Không buồn đi đại tiện trong nhiều ngày là tình trạng thường gặp và là nỗi lo chung của rất nhiều người. Làm sao để thoát được cảnh khổ sở này?
Tóm tắt nội dung bài viết
- Tại sao không đi đại tiện được trong nhiều ngày?
- Không buồn đi đại tiện trong nhiều ngày là bệnh gì?
- Táo bón
- Không đi đại tiện trong nhiều ngày có nguy hiểm không?
- Bệnh lý đường ruột
- Các bệnh lý khác
- 5 ngày hoặc 1 tuần không buồn đi đại tiện thì có sao không?
- Ăn nhiều nhưng ít đi ngoài, không buồn đại tiện thì có sao không?
- Làm thế nào để buồn đi đại tiện?
- Ăn nhiều hoa quả, rau xanh và uống nhiều nước
- Sử dụng vòi hòa sen
- Tư thế ngồi đúng khi đi vệ sinh
- Tập thể dục
- Sử dụng thuốc nhuận tràng
- Mẹo đi đại tiện nhanh
- Mát xa vùng bụng
- Mát xa quanh miệng
- Ba bước mát xa thông ruột
- Đi bộ một vòng
Tại sao không đi đại tiện được trong nhiều ngày?
Ở người bình thường sẽ có cơn buồn đại tiện cứ khoảng 1 đến 2 ngày. Với những người nhiều ngày mà không có cảm giác buồn đại tiện thì bạn có thể đang gặp phải một trong những vấn đề sau:
Chế độ ăn uống kém khoa học, ít chất xơ, thiếu nước, ăn ít, lười vận động
Ruột hoạt động kém, thường gặp ở những người ít vận động, sự co bóp của nhu động ruột kém dẫn đến đại tiện khó, không có cảm giác buồn đi tiêu trong nhiều ngày.
Do tác dụng của thuốc. nếu bạn đang sử dụng thuốc có thành phần nhôm, canxi, sắt… thì cũng dễ gặp táo bón, khó đi đại tiện.
Các nguyên nhân khác: do cơ địa, mắc dính ruột….
Không buồn đi đại tiện trong nhiều ngày là bệnh gì?
Một số bệnh lý có thể gây ra tình trạng không buồn đi đại tiện trong nhiều ngày như:
Táo bón
Táo bón là nguyên nhân thường gặp của tình trạng không buồn đi đại tiện trong nhiều ngày
Khi cơ thể xảy ra táo bón, bên trong đường tiêu hóa thường bị rối loạn: phân di chuyển chậm qua đại tràng hoặc không đủ phân được hình thành, có sự chậm trễ của đại tràng từ khung chậu hoặc kết hợp cả hai.
Táo bón thường được gây ra từ sự kết hợp của các yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố liên quan đến chế độ ăn uống, mức độ di chuyển, và mức độ căng thẳng, stress trong công việc, các thói quen hàng ngày…
Chế độ ăn uống nghèo chất xơ: Chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến, đường, carbohydrate tinh chế, rượu, chất béo không lành mạnh và phụ gia tổng hợp có thể làm cho hệ tiêu hóa gặp khó khăn hơn.
Căng thẳng: Căng thẳng cực độ sẽ khiến thay đổi sản xuất hormone và chất dẫn truyền thần kinh, có ảnh hưởng trực tiếp đến căng cơ, viêm, sản xuất enzyme và chức năng tiêu hóa tổng thể.
Ít hoạt động: Tập thể dục giúp tăng lưu lượng máu, tăng cường cơ bắp trong hệ tiêu hóa và giúp kiểm soát căng thẳng. Vậy bạn đã biết tác hại khi không chịu vận động rồi chứ.
Do tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có tác dụng phụ có thể gây táo bón thường xuyên bao gồm: thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng axit, thuốc bổ sung canxi hoặc sắt, thuốc chống cholinergic, thuốc chống co giật, thuốc gây nghiện và thuốc lợi tiểu.
Mất cân bằng trong hệ vi khuẩn đường ruột: Vi khuẩn khỏe mạnh sống trong đường tiêu hóa (GI), được gọi là men vi sinh, giúp điều chỉnh chức năng ruột. Một trong những lý do chất xơ rất quan trọng đối với sức khỏe đường ruột là bởi vì chất xơ prebiotic tinh chế từ thực phẩm thực vật giúp vi khuẩn sinh học phát triển mạnh.
Các vấn đề về tuyến giáp hoặc nội tiết tố: Thời kỳ mãn kinh, rối loạn ăn uống, tiểu đường và rối loạn tuyến giáp như suy giáp đều có thể gây ra các dấu hiệu táo bón. Các bệnh khác có thể góp phần gây táo bón bao gồm bệnh Parkinson, chấn thương cột sống hoặc các vấn đề thần kinh ảnh hưởng đến dây thần kinh trong đường tiêu hóa.
Thiếu magie: Magie là chất điện giải giúp hoạt động bình thường của cơ bắp. Quá ít magiê trong chế độ ăn uống của bạn có thể góp phần gây căng cơ và cũng làm trầm trọng thêm các triệu chứng căng thẳng cảm xúc.
Giấc ngủ kém: Ngủ kém không chỉ làm mất khả năng tiêu hóa thường xuyên của bạn và dẫn đến các triệu chứng táo bón, mà nó còn gây ra một loại hệ lụy khác làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Tuổi cao: người già sẽ gặp tình trạng giảm nhu động của đại tràng, cản trở thức ăn di chuyển trong phần còn lại của ống tiêu hóa và đi ra ngoài cơ thể. Tăng thời gian lưu thông của khối thức ăn trong ruột làm tái hấp thu nước nhiều hơn dẫn tới tỉ lệ táo bón gia tăng ở người cao tuổi.
Không đi đại tiện trong nhiều ngày có nguy hiểm không?
Bất cứ một vấn đề bất thường nào xảy ra với cơ thể đều phản ánh tình trạng không ổn của sức khỏe, nhiều ngày không đi đại tiện được cũng không ngoại lệ, đây chính là bệnh táo bón hoặc chứng đại tiện khó. Hiện tượng này cảnh báo nhiều nguy hiểm sau:
- Đại tiện khó do các bệnh lý về hậu môn – trực tràng: Đại tiện khó chính là triệu chứng cảnh báo người bệnh đang mắc một số bệnh lý vùng hậu môn – trực tràng như: Trĩ, nứt kẽ hậu môn, polyp hậu môn… Những bệnh lý này nếu như không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ung thư đại trực tràng.
- Nhiều ngày không đi đại tiện khiến cơ thể bị tích tụ độc tố: Đại tiện là một hoạt động bài tiết của con người. Không đi đại tiện đồng nghĩa với việc độc tố, chất thải không được đào thải ra ngoài và có xu hướng hấp thụ ngược lại, sẽ ảnh hưởng đến sắc tố da cũng như các vấn đề liên quan đến tuần hoàn máu.
- Ảnh hưởng đến tâm lý: Người bệnh sẽ có tâm lý căng thẳng, mất tập trung…
Bệnh lý đường ruột
Tình trạng không buồn đi đại tiện nhiều ngày có thể là dấu hiệu cho một bệnh lý đường ruột như dính ruột, u xơ ruột
Dính ruột: là hiện tượng dính ruột vào thành bụng, dính các tạng do các mô sẹo hình thành, từ đó gây ra hiện tượng dính. Hiện tượng dính có thể xảy ra bên trong ruột hoặc tử cung, giữa các bề mặt của các tạng và phúc mạc. Dính ruột có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm do làm nghẽn đường đi của thức ăn, nghẽn tắc mạch máu, gây đau bụng, đầy hơi, táo bón, bí tiểu, rối loạn kinh nguyệt, vô sinh và hoại tử ruột.
U xơ ruột: Các khối u có thể gây cảm giác khó tiêu sau ăn, đau chướng bụng, táo bón thường xuyên.
Các bệnh lý khác
Một số bệnh lý khác cũng có thể gây ra tình trạng không buồn đi đại tiện trong nhiều ngày như viêm nhiễm, hoạt động tuyến giáp bị suy giảm, rối loạn thần kinh, trầm cảm
5 ngày hoặc 1 tuần không buồn đi đại tiện thì có sao không?
Nếu bạn vẫn ăn uống bình thường nhưng không đi cầu được nhiều ngày, từ năm ngày đến 1 tuần, là một trong những triệu chứng thường gặp nhất của táo bón.
Nếu táo bón kéo dài đến một tuần và bạn đã thử điều trị tại nhà mà không hiệu quả thì bạn nên tìm đến với bác sĩ hoặc đến phòng khám thay vì chờ đến khi bệnh tiến triển tới mức phải nhập viện.
Hoặc nếu chưa tự điều trị đủ 1 tuần, nhưng bạn đang trải qua cơn đau trầm trọng cùng với táo bón, đây có thể là triệu chứng của một vấn đề lớn hơn – Và trong trường hợp này, bạn cần ngay lập tức đến gặp bác sĩ.
Ngoài triệu chứng đau bụng trầm trọng, bạn có thể gặp phải một trong các triệu chứng sau:
- Không thể đánh hơi (đánh rắm),
- nôn mửa
- bụng căng chướng
Bạn có thể bị tắc ruột. Đây là một vấn đề nghiêm trọng và bạn cần phải đến phòng cấp cứu ngay. Hãy nhớ rằng cơn đau do tắc nghẽn ruột rất dữ dội – nhiều hơn so với bất kỳ cơn đau nào do táo bón.
Ăn nhiều nhưng ít đi ngoài, không buồn đại tiện thì có sao không?
Nhiều bệnh nhân gặp trường hợp ăn nhiều nhưng không có cảm giác buồn đại tiện trong 3 đến 4 ngày, thậm chí 1 tuần. Đi ngoài thì phân ít, lúc phân cứng, lúc phân nhỏ như bút chì, lúc phân nát, lúc lại lỏng… Ngoài ra, khi đi đại tiện xong thường theo cảm giác nóng rát hậu môn, khi ăn uống xong thì bụng phình to, kèm cảm giác căng tức.
Đây là dấu hiệu của các bệnh dạ dày hoặc hội chứng ruột kích thích. Hội chứng ruột kích thích (IBS) hay còn gọi là co thắt đại tràng…là rối loạn tiêu hóa thường gặp. Người bệnh hội chứng ruột kích thích thường xuyên bị đau bụng, tiêu chảy hay táo bón tái đi tái lại gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Các triệu chứng thường gặp là:
- Đau bụng hoặc khó chịu ở bụng, bụng đầy hơi
- Số lần đại tiện thay đổi, tính chất phân thay đổi
- Thường xuyên bị tiêu chảy hoặc táo bón
- Buồn nôn, khó tiêu, có cảm giác có cục cứng nổi lên ở bụng
- Đau lưng, mệt mỏi, khó ngủ, đau cơ.
- Rối loạn tâm lý, thường lo lắng hoặc trầm cảm
Làm thế nào để buồn đi đại tiện?
Bạn có thể áp dụng các biện pháp tự điều trị tại nhà dưới đây để khắc phục tình trạng không buồn đi đại tiện trong nhiều ngày
Ăn nhiều hoa quả, rau xanh và uống nhiều nước
Rau xanh và các thực phẩm chất xơ giúp bạn giảm tình trạng táo bón
Thực phẩm giàu chất xơ: Bao gồm trái cây và rau sống, các loại hạt và ngũ cốc, tất cả các loại đậu, xung hoặc đậu, khoai lang, táo, lê, dâu, mận khô, bơ, bông cải xanh, rau xanh nấu chín và bí mùa đông. Những thực phẩm này có thể hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa táo bón.
Rau lá xanh: Rau xanh không chỉ chứa chất xơ, chúng còn là nguồn cung cấp magiê tốt có thể giúp cải thiện táo bón. Bởi vì chúng rất ít calo, có hàm lượng nước cao và đậm đặc chất dinh dưỡng, lý tưởng nhất là chúng nên chúng là loại thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe hàng ngày.
Nước ấm: bao gồm các loại nước pha bằng nước ấm, nước lọc ấm… vào buổi sáng, có xu hướng kích thích tiêu hóa. Khi bạn cần một biện pháp khắc phục tại nhà đơn giản cho táo bón, hãy thử một ít trà thảo dược, nước ấm pha với chanh, cà phê điều độ
Nước & chất lỏng hydrat hóa: Chất xơ cần nước để đi qua hệ thống tiêu hóa và tạo thành phân. Hãy chắc chắn để thêm chất xơ vào chế độ ăn uống của bạn một chút để cơ thể bạn quen với sự thay đổi. Hãy bắt đầu tiêu thụ chế độ ăn nhiều chất xơ từ từ nếu bạn không quen với nó; tăng lượng nước uống vào cùng một lúc để giúp hấp thụ và vượt qua (đặc biệt nếu bạn có kế hoạch sử dụng chất bổ sung chất xơ). Tiêu thụ nhiều chất xơ nhưng không uống đủ nước thực sự có thể làm cho tình trạng táo bón và đau bụng tồi tệ hơn.
Sử dụng vòi hòa sen
Vặn nước ấm với áp lực nhỏ để xả nước vào hậu môn. Điều này có tác dụng làm mềm phân và giảm đau ở hậu môn khi bị táo bón.
Tư thế ngồi đúng khi đi vệ sinh
Nên ngồi xổm khi đi vệ sinh, bởi khi ở tư thế này đường ống hậu môn sẽ ở một tư thế thẳng, nhờ đó mà phân được đẩy ra dễ dàng và tự nhiên hơn, bạn cũng không tốn nhiều sức để rặn phân ra ngoài. Nếu ngồi bệt nên kê một ghế cao tầm 20cm ở chân để nâng cao chân, gấp đùi vào bụng sẽ giúp việc đi vệ sinh dễ dàng hơn
Tập thể dục
Hoạt động thể chất làm tăng hoạt động cơ bắp trong ruột của bạn. Vì vậy hãy cố gắng hòa hợp công việc với việc vận động. luyện tập thể dục các ngày trong tuần. Tập thể dục đặc biệt có thể hữu ích vào buổi sáng để làm cho hệ thống tiêu hóa được kích hoạt, làm dịu căng thẳng và giúp bạn có một suy nghĩ tích cực. Tập thể dục nhẹ cũng có thể hỗ trợ chức năng ruột, bao gồm đi bộ, chạy bộ, yoga, bơi lội hoặc khiêu vũ.
Sử dụng thuốc nhuận tràng
Bạn có thể hỏi bác sĩ để sử dụng những thuốc nhuận tràng, giúp điều trị táo bón. Tuy nhiên cần quan sát thường xuyên sau khi sử dụng thuốc. Nếu thuốc nhuận tràng làm phân có nhiều nước và quá lỏng, nó có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng hậu môn. Bạn cũng không nên dùng liên tục các thuốc nhuận tràng vì có nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng các cơ hậu môn.
Mẹo đi đại tiện nhanh
Mát xa vùng bụng
Chuẩn bị mát xa:
- Nằm sẽ giúp bạn thả lỏng hơn và dễ mát xa hơn khi đứng.
- Dành ra ít nhất 30 phút để chuẩn bị và mát xa.
- Tự mát-xa bụng ở nơi dễ chịu và yên tĩnh. Tắt hết đèn và giảm tiếng ồn đến mức tối thiểu để đem lại cảm giác thư giãn hơn.
- Có thể nằm trong bồn tắm nước ấm để giúp bạn thư giãn hơn.
Cách mát xa giảm táo bón
- Dùng đầu ngón tay trỏ mát-xa ruột non với chuyển động tròn theo chiều kim đồng hồ xung quanh rốn. Lặp lại động tác xoay tròn như vậy 3-5 lần.
- Vuốt bụng từ trái qua phải
- Day bàn tay và các ngón tay xung quanh vùng rốn
- Dùng một bàn tay xoa một vòng tròn ngay dưới rốn, sau đó nhanh chóng dùng tay kia xoa một vòng tròn nữa
- Đặt tay này lên tay kia, liên tục xoa ngược chiều kim đồng hồ
- Dùng các đầu ngón tay mát-xa theo chuyển động tròn nhỏ
- Xoa từ hai bên bụng vào trong và hướng xuống
Lặp lại thao tác xoa bóp
- Bạn cần mát-xa bụng trong 10-20 phút để kích thích đường ruột. Tiếp tục chuỗi chuyển động trong 10-20 phút rồi ngừng lại. Nghỉ một chút và nghe xem bạn có cần đi tiêu không. Nếu không, hãy thử mát-xa lần nữa hoặc chờ một lúc nữa.
- Tránh vuốt hoặc ấn quá mạnh. Những động tác như vậy có thể khiến phân bị nén lại và còn khó thải ra ngoài hơn.
- Tiếp tục mát-xa bụng hàng ngày để giảm táo bón, ngay cả khi bạn cần dùng phương pháp khác để đi tiêu. Thói quen mát-xa bụng hàng ngày có thể ngăn ngừa các đợt táo bón hoặc đầy hơi.
Mát xa quanh miệng
Dùng hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) lăn quanh miệng độ vài ba phút – khoảng độ 200 vòng, triệu chứng đại tiện khó sẽ được giải quyết.
Cách lăn như sau: lăn từ mép phải vòng lên môi trên sang mép trái. Lăn tiếp vào phía dưới và giữa môi dưới rồi kéo thẳng xuống ụ cằm (hình thành một dấu hỏi lớn chiếm 3/4 quanh miệng).
Lưu ý: lăn từ phải qua trái mới nhuận tràng, hết táo bón. Ngược lại lăn từ trái qua phải, sẽ càng táo bón hơn.
Ba bước mát xa thông ruột
Bước 1: Vuốt tai
Quay ngược bàn tay, hướng lòng bàn tay về phía trước, dùng ngón trỏ và ngón cái kéo vuốt vành 2 tai. Sau đó tiếp tục vuốt tai nhẹ nhàng di chuyển theo hướng từ xoáy lỗ tai ra ngoài theo hình vòng cung. Vuốt trong vòng 30 giây
Cùng cách làm như trên, dùng ngón trỏ và ngón cái véo vào vành tay, kéo tai ra ngoài giống như muốn làm thẳng vành tai với một lực vừa phải, không làm đau tai.
Bước 2: Thở bằng bụng
Hít vào:
Ngồi với tư thế thoải mái, 2 chân mở rộng, đầu gối vuông góc 90 độ sát vào thành ghế, thân trên thẳng, vai thoải mái, hai tay đặt úp vào hai bên vùng bụng dưới giáp ranh với đùi.
Hít thật sâu sao cho vai và lưng căng ra, sống lưng, cổ có chút ngửa nhẹ ra sau cảm giác căng cả nửa thân trên. Không khí tràn vào khắp cơ thể, bụng hơi đầy lên, chứa nhiều hơi.
Thở ra:
Sau khi hít đủ “no” không khí vào bụng, bắt đầu thở ra từ từ bằng miệng, đầu cúi thấp, xương bả vai thả lỏng về phía trước, lồng ngực cảm giác bị ép teo lại. Toàn bộ khí trong bụng phải đẩy hết ra ngoài, bụng hóp phẳng. Thả lỏng vùng xương chậu, làm cho đầu gối tự nhiên thu vào phía trong, kết thúc phần hít vào thở ra.
Nói một cách đơn giản là bạn phải hít một hơi thật sâu hết sức, rồi lại “thổi” ra bằng miệng cho đến khi có cảm giác trong người không còn một chút khí nào, bụng và ngực lép kẹp lại là được.
Bước 3: Mát xa bàn chân
Ngồi xếp bằng bắt chéo chân, bàn chân phải đặt trên đùi trái, hướng gan bàn chân lên trên. Một tay cố định đặt tại mắt cá để giữ chân, tay còn lại ấn mạnh vào huyệt giữa gan bàn chân.
Dưới gan bàn chân có huyệt Thông tuyền, có chức năng điều chỉnh hệ thống thần kinh tự chủ, giải quyết triệt để hiện tượng thể chất quá lạnh nên lượng máu trong cơ thể lưu thông kém.
Khi bấm bào huyệt này, sẽ kