Công nghiệp hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình phát triển vì nó đưa cả nền sản xuất vật chất và đời sống văn hóa – xã hội của đất nước lên trình độ mới. Đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, công nghiệp hóa có vai trò tạo điều kiện, tiền đề vật chất – kỹ thuật cho chế độ xã hội chủ nghĩa. Ở mỗi thời kỳ lịch sử, căn cứ vào tình hình kinh tế – xã hội, công nghiệp hóa có nội dung và bước đi cụ thể, phù hợp. Đối với Việt Nam, khi chính thức bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng chủ trương tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, và từ cuối thế kỷ XX đến nay, quá trình này được xác định đầy đủ là công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó là một quá trình kinh tế, kỹ thuật – công nghệ và kinh tế – xã hội toàn diện, sâu rộng nhằm chuyển đổi nền sản xuất và xã hội Việt Nam từ trình độ nông nghiệp lạc hậu lên trình độ công nghiệp với các trình độ công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại, văn minh.
Trên cơ sở tổng kết công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay và bám sát bối cảnh, yêu cầu, nhiệm vụ mới, Đại hội XIII của Đảng nêu rõ chủ trương: “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”.
Lịch sử nhân loại đã chứng kiến 4 cuộc cách mạng công nghiệp
Đến nay, lịch sử nhân loại đã chứng kiến 4 cuộc cách mạng công nghiệp, cũng là các cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật nói chung. Cuộc thứ nhất, vào cuối thế kỷ XVIII, khai sinh ra nền công nghiệp cơ khí, tạo ra dây chuyền sản xuất hàng loạt, sản xuất hàng hóa, kinh tế thị trường… Cuộc thứ hai diễn ra vào cuối thế kỷ XIX, đưa đến sự ra đời của nền công nghiệp và xã hội điện khí hóa; tạo tiền đề để chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh lên độc quyền đế quốc. Cuộc thứ ba, vào giữa thập kỷ 70 của thế kỷ XX, mở ra thời đại điện tử hóa, tin học hóa. Cuộc thứ tư, từ đầu thế kỷ XXI, đánh dấu bước ngoặt chuyển đổi số của toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của con người. Mỗi cuộc cách mạng tạo ra một trình độ công nghệ ngày càng hiện đại cho quá trình công nghiệp hóa lâu dài của nhân loại.
Các chuyên gia trên thế giới đã khái quát 4 trình độ công nghiệp hóa từ thấp đến cao. Thấp nhất là trình độ lắp ráp (Assemblement); tiếp đó là trình độ sản xuất với kỹ thuật riêng (Own Engineering Manufacturing-OEM); cao hơn là trình độ sản xuất với thiết kế riêng (Own Design Manufacturing-ODM) và cao nhất là trình độ sản xuất với thương hiệu riêng (Own Brand Manufacturing-OBM).
Để tiến lên trình độ công nghiệp hóa ngày càng cao, mỗi quốc gia nhất thiết phải có một số ngành xản xuất công nghiệp nền tảng, mà thiếu chúng thì không thể triển khai các ngành công nghiệp khác. Các ngành luyện kim, cơ khí, chế tạo, năng lượng, hóa chất… chính là những nền tảng cho các ngành công nghiệp khác có điều kiện, tiền đề xây dựng, phát triển.
Trên thực tế, không ít quốc gia đã không dành sự quan tâm ở tầm chiến lược cho các ngành công nghiệp này. Hệ quả trực tiếp là nền sản xuất công nghiệp quốc gia về cơ bản dừng lại ở trình độ lắp ráp và các ngành công nghiệp phụ trợ cũng không thể phát triển, nền công nghiệp quốc gia ngày càng lép vế trước các cơ sở công nghiệp FDI. Trước thực trạng này, Đại hội XIII xác định: “Xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh. Tập trung phát triển những ngành công nghiệp nền tảng, nhất là công nghiệp cơ khí, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ”.
Trong thế giới ngày nay, quá trình công nghiệp hóa của mỗi quốc gia không thể tiến hành biệt lập, khép kín mà phải đặt trong chuỗi sản xuất – kinh doanh toàn cầu. Đối với Việt Nam, đòi hỏi này trở nên bức thiết gấp bội vì nền kinh tế nước ta đã hội nhập rất sâu với nền kinh tế thế giới: giá trị tổng kim ngạch xuất nhập khẩu bằng 160-200% GDP trong những năm vừa qua. Trên ý nghĩa rất lớn, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta cũng là quá trình cơ cấu lại nền kinh tế theo lợi thế cạnh tranh; đảm bảo tự chủ kinh tế quốc gia thông qua đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất – kinh doanh. Để định hướng cho quá trình chuyển đổi quan trọng này, Đại hội XIII chỉ rõ: “Cơ cấu lại công nghiệp, nâng cao trình độ công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi sang công nghệ số, nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế, có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào các chuỗi giá trị toàn cầu”
Xem thêm: Làm Thế Nào Để Active Windows 7
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
Xem thêm: Văn hóa công sở là gì?
Các quốc gia công nghiệp phát triển và các quốc gia công nghiệp hóa mới đều thành công trên con đường công nghiệp hóa nhờ biết xác định kịp thời mô hình công nghiệp hóa phù hợp với bối cảnh thế giới và điều kiện cụ thể của đất nước. Chỉ tính từ giữa thế kỷ XX đến nay, đã có 2 mô hình công nghiệp hóa rất thành công. Mô hình thay thế nhập khẩu đã biến các quốc gia Braxin, Mêhicô, Áchentina và Chilê thành các “con hổ” Mỹ La tinh. Sau đó, mô hình hướng xuất khẩu đã đem lại sự phát triển thần kỳ cho các “con hổ” Đông Á: Xinhgapo, Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan. Đến đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, Việt Nam đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo phương châm hướng xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu ở những lĩnh vực, mặt hàng có lợi thế. Quá trình này đã góp phần đem lại cho đất nước những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; tuy nhiên, như Đại hội XIII kiểm điểm: “công nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa đạt được mục tiêu đề ra”.
Với tính cách thị trường thương mại, thế giới ngày nay đã bị các hiệp định thương mại tự do, nhất là các hiệp định thế hệ mới biến thành một thị trường liên hoàn, thố ng nhất. Ở đó, đã và sẽ nhanh chóng mất đi sự phân biệt giữa thị trường quốc nội và thị trường quốc tế. Trong bối cảnh mới như vậy, các mô hình công nghiệp hóa nêu trên hiển nhiên là không còn chỗ đứng. Việt Nam cũng như các quốc gia khác, rất cần xác định mới mô hình công nghiệp hóa, vừa thích ứng với chuỗi giá trị toàn cầu, cách mạng công nghiệp lần thứ tư…, vừa phù hợp với điều kiện, mục tiêu, yêu cầu của nước nhà. Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021-2030 được thông qua tại Đại hội XIII nêu rõ mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời kỳ mới: “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên nền tảng của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và những thành tựu công nghệ của cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đẩy mạnh phát triển một số ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế và còn dư địa lớn để làm động lực cho tăng trưởng theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực, thế giới”.
Một số ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ mới, công nghệ cao được xác định là những ưu tiên phát triển bao gồm: công nghệ thông tin và truyền thông, công nghiệp điện tử – viễn thông, công nghiệp sản xuất rô-bốt, ô tô, thiết bị tích hợp vận hành tự động, điều khiển từ xa, công nghiệp sản xuất phần mềm, sản phẩm số, công nghiệp an toàn thông tin, công nghiệp dược phẩm, sản xuất chế phẩm sinh học, công nghiệp môi trường, công nghiệp năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, năng lượng thông minh, công nghiệp chế biến, chế tạo phục vụ nông nghiệp và vật liệu mới…
Có thể khái quát, với tầm nhìn chiến lược, bám sát nền sản xuất công nghiệp và kinh tế công nghiệp của thế giới hiện đại, Đại hội XIII của Đảng đã kế thừa và bổ sung, phát triển đường lối, chủ trương tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước từ nay đến giữa thế kỷ XXI. Đây là cơ sở quan trọng hàng đầu để Chính phủ và các cấp, các ngành xây dựng những chính sách cụ thể, kịp thời và hiệu quả nhằm hoàn thành mục tiêu đất nước có nền công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2025 và có nền công nghiệp hiện đại vào năm 2030.
Minh Trí
Source: http://wp.ftn61.com
Category: Thủ Thuật
Để lại một bình luận