Ethereum (ETH) là một nền tảng điện toán có tính chất phân tán, công cộng, mã nguồn mở dựa trên công nghệ Blockchain. Nó có tính năng hợp đồng thông minh (kịch bản), tạo thuận lợi cho các thỏa thuận hợp đồng trực tuyến. Nền tảng này bao gồm một máy ảo hoàn toàn Turing – Ethereum Virtual Machine (EVM), có thể thực thi các kịch bản bằng cách sử dụng một mạng lưới máy tính Ethereum. Ethereum cũng cung cấp một loại tiền mã hóa gọi là “Ether”, có thể được chuyển giữa các tài khoản và được sử dụng để trả công cho các thợ đào giúp thực hiện việc tính toán. “Gas” là một cơ chế giá giao dịch nội bộ, được sử dụng để giảm thiểu giao dịch rác (spam) và phân bổ các nguồn lực trên mạng lưới.
Ethereum đã được đề xuất vào cuối năm 2013 bởi Vitalik Buterin, một nhà nghiên cứu tiền mã hóa và nhà lập trình. Việc phát triển Ethereum ban đầu được tài trợ qua hình thức crowd funding (tài trợ đám đông) suốt tháng 7 và tháng 8 năm 2014. Hệ thống này đã được khởi động vào ngày 30 tháng 7 năm 2015, với 11,9 triệu đồng ether đã được đào sẵn (premined) để bán lại cho những người đã tài trợ. Số tiền này chiếm khoảng 13% tổng số ether được lưu hành.
Năm 2016, Ethereum bị chia rẽ thành hai blockchain, do sự sụp đổ của dự án DAO (Decentralized autonomous organization). Hai chuỗi có số lượng người sử dụng khác nhau, và nhánh thiểu số được đổi tên thành Ethereum Classic. Nhánh đa số giữ nguyên tên Ethereum.
Tóm tắt nội dung bài viết
Tương lai đồng Ethereum (ETH) năm 2021
2020 là năm mà những kỷ lục về giá liên tiếp đến với đồng Bitcoin. Trong khi đó, Ethereum – đồng tiền số lớn thứ 2 chỉ ngay sau Bitcoin được dự báo sẽ đột phá mạnh mẽ trong năm 2021. Liệu Ether sẽ lặp lại những gì mà Bitcoin đã từng làm được?
Dự đoán về giá ETH vào năm 2021
Dự đoán trung hạn
Simon Dedic – nhà đồng sáng lập Blockfyre Simon, đồng thời cũng là đối tác quản lý tại Moonrock Capital, dự đoán ETH sẽ đạt mức 800 USD vào cuối năm 2021.
Trang web fxleaders.com dự đoán giá ETH sẽ ở khoảng 1.500 – 2.000 USD vào 6 tháng đầu, và 3.500 – 5.000 USD trong 6 tháng tiếp theo. Theo tác giả Skerdian Meta của fxleaders.com, các yếu tố thúc đẩy giá ETH gồm: ETH sẽ là đồng tiền trú ẩn an toàn, tâm lý thị trường, COVID-19, dòng tiền, nền kinh tế toàn cầu.
Longforecast – Cơ quan Dự báo Kinh tế (EFA) chuyên về các dự báo thị trường tài chính tầm xa dự đoán ETH sẽ đạt 1.694 USD vào cuối năm 2021.
Nhà phân tích Tom Yeung của InvestorPlace Markets cho rằng ETH sẽ có giá 2.500 USD vào năm 2021.
Tác giả Annting Bityard đến từ techbullion.com mong đợi giá ETH sẽ giao động trong khoảng 1.600-1.800 USD vào cuối quý 1 năm 2021.
James Todaro là một nhà đầu tư tiền điện tử chuyên nghiệp và là đối tác quản lý tại Blocktown Capital, dự đoán ETH có tiềm năng đạt mức vốn hóa thị trường 1 tỷ USD nhờ sự phát triển của ngành công nghiệp DeFi. Theo ước tính này, giá Ethereum có thể tăng lên 9.000 USD.
Dự đoán dài hạn
Trong dài hạn, Simon Dedic tin rằng đồng tiền điện tử ETH sẽ tăng lên ở mức 9.000 USD.
Trang Web fxleaders.com dự đoán trong 3 năm tiếp theo, mỗi ETH sẽ đạt được 25.000 USD.
Tại sao ETH tăng giá?
ETH 2.0
Vào ngày 01/12/2020, Ethereum 2.0 đã chính thức khởi động thành công. Trong ETH 2.0, tỷ lệ lạm phát được cho là sẽ giảm xuống còn 0,5% mỗi năm so 4% như trước đây. Điều này là một phần nguyên nhân gây ảnh hưởng đến cung-cầu ETH. Qua đó gia tăng độ khan hiếm đối với đồng tiền này. Ngoài ra, 1,87% nguồn cung lưu hành của ETH hiện đang bị khóa trong hợp đồng ký gửi ETH 2.0 trong vòng 2 năm. Những nguyên nhân này có thể là động lực thúc đẩy giá cả trong tương lai.
