- Không dùng cho người dưới 13 tuổi.
Tác dụng phụ của thuốc Ciacca
Một số tác dụng phụ của thuốc được ghi nhận như sau :
- Cảm giác ấm, nóng rát.
- Cảm giác nhói, kim châm.
- Nổi ban đỏ, ngứa, đỏ da, tróc da.
Tất cả các tác dụng phụ trên đều xảy ra tại vùng da bôi thuốc, và thuốc không có tác dụng phụ nào trên toàn thân. Người dùng thuốc nên chú ý đến cơ thể sau khi sử dụng thuốc, nếu thấy bất kỳ tác dụng phụ nào phải thông báo ngay cho bác sĩ kê đơn.
Chú ý và thận trọng
Trong quy trình điều trị mụn, bệnh nhân cần chú ý quan tâm 1 số ít điều sau :
- Trước khi bôi thuốc nhớ vệ sinh tay bà vùng cần bôi thuốc sạch se, sau khi sử dụng nhớ đóng kín nắp tuýp thuốc lại.
- Không bôi thuốc vào những mụn nào còn chân hay đang vỡ ra vì làm như vậy dễ dẫn tới nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Chú ý tới thể trạng của kem và hạn sử dụng trước khi sử dụng. Các trường hợp thấy thể trạng bất thường của kem như đổi màu, chảy nước, có mùi,… hay thuốc hết hạn sử dụng thì tuyệt đối không được tiếp tục sử dụng thuốc.
- Cẩn trọng đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú.
- Không được nuốt hay bôi vào vùng niêm mạc (mắt, mũi,…), nếu gặp phải tình trạng trên cần rửa ngay bằng nước sạch hay nước muối sinh lý.
- Bảo quản thuốc nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời và tránh xa tầm tay của trẻ em.
Tương tác của thuốc Ciacca với các hoạt chất khác
Thuốc hoàn toàn có thể tương tác với toàn bộ những loại kem dưỡng da, thuốc, kem trị mụn, mỹ phẩm, … mà cùng sử dụng với Ciacca trên cùng một vùng da. Một số hoạt chất hay có trong những loại kem bôi da có tương tác với thuốc Ciacca :
Nếu bệnh nhân đang sử dụng các thuốc chứa hoạt chất trên hay các thuốc khác cần thông báo với bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.
Cách xử trí quá liều và quên liều
Khi dùng quá nhiều lượng kem trên một diện tích da có thể tăng nguy cơ xuất hiện các tác dụng phụ của thuốc. Khi gặp các triệu chứng đó thì phải rửa sạch kem trên da và tiếp tục theo dõi triệu chứng, nếu triệu chứng không mất đi sau 1-2 tiếng hoặc ngày càng diễn biến trầm trọng thì nên đưa bệnh nhân đến trung tâm y tế gần nhất.
Đối với trường hợp quên liều thì người dùng nên sử dụng thuốc ở lần kế tiếp với liều như bình thường, tuyệt đối không được bôi bù liều trước vào liều hiện tại.
Thuốc Ciacca giá bao nhiêu
Thuốc trị mụn Ciacca có giá khoảng 45,000- 50,000 đồng/tuýp 10g.
Đây là mức giá mà Healcentral đã tham khảo được tại các nhà thuốc và quầy thuốc tại Hà Nội. Tuy nhiên giá cả có thể chênh hơn so với mức giá trên ở những khu vực khác nhau.
Thuốc Ciacca mua đâu ở Hà Nội, Tp. HCM
Hiện thuốc được bán rộng rãi tại các nhà thuốc lớn nhỏ trên toàn quốc. Tuy nhiên để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái thì quý khách nên mua tại các nhà thuốc uy tín tại địa phương.
Một số nhà thuốc uy tín được đạt chuẩn GPP tại Hà Nội và TP. HCM như:
- Nhà thuốc Lưu Anh (748 Kim Giang Hà Nội, Hà Nội).
- Nhà thuốc Ngọc Anh (71 Khương Hạ, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội).
- Nhà thuốc Ngọc Anh (181 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 3, Quận 3 – TP. Hồ Chí Minh).
Có thể dùng kem Ciacca cho phụ nữ có thai và đang cho con bú không?
