CÁCH CHÀO TẠM BIỆT BẰNG TIẾNG ANH MỘT CÁCH NGHIÊM TÚC, LỊCH SỰ, TRANG TRỌNG (FORMAL)
1. Goodbye (tạm biệt)
– Bạn có biết “goodbye” có nguồn gốc là “godbwye”, là viết tắt của cụm từ “God be with you” (chúa ở bên bạn), lúc đầu được mọi người trong công giáo sử dụng để ước những điều tốt đẹp khi tạm biệt một ai đó. Trải qua quá trình thời gian ngày nay cụm từ này được chuyện thành “goodbye” và được sử dụng rộng rãi hơn trên toàn thế giới.
Bạn đang đọc: 16 cách chào tạm biệt trong Tiếng Anh
– Tuy nhiên tất cả chúng ta chỉ dùng “ goodbye ” trong những trường hợp trang nghiêm với nghĩa “ tôi sẽ không gặp lại bạn nữa ” như khi bạn giận giữ chia tay bè bạn, tình nhân hay một ai đó. Do đó bạn nhớ xem xét khi sử dụng “ goodbye ” nhé .
2. Farewell (tạm biệt)
– “Farewell” ít được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, thông thường chúng ta chỉ nói “farewell” khi chúng ta chia tay (đưa tiễn) một ai đó mà rất khó hoặc rất lâu mới gặp lại, thường kèm theo tâm trang buồn.
3. Have a good / nice day, week, … (Chúc bạn / ace một ngày vui vẻ/tốt lành)
– Khi bạn muốn chào tạm biệt ai đó có quan hệ không quá gần gủi với mình bạn có thể nói “have a good/nice day, week, …” ví dụ như khi chào tạm biệt khách hàng của mình.
4. Take care (bảo trọng)
– “Take care” có thể được sử dụng cho cả trường hợp thân mật và không thân mật. Do đó khi tạm biệt bất kì một ai bạn cũng có thể sử dụng cụm từ này.
CÁCH CHÀO TẠM BIỆT BẰNG TIẾNG ANH MỘT CÁCH GẦN GỦI, THÂN MẬT (CASUAL, INFORMAL)
5. Bye (chào, tạm biệt)
– “Bye” là cách chào tạm biệt gần gủi được sử dụng rộng rãi nhất bằng tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày để tạm biệt người thân, bạn bè, đồng nghiệp, kể cả khách hàng của bạn bằng tiếng Anh, do đó bạn có thể yên tâm nói “bye” khi muốn chào tạm biệt bất kì ai nhé.
6. Bye bye
– “Bye bye” thường được sử dụng khi trẻ con chào tạm biệt người lớn hoặc ngược lại khi người lớn chào tạm biệt trẻ con. Khi hai người lớn sử dụng “bye bye” để tạm biệt nhau thì nghe có vẻ hơn trẻ con và “dê dê”, do đó bạn cân nhắc khi sử dụng “bye bye” nhé.
7. Later + man/girl/bro/sis, … (gặp sau nhé)
– “Later” là cách chào tạm biệt suồng sả, ngắn gọn khá hay trong tiếng Anh, được đi kèm bởi danh xưng như bro/sis, girl, man, friend, … Bạn có thể sử dụng “later + danh xưng” để chào tạm biệt những người khá thân với mình.
8. See you (gặp sau nhé)
– “See you” là cách chào vắn tắt của “see you later”, được dùng trong các trường hợp gần gủi, thân mật. Bạn lưu ý cách phát âm “see you” chúng ta nói giống như “see ya”.
9. See you later / talk to you later (gặp sau nhé, hẹn gặp lại, nói chuyện sau nhé)
– Chúng ta cũng có thể sử dụng “see you”, “see you later”, “/talk to you later” để chào tạm biệt hầu hết tất cả mọi người một cách thân mật. Nếu bạn đang nói chuyện với người khác qua điện thoại thì bạn có thể chào tạm biệt bằng “talk to you later”. Bạn cũng lưu ý “you” chúng ta sẽ phát âm nhẹ như “ya” (xem video bên dưới).
10. Have a good one (Có một ngày, tuần, … tốt lành)
– One trong “have a good one” có thể là một ngày (chúc bạn một ngày tốt lành), một tuần, một chuyến đi, … Thay vì nói “have a good day” bạn cũng có thể nói “have a good one”. Cách nói này nghe có vẻ thoải mái và thân thiết, tuy nhiên không thông dụng lắm và nhiều người không thích nghe bằng “have a good day”. Do đó bạn hãy cân nhắc khi sử dụng nhé.
11. Keep in touch / stay in touch (giữ liên lạc nhé)
– Bạn cũng có thể nói “keep in touch / stay in touch” để chào tạm biệt và nhắc người đó tiếp tục giữ liên lac với bạn.
CHÀO TẠM BIỆT TRONG TIẾNG ANH BẰNG TIẾNG LÓNG (SLANG)
12. Catch you later (gặp sau nhé)
– Đôi khi bạn cũng thấy người bản ngữ nói “catch you later” thay vì “see you later”. Cách chào tạm biệt này trong tiếng Anh xã giao hơn “see you later”.
13. Peace / peace out (tạm biệt)
– Cách nói này thịnh hành nhiều năm trước đây hiện nay ít được sử dụng hơn. Đôi khi bạn cũng nghe người bản ngữ nói “peace / peace out” để tạm biệt những người bạn gần gủi của họ. Nhưng bạn lưu ý không dùng cách chào tạm biệt này trong các mối quan hệ làm ăn.
14. I’m out / I’m out of here” (“Đi đây”)
– Tương tự như “peace / peace out”, bạn cũng có thể chào tạm biệt suồng sả bằng cách nói “I’m out / I’m out of here” theo cách dùng của người bản ngữ. Bạn cũng lưu ý cách chào này ngắn gọn, suồng sả, không dùng trong các mối quan hệ làm ăn.
15. I gotta go (tôi phải đi rồi)
– “I gotta go” = “I need to go” Cách chào này cũng tương tự như “tôi phải đi đây” trong tiếng Việt về cả ngữ nghĩa và ngữ cảnh, do đó bạn có thể sử dụng như bạn vẫn nói “tôi phải đi rồi / tôi phải đi đây” mà bạn vẫn thường nói.
16. Smell you later (gặp sau nhé)
– Cách chào tạm biệt này trong tiếng Anh được bắt đầu sử dụng từ thế kỉ 19 chủ yếu được dùng trong giới trẻ. Nghĩa của “smell you later” tương tự như “see you later”. Tuy nhiên từ những năm 2000 cách chào tạm biệt này ít được sử dụng.
Source: http://wp.ftn61.com
Category: Hỏi Đáp
Để lại một bình luận