Sự bùng nổ của DeFi và NFT
2020 là năm chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của DeFi và NFT. Khối lượng giao dịch DeFi năm 2020 không có gì phải bàn cãi. Bên cạnh đó, NFT đã cho thấy tiềm năng lớn với số lượng ví hoạt động độc lập trên Rarible (thị trường dành riêng cho NFT) đã tăng từ khoảng 200 lên hơn 1.500 vào tháng 9 năm 2020.
Sự bùng nổ của DeFi và NFT chưa dừng lại trong năm 2021. Ngày càng nhiều Dapp về NFT và DeFi mới ra đời, giá trị thị trường vẫn đang tăng vọt với 28,5 tỷ đô la ở thời điểm hiện tại. Những kỳ vọng về Dapp trong năm 2021 được cho là nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng trưởng của ETH.
ETH đang khan hiếm
Trữ lượng ETH trên các sàn giao dịch đã giảm xuống mức thấp nhất từ trước đến nay và vẫn tiếp tục giảm. Số lượng ETH trên các sàn giao dịch đã giảm 16% kể từ tháng 5/2020. Từ 25 triệu vào ngày 30/8/2020 xuống chỉ còn 21 triệu vào ngày 21/1/2021.
- Chú thích:
- Đường màu đỏ: Số lượng ETH trong tất cả các ví của sàn giao dịch.
- Đường màu đen: Giá ETH.
Hiện tượng này cho thấy nhiều nhà đầu tư đang có xu hướng lưu trữ ETH ở ví cá nhân trong dài hạn thay vì trade. Bên cạnh đó, biểu đồ thống kê trên Cryptoquant.com cũng cho thấy giá càng tăng thì số lượng ETH được rút ra khỏi sàn giao dịch càng tăng lên. Nếu tình trạng này tiếp tục duy trì trong năm 2021 thì đây rõ ràng là một tín hiệu tích cực đối với giá ETH.
Diễn biến giá của Bitcoin
Trên thực tế, Ethereum và những đồng altcoin khác chịu sự chi phối của đồng Bitcoin. BTC luôn đạt giá trị vốn hóa thị trường Crypto lớn nhất kể từ khi nó ra đời cho đến nay. Là đồng tiền số phổ biến và nổi tiếng nhất, mỗi diễn biến của Bitcoin đều tác động mạnh đến toàn bộ thị trường. Sự thống trị tuyệt đối của Bitcoin thể hiện qua Bitcoin dominance (% vốn hóa thị trường của BTC) khi chỉ số này rất ít khi giảm xuống dưới 50%.
Bitcoin Dominance có dấu hiệu giảm kể từ năm 2017 đến nay nhưng vẫn duy trì ở mức cao. Khoảng thời gian chỉ số này giảm dưới 50% chỉ diễn ra vào cuối năm 2017 cho đến tháng 7 năm 2018.
Triển vọng ứng dụng Blockchain
Vào ngày 4 tháng 1 năm 2021 vừa qua, văn phòng kiểm soát tiền tệ quốc tế (OCC) đã công bố một văn bản liên quan đến việc ứng dụng stablecoin trong ngân hàng.
Cụ thể, OCC giải thích về việc các ngân hàng có thể sử dụng các công nghệ mới. Bao gồm mạng xác minh nút độc lập (INVN) và stablecoin để thực hiện các hoạt động thanh toán. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với hệ sinh thái của Ethereum vì stablecoin là token Erc-20 được giữ ở một giá trị cố định. Bằng cách sử dụng các stablecoin, ETH chính là cơ sở hạ tầng của mạng lưới thanh toán trong ngân hàng.
Quy định chung từ chính phủ
Tiền điện tử chỉ được phổ biến hơn khi được chính phủ công nhận như một phương tiện thanh toán hoặc tài sản hợp pháp. Hãy thử hình dung khi một quốc gia đông dân như Trung Quốc sử dụng Ethereum làm phương thức thanh toán. Lúc này, nhu cầu Ethereum tăng cao đồng nghĩa với giá của nó sẽ tăng lên mức đáng kể. Hoặc nếu Uỷ ban chứng khoán Mỹ (SEC) cho phép một quỹ ETF dành cho BTC thì điều gì sẽ xảy ra?
Mặc dù vậy ở thời điểm này, một số quốc gia vẫn giữ luật cấm với tiền điện tử. Nếu những nước có nhiều nhà đầu tư tiền điện tử đột ngột ban hành luật cấm đối với Crypto. Điều này sẽ dẫn đến ảnh hưởng cực kỳ tiêu cực đến toàn bộ thị trường. Nhưng bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra và nó vẫn tồn tại như một rủi ro lớn khi bạn đầu tư vào lĩnh vực này.
Có nên đầu tư Ethereum trong năm 2021 nữa không?
Nếu dựa vào những dự đoán giá, tình hình phát triển trong năm 2020 và đầu năm 2021 của Ether thì đây là khoản đầu tư đầy tiềm năng. ETH ngày càng khan hiếm, các quỹ đầu tư lớn đang đổ tiền vào đồng tiền số này nhiều hơn, đặc biệt là sự bùng nổ hứa hẹn của Dapp. Tất cả đều phát đi tín hiệu tích cực cho một đợt tăng giá mạnh mẽ trong năm 2021.
Hợp đồng thông minh Ethereum là gì?
Vào tháng 7/2015, phiên bản Beta của ETH đã phát hành và đem đến cho Ethereum một bộ mặt mới khi hoạt động trên hợp đồng thông minh (smart contract).
Bạn có thể hiểu đơn giản Hợp đồng thông minh là một thuật toán tự động được thực hiện khi các điều kiện cho trước thoả mãn mà không có bất cứ sự can thiệp nào của con người. Các hợp đồng thông minh này một khi đã được xác nhận bởi Ethereum Blockchain thì không thể tự ý thay đổi hoặc huỷ bỏ. Ethereum sử dụng hợp đồng thông minh cho Blockchain riêng của mình, công nghệ này của Ethereum cho phép blockchain theo dõi được tất cả giao dịch và những thỏa thuận, cam kết liên quan. Đó chính là tiềm năng mà ETH mang lại, và hiện nay hợp đồng thông minh dần dần được áp dụng bởi các nhà phát triển từ lĩnh vực cá cược (gambling) đến ngân hàng (banking).
Giá trị của Ethereum là gì?
Giá trị của đồng tiền Ethereum được quyết định hoàn toàn dựa vào nguồn khai thác từ các thợ đào. Cũng như Bitcoin số lượng Ethereum là hữu hạn khi càng có nhiều người mong muốn sỡ hữu nó thì giá trị của nó sẽ càng tăng cao. Phiên bản hiện tại của Ethereum là Homestead sử dụng thuật toán bằng chứng công việc PoW. Theo nhà phát triển thì mỗi khối mới được tạo ra sẽ mất từ 15s – 17s, tương đương với 5 ETH.
Ethereum hiện nay vẫn còn tương đới mới mẻ với nhiều người, được sử dụng phổ biến tại Châu ÂU. Nền tảng Ethereum cũng còn tương đối non trẻ trước những biến động từ thị trường tài chính. Sự thay đổi chóng mặt về giá khiến cho đồng tiền ảo này trông ít có giá trị với một số người, nhưng bên cạnh đó lại là cơ hội cho các nhà đầu tư thông minh khác.
Các điểm khác biệt cơ bản so với Bitcoin
Về nguồn gốc, Bitcoin được tạo ra như một loại tiền tệ và để lưu trữ giá trị. Còn Ethereum được tạo ra như một nền tảng giao dịch hợp đồng thông minh phân tán. Lưu ý rằng Bitcoin cũng có thể xử lý được hợp đồng thông minh, và Ethereum cũng có thể được sử dụng như một loại tiền tệ. Ngoài ra, giữa Bitcoin và Ethereum còn có những điểm khác biệt cơ bản sau:
Thời gian tạo khối Ethereum mới là 14 tới 15 giây thay vì 10 phút trong Bitcoin.
Việc sử dụng giao thức GHOST giúp giao dịch Ether nhanh hơn Bitcoin.
Số lượng Bitcoin bị giới hạn ở mức 21 triệu với phần thưởng giảm còn một nửa sau mỗi 4 năm. Còn Ethereum thì không giới hạn số lượng ether. Lượng lạm phát ether hàng năm không được xác định rõ. Các ngân hàng trung ương thường thích Ethereum hơn vì cách phát hành tiền này.
Phí giao dịch của Ethereum được trả bằng Gas (quy đổi được ra ether), được tính dựa trên khối lượng tính toán, băng thông, lưu trữ. Còn phí giao dịch Bitcoin bị cạnh tranh trực tiếp với nhau để vào được khối của Bitcoin mà bị giới hạn.
Ethereum cho phép chạy mã Turing-complete, cho phép mọi tính toán được thực thi nếu có đủ khả năng tính toán và thời gian. Tuy nhiên điều này cũng mang lại nhiều rủi ro bị tấn công hơn cho Ethereum so với cấu trúc đơn giản hơn của Bitcoin.
Có 13% số ether được bán cho lượng người đã tài trợ dự án ban đầu. Còn những người đầu tiên đào Bitcoin nắm giữ số lượng lớn lượng Bitcoin đang phát hành.
Ethereum chống lại việc sử dụng ASIC như Bitcoin. Người đào Ethereum phải sử dụng card đồ họa vì hàm băm của Ethereum yêu cầu sử dụng bộ nhớ.
Ethereum chống lại việc đào mỏ tập trung bằng cách sử dụng giao thức Ghost.
Bitcoin đã có một lịch sử chưa bao giờ can thiệp vào dữ liệu trên sổ cái. Còn Ethereum đã phải chia nhánh sau khi DAO bị tấn công.
Để lại một bình luận