Tóm tắt nội dung bài viết
Puracal
Nhóm thuốc :Khoáng chất và Vitamin
Dạng bào chế :
Viên nén dài bao phim
Đóng gói :Hộp 10 vỉ x 10 viên nén dài bao phim
SĐK :VD-2605-07
Nhà sản xuất : |
Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dược phẩm OPV – VIỆT NAM |
||
Nhà ĐK : | |||
Nhà phân phối : |
Chỉ định:
– Phòng & điều trị loãng xương ở phụ nữ, người có nguy cơ cao.
– Ðiều trị các bệnh lý xương: loãng xương, còi xương, nhuyễn xương, mất xương cấp & mãn, bệnh Scheuermann.
– Cung cấp Ca & vitamin D3 cho sự tăng trưởng hệ xương răng của trẻ em, thanh thiếu niên, tuổi dậy thì & các trường hợp tăng nhu cầu Ca: Phụ nữ có thai, cho con bú.
– Ðiều trị bổ sung Ca cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo.
Liều lượng – Cách dùng
Người lớn và trẻ nhỏ tuỳ theo nhu yếu phân phối Ca hàng ngày : 1 – 2 viên / ngày, uống với 1 ly nước sau khi ăn
Chống chỉ định:
Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc, người tăng Ca huyết, Ca niệu .
Tương tác thuốc:
Không uống thuốc trong vòng 3 giờ khi dùng tetracycline .
Tác dụng phụ:
Nhẹ và hiếm gặp : táo bón, ra mồ hôi, mặt đỏ bừng, HA thấp .
Chú ý đề phòng:
Thận trọng : Trong những trường hợp tăng Ca niệu nhẹ, chứng suy thận mãn hoặc có triệu chứng tích tụ Ca ở thận. Nên theo dõi nồng độ Ca trong nước tiểu .
Thông tin thành phần Calcium gluconate
Dược lực:Calcium gluconate là thuốc bổ sung calci .Dược động học :
Sự hấp thu calci ở ruột tỷ lệ nghịch với lượng calci ăn vào, vì vậy khi chế độ ăn ít calci sẽ dẫn đến tăng hấp thu bù, phần nào do tác động của vitamin D. Mức độ hấp thu giảm đáng kể theo tuổi. Các bệnh có kèm chứng phân có mỡ, ỉa chảy, kém hấp thu mạn tính ở ruột cũng tăng thải calci qua phân.
Sau khi dùng, lượng ion calci được thải qua nước tiểu là hiệu số lượng được lọc tại cầu thận và lượng được tái hấp thu. Sự tái hấp thu ở ống thận rất có hiệu lực vì có đến hơn 98% lượng ion calci lọc qua cầu thận được tái hấp thu vào máu. Hiệu quả tái hấp thu được điều hoà chính bởi hormon cận giáp và cũng bị ảnh hưởng bởi sự thanh lọc Na+, sự có mặt của các anion không bị tái hấp thu, và các chất lợi niệu. Thuốc lợi niệu tác động tại nhánh lên của quai henle làm tăng calci niệu. Ngược lại chỉ có thuốc lợi niệu thiazid là không gắn liền sự thải trừ Na+ và Ca++, dẫn đến giảm calci niệu. Hormon cận giáp luôn điều hoà nồng độ ion calci huyết bằng tác động lên ống thận. Calci niệu chỉ bị ảnh hưởng ít bởi chế độ ăn calci ở người bình thường. Một lượng calci đáng kể được thải trừ vào sữa trong thời kỳ cho con bú, một phần thải qua mồ hôi và qua phân.
Tác dụng :
Calci gluconat tiêm là nguồn cung cấp ion calci có sẵn và được dùng điều trị hạ calci huyết trong các bệnh cần tăng nhanh nồng độ ion calci huyết như: co giật do hạ calci huyết ở trẻ sơ sinh, do suy cận giáp, hạ calci huyết do bù chất điện giải, sau phẫu thuật cường cận giáp, thiếu vitamin D, nhiễm kiềm. Calci gluconat có thể được sử dụng như một chất bù điện giải, một chất chống tăng kali và magnesi huyết. Calci gluconat tiêm chỉ được tiêm bắp thịt, tiêm vào cơ tim, tiêm dưới da hoặc không được để thuốc thoát ra khỏi mạch vào các mô khi tiêm vì có thể gây hoại tử mô và hoặc tróc vẩy và apxe.
Calci gluconat dạng uống được dùng điều trị hạ calci huyết mạn và thiếu calci. HẠ calci huyết trong các trường hợp: suy cận giáp mạn và giả suy cận giáp, nhuyễn xương, suy thận mạn, hạ calci huyết do dùng thuốc chống co giật, hoặc khi thiếu vitamin D.
Giảm calci huyết gây ra các chứng: co giật, cơn tetani, rối loạn hành vi và nhân cách, chậm lớn và chậm phát triển trí não, biến dụng xương, thường gặp nhất là còi xương ở trẻ em và nhuyễn xương ở người lớn. Sự thay đổi xảy ra trong xương ống chân và thắt lưng, yếu toàn thân kèm đi lại khó và gẫy xương tự phát.
Calci gluconat tiêm cũng được dùng trogn trường hợp hạ calci huyết do ngộ độc ethylen glycol (phụ thuộc vào nồng độ calci trong máu), hạ calci huyết và hạ huyết áp do nhiễm độc toàn thân acid hydrofluoric.
Chỉ định :
Điều trị bằng thuốc chống co giật trong thời hạn dài ( tăng huỷ vitamin D ) .
Chế độ ăn thiếu calci, đặc biệt quan trọng trong thời kỳ nhu yếu calci tăng : thời kỳ tăng trưởng, thời kỳ mang thai, thời kỳ cho con bú, người cao tuổi .
Tăng Kali huyết, tăng magnise huyết.
Quá liều thuốc chẹn calci hoặc ngộ độc ethylen glycol.
Sau truyền máu khối lượng lớn chứa calci citrat gây giảm Ca++ máu.
Hạ calci huyết cấp ( tetani trẻ sơ sinh, do thiểu năng cận giáp, do hội chứng hạ calci huyết, do tái khoáng hoá sau phẫu thuật tăng năng cận giáp, do thiếu vitamin D ), dự trữ thiếu calci huyết khi thay máu .Liều lượng – cách dùng:
Cách dùng: calci gluconate có thể tiêm, uống hoặc dùng tại chỗ, tính theo calci nguyên tố.
Liều dùng:
Liều uống:
– Người lớn: chống giảm calci huyết hoặc bổ sung dinh dưỡng, uống 8,8 đến 16,5 g (800 – 1500 mg calci ion) mỗi ngày, chia làm nhiều liều nhỏ.
– Trẻ em: chống giảm calci huyết: uống 500 – 720 mg (45 – 65 mg calci ion)/kg/ngày, chia làm nhiều liều nhỏ.
Liều tiêm:
– Người lớn: chống giảm calci huyết cấp hoặc bồi phụ điện giải, tiêm tĩnh mạch 970 mg (94,7 mg calci ion) cho chậm với tốc độ không vượt quá 5 ml (47,5 mg calci ion)/phút. Liều có thể lặp lại nếu cần, cho tới khi kiểm soát được tetani.
Hội chứng xương tái khoáng hoá: calci gluconat pha loãng trong dung dịch đẳng trương và cho truyền tĩnh mạch liên tục với liều 0,5 – 1 mg/phút (cho tới 2 mg hoặc hơn mỗi phút).
Chống tăng kali huyết: tiêm tĩnh mạch 1 – 2 g (94,7 – 189 mg calci ion) cho chậm với tốc độ không vượt quá 5 ml (47,5 mg calci ion)/phút.
Chống tăng magnesi huyết: tiêm tĩnh mạch 1 – 2 g (94,7 – 189 mg calci ion) cho với tốc độ không vượt quá 5 ml (47,5 mg calci ion)/phút.
Liều kê đơn giới hạn cho người lớn là 15 g (1,42 g calci ion)/phút).
Trẻ em: chống hạ calci huyết cấp: tiêm tĩnh mạch 200 – 500 mg (19,5 – 48,8 mg calci ion) cho làm 1 liều duy nhất, với tốc độ không vượt qúa 5 ml (47,5 mg calci ion)/phút. lặp lại nếu cần, cho tới khi kiểm soát được tetani.
Thay máu ở trẻ sơ sinh: tiêm tĩnh mạch 97 mg (9,5 mg calci ion) cho sau mỗi lần thay 100 ml máu citrat.
Bỏng do acid hydrofluoric: bôi gel gluconat sau khi đã rửa bằng nhiều nước. Tiêm dưới da chỉ trong trường hợp này, có tác dụng rất tốt trong điều trị bỏng acid hydrofluoric ở da. Dùng kim tiêm cỡ 25 – 30, với liều lượng 0,5 ml/cm2 da, tiêm dưới da vào dưới mô bị bỏng.
Ngộ độc acid hydrofluoric toàn thân: thêm 20 ml dung dịch calci gluconat 10% (189 mg ion calci) vào 1 lít dịch truyền đầu tiên.
Chống chỉ định :Rung thất trong hồi sức tim ; bệnh tim và bệnh thận ; tăng calci huyết ; u ác tính phá huỷ xương ; calci niệu nặng và loãng xương do bất động ; người bệnh đang dùng digitalis ( vì rủi ro tiềm ẩn ngộ độc digitalis ) .Tác dụng phụ
Thường gặp: hạ huyết áp (chóng mặt), giãn mạch ngoại vi, táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn, đỏ da, nổi ban, đau và hoặc có cảm giác ấm lên hạơc nóng.
Ít gặp: vã mồ hôi, loạn nhịp, rối loạn chức năng tim cấp.
Hiếm gặp: huyết khối.
Thông tin thành phần Vitamin D3
Dược lực:
Chống còi xương, tăng sự hấp thu calci ở ruột, tác dụng lên sự biến dưỡng và hấp thu phosphocalci của xương .
Dược động học :
– Hấp thu: Vitamine D3 được hấp thu ở niêm mạc ruột nhờ muối mật và lipid, tích lũy ở gan, mỡ, xương, cơ và niêm mạc ruột, được đào thải chủ yếu qua đường mật một phần nhỏ.
– Phân bố: thuốc liên kết với alfa- globulin huyết tương.
– Chuyển hoá: trong cơ thể, vitamin D3 chuyển hoá ở gan và thận tạo ra chất chuyển hoá có hoạt tính là 1,25-dihydroxycholecalciferol nhờ enzym hydroxylase.
– Thải trừ: chủ yếu qua phân, một phần nhỏ thải qua nước tiểu, thời gian bán thải 19-48 giờ.
Tác dụng :
– Tham gia vào quá trình tạo xương: vitamin D3 có vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo xương nhờ tác dụng trên chuyển hoá các chất vô cơ mà chủ yếu là calci và phosphat. Vitamin D3 làm tăng hấp thu calci và phosphat ở ruột, tăng tái hấp thu calci ở ống lượn gần, tham gia vào quá trình calci hoá sụn tăng trưởng. Vì vậy vitamin D3 rất cần thiết cho sự phát triển bình thường của trẻ nhỏ.
– Điều hoà nồng độ calci trong máu: giúp cho nồng độ calci trong máu luôn hằng định.
– Ngoài ra, vitamin D3 còn tham gia vào quá trình biệt hoá tế bào biểu mô. Gần đây đang nghiên cứu về tác dụng ức chế tăng sinh tế bào biểu mô và tuyến tiết melanin, ung thư vú…
– khi thiếu vitamin D3, ruột không hấp thu đủ calci và phospho làm calci máu giảm, khi đó calci bị huy động từ xương ra để ổn định nồng độ calci máu nên gây hậu quả là trẻ em chậm lớn, còi xương, chân vòng kiềng, chậm biết đi, chậm kín thóp. Người lớn sẽ bị loãng xương, xốp xương, xương thưa dễ gãy. Phụ nữ mang thai thiếu vitamin D3 có thể sinh ra trẻ khuyết tật ở xương.
Chỉ định :
Còi xương.
Chứng co giật, co giật do thiếu calci.
Bệnh nhuyễn xương.
Liều lượng – cách dùng:
Còi xương:
phòng bệnh còi xương phải được thực thi sớm và liên tục đến hết 5 tuổi .
Mỗi 6 tháng dùng 1 liều 5 mg ( 200.000 UI ), liều dùng sẽ là 10 mg ( 400.000 UI ) nếu trẻ ít ra nắng hoặc da sậm màu .
Tạng co giật, co giật do thiếu calci:
điều trị bằng vitamine D giống như liều được chỉ định để ngừa còi xương và cần phối hợp với muối calci .
Đối với trẻ nhũ nhi và người lớn có thể dùng thuốc bằng đường uống.
Chống chỉ định :Những bệnh kèm hội chứng tăng calci trong máu, tăng calci trong nước tiểu, sỏi calci, quá mẫn với vitamine D, những bệnh nhân nằm bất động ( so với liều cao ) .Tác dụng phụ
Khi dùng quá liều có thể gây tăng chứng tăng calci huyết, tăng calci huyết, tăng calci niệu, đau nhức xương khớp. Nếu dùng kếo dài gây sỏi thận, tăng huyết áp.
Ngoài ra có thể gặp suy nhược, mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, giòn xương…
Lưu ý : Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ
Source: http://wp.ftn61.com
Category: Hỏi Đáp
Để lại một bình luận