Đến hiện tại chúng tôi vẫn chưa nhận được bất kỳ báo cáo nào về sự an toàn của thuốc đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú. Tuy nhiên xét về độ an toàn của các thành phần thì chúng tôi đã tìm hiểu được một số thông tin.
Trước khi trình bày tới quý vị thông tin về độ an toàn của các thành phần thuốc đối với thai kỳ, chúng tôi xin cung cấp cho quý vị thông tin cơ bản về mức độ nguy cơ của các loại thuốc đối với thai kỳ. Có 5 mức độ nguy cơ của thuốc đối với thai kỳ là A, B, C, D, X. Từ A đến X thì mức độ ảnh hưởng của thuốc đối với thai kỳ càng tăng. Và sau đây là độ an toàn của các thành phần đối với thai kỳ:
- Thành phần Adapalen được Ngành y tế tại Úc đưa vào danh mục thuốc D đối với thai kỳ và được Ngành y tế Hoa Kỳ đưa vào danh mục thuốc C đối với thai kỳ. Như vậy có thể thấy sơ qua Adapalen không mấy an toàn đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú.
- Thành phần Clindamycin lần được được Úc và Hoa Kỳ đưa vào danh mục thuốc A và B đối với thai kỳ.
Tuy thành phần Clindamycin gần rất bảo đảm an toàn so với phụ nữ có thai và đang cho con bú nhưng thành phần chính còn lại lại không như vậy. Do vậy chúng tôi khuyên không nên sử dụng cho phụ nữ đang trong thai kỳ và đang nuôi con bằng sữa. Tuy nhiên trong trường hợp bất khả kháng vẫn hoàn toàn có thể sử dụng nhưng phải có sự theo dõi sát sao từ bác sĩ .
Thuốc trị mụn Ciacca có tốt không?
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc trị mụn khác nhau, một số thuốc còn chứa corticoid nhằm đẩy nhanh quá trình điều trị mụn.
Thuốc trị mụn Ciacca hoàn toàn không chứa corticoid nhưng hiệu quả điều trị mụn vẫn rất cao, thời gian điều trị ngắn, đem lại sự hài lòng cho khách hàng.
Do thuốc Ciacca có chứa kháng sinh Clindamycin nên trong khi sử dụng da bạn có thể hơi khô, bạn có thể sử dụng thêm các loại kem dưỡng ẩm để giúp da không bị khô nhé.
Tham khảo: Thuốc bôi trị mụn Erylik: Thông tin & lưu ý khi dùng?
Review từ người sử dụng về thuốc trị mụn Ciacca
Sau khi điều trị mụn bằng thuốc Ciacca, nhiều khách hàng đã phản hồi lại rất tích cực về hiệu quả mà thuốc đem lại:
Chị Lan Phương, 26 tuổi (Hải Phòng) chia sẻ trên Webtretho: Mình trước đây hay nổi mụn trứng cá lắm, nhất là hai bên má, làm mình tự ti nhiều mỗi khi ra ngoài hay đi làm. Sau khi được một người bạn mách bảo, mình đã tìm mua thuốc trị mụn Ciacca để dùng thử. Sau hơn 2 tuần sử dụng, mụn trứng cá đã tịt hẳn, giờ thi thoảng mới có cái mụn bé xíu nổi lên nhưng bôi thuốc 2 ngày lại tịt luôn. Cảm ơn thuốc trị mụn Ciacca rất nhiều.
Một số câu hỏi của khách hàng
Thuốc Ciacca có trị mụn thâm không?
Theo chỉ định của thuốc, Ciacca vừa có tác dụng điều trị mụn trứng cá lại vừa có thể điều trị được mụn thâm.
Đối với mụn thâm, bạn có thể mất thời gian điều trị dài hơn so với điều trị mụn trứng cá nhưng hiệu quả vẫn khá cao.
Điều trị mụn bằng thuốc Ciacca mất thời gian bao lâu?
Thông thường nếu tình trạng mụn nhẹ, mụn xuất hiện ít thì cần 7 đến 15 ngày thì mụn sẽ được điều trị hết.
Tuy nhiên nếu mụn nhiều thì thời gian điều trị có thể kéo dài từ 3 đến 4 tuần.
Source: http://wp.ftn61.com
Category: Hỏi Đáp
Để lại một bình luận