Cũng như các loại vitamin khác, vitamin D là một loại vitamin có nhiều lợi ích đối với sức khỏe của con người. Vậy vitamin D là gì? có tác dụng gì? Mời các bạn, đặc biệt là những bạn nào chưa nắm rõ cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích này ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Vitamin D là gì?
Vitamin D là một loại vitamin tan được trong chất béo, thường bao gồm một nhóm các secosteroids có thể hòa tan, giúp tăng hấp thụ các chất như magie, canxi và photphat ở trong ruột.
Vitamin D sau khi hấp thu được trong đường ruột sẽ được lưu trữ trong cơ thể, đặc biệt là ở các mô mỡ để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Loại vitamin này còn có tên gọi khác là “vitamin ánh nắng”, thuộc một trong các hợp chất bao gồm vitamin D-1, D-2 và D-3. Theo nghiên cứu, vitamin D có thể được sản xuất trong cơ thể khi da chúng ta tiếp xúc đủ với tia cực tím có từ ánh sáng mặt trời.
Người ta cho rằng, vitamin D được tìm thấy ở 2 dạng chính:
- Vitamin D2 (ergocalciferol): Thường là các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, con người có thể bổ sung vào cơ thể qua chế độ ăn uống.
- Vitamin D3 (cholecalciferol): Chủ yếu có trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực phẩm chức năng, điển hình là có nhiều trong lòng đỏ trứng và các loại cá béo.
Bạn sẽ cần tìm hiểu thêm:
Vitamin D có tác dụng gì?
Theo nghiên cứu, vitamin D là một loại vitamin có rất nhiều tác dụng và lợi ích đối với sức khỏe của con người, cụ thể:
Cải thiện hệ miễn dịch
Thường thì vào mùa lạnh do có ít ánh nắng từ mặt trời, con người chúng ta sẽ dễ bị thiếu vitamin D, từ đó dễ mắc phải các bệnh như cảm, cúm, sổ mũi và các bệnh về hô hấp khác. Và việc bổ sung vitamin D sẽ giúp cải thiện, tăng cường hệ miễn dịch, giúp kích thích các tế bào có lợi chống lại các tác nhân có hại nhằm bảo vệ sức khỏe.
Một cuộc khảo sát đã diễn ra, kết quả cho thấy những người có lượng vitamin D trên 30 nanogram sẽ ít bị cúm, sốt so với những người có lượng vitamin D dưới 10 nanogram/1 ml máu.
Ở trẻ em, nếu mỗi ngày nạp đầy đủ vào cơ thể 1.200 (IU) vitamin D trong 4 tháng mùa đông liên tiếp sẽ giúp giảm đến 40% nguy cơ bị sốt cúm A.
Không những vậy, vitamin D3 còn có khả năng tuyệt vời trong việc chữa lành các vết thương ở da. Nhờ vào việc nâng cao khả năng miễn dịch, loại vitamin này có tác dụng trong việc ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, giúp hạn chế tổn thương, nhiễm trùng ở vết thương và giúp mau hồi phục.
Giúp xương phát triển chắc khỏe
Đây là một lợi ích không thể thiểu của vitamin D mà không phải ai cũng biết. Nhờ vào khả năng kiểm soát canxi, vitamin D rất có ích trong việc duy trì nồng độ photpho và giúp điều chỉnh hàm lượng canxi có trong máu nhằm giữ cho xương luôn chắc khỏe.
Nếu không hấp thụ đủ lượng vitamin D, chúng ta sẽ dễ gặp phải các vấn đề về xương như loãng xương, mềm xương, còi xương, đau nhức các cơ xương khớp cùng nhiều chấn thương, tổn thương khác ở xương.
Tình trạng này lâu dài sẽ khiến mật độ xương giảm xuống và cơ bắp cũng dễ trở nên suy yếu, không còn dẻo dai như trước, đặc biệt là gặp nhiều ở những người cao tuổi và những phụ nữ sau mãn kinh.
Trẻ em khi không bổ sung đủ vitamin D còn có nguy cơ cao bị còi xương, các biểu hiện thường gặp là lười ăn, lười bú mẹ.
Giúp làm giảm chứng trầm cảm
Vitamin D có tác dụng gì? Có một tác dụng của vitamin D mà không phải ai cũng biết đó là giúp làm giảm chứng trầm cảm. Việc bổ sung vitamin D đều đặn còn giúp điều chỉnh tâm trạng, giúp hạn chế tâm lý tiêu cực, trong đó có chứng trầm cảm.
Phòng chống ung thư
Đây là một công dụng của vitamin D không thể không nhắc đến. Loại vitamin này có vai trò quan trọng giúp điều chỉnh, kiểm soát sự phát triển của tế bào trong cơ thể.
Calcitriol là một loại chất chuyển hóa cũng có liên quan tới vitamin D có khả năng giảm thiểu sự phát triển của các tế bào ung thư. Khi đó, chất này sẽ giúp làm chậm, làm giảm tăng sinh tế bào, từ đó giúp tiêu diệt hiệu quả các tế bào ung thư. Chính vì vậy mà đây cũng là một trong những tác dụng tuyệt vời của vitamin D.
Hàng ngày, nếu chúng ta bổ sung 1,100 IU (27.5 gram) vitamin D cùng với lượng canxi phù hợp sẽ giúp phòng chống nguy cơ mắc các bệnh ung thư lên tới 60%.
Làm giảm nguy cơ tiểu đường
Vitamin D cũng có hiệu quả trong việc làm giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2. Những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 khi không bổ sung đầy đủ lượng vitamin D sẽ gặp phải nhiều vấn đề trong việc điều tiết insulin và glucose.
Một nghiên cứu ở trẻ sơ sinh cho thấy, nếu mỗi ngày nạp đủ 2.000 IU vitamin D sẽ ít có nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 1 dưới 88% ở độ tuổi 32.
Hạn chế nguy cơ mắc bệnh
Khi cơ thể thiếu hụt vitamin D, con người dễ mắc phải các bệnh như tự kỷ, tăng mức độ hen suyễn, cúm, tim mạch, huyết áp, bệnh Alzheimer, viêm khớp dạng thấp… đặc biệt là tử vong khá cao.
Do đó, việc cung cấp đầy đủ vitamin D sẽ giúp phòng tránh các bệnh lý một cách hiệu quả.
Tốt cho phụ nữ mang thai
Không chỉ tốt cho người bình thường mà vitamin D còn cực kỳ tốt cho phụ nữ mang thai. Việc bổ sung vitamin D trong thời kỳ thai nghén sẽ giúp phòng tránh nguy cơ tiền sản giật, khó sinh và các vấn đề về vùng kín hoặc giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường khi mang thai.
Tuy nhiên, chị em nên bổ sung vitamin D với lượng phù hợp, tránh bổ sung quá liều lượng vì sẽ dễ gây ra nhiều vấn đề làm ảnh hưởng đến quá trình bé bổ sung thực phẩm sau này. Chị em có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng vitamin D cần bổ sung sao cho hợp lý.
Ngoài ra, trẻ em khi không cung cấp đầy đủ vitamin D cũng có nguy cơ cao gặp phải các dị ứng, bệnh chàm, viêm da dị ứng, hen suyễn. Vì vậy, cha mẹ nên cho bé bổ sung lượng vitamin D thích hợp.
Lượng vitamin D cần thiết cho mỗi người
Thông thường, để kiểm tra xem một người có bị thiếu hụt vitamin D hay không, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kiểm tra máu của người đó, thực hiện đo bằng cách nhờ vào việc lưu trữ lượng calcidiol hoặc 25(OH)D. Theo nguyên tắc, nếu có trên 20 ng/Ml thì được coi là đủ, còn nếu có dưới 12 ng/mL thì là chưa đủ.
Đã có rất nhiều nghiên cứu về lượng vitamin D cần thiết cho một người, và tùy thuộc vào độ tuổi thì sẽ cần bổ sung lượng vitamin D khác nhau:
- Đối với trẻ sơ sinh, trẻ từ 0 – 12 tháng: Lượng vitamin D cần thiết là 400 IU (10 mcg)
- Đối với trẻ em và người lớn, từ 1 – 70 tuổi: Lượng vitamin D cần thiết là 600 IU (15 mcg)
- Đối với người cao tuổi, phụ nữ có thai hoặc cho con bú: Lượng vitamin D cần thiết là 800 IU (20 mcg)
Thường thì vitamin D có nhiều ở những loại thực phẩm như: Dầu gan cá tuyết, hàu, nấm, cá hồi, cá ngừ đóng hộp, lòng đỏ trứng, cá trích, cá mòi, thực phẩm bổ sung, tôm… Chúng ta nên bổ sung một cách cân đối vào bữa ăn hàng ngày để giúp cung cấp đầy đủ lượng vitamin D cho cơ thể.
Như vậy, vitamin D là một loại vitamin rất có ích đối với sức khỏe của chúng ta. Nó góp phần vào việc duy trì một cơ thể khỏe mạnh, giúp xương chắc khỏe, hạn chế được nhiều bệnh lý nguy hiểm. Chính vì vậy, mọi người nên bổ sung một cách hợp lý vitamin D vào chế độ ăn uống của mình nhé.
Bài viết: Vitamin D là gì và có tác dụng gì?
Nguồn ST
Để lại một bình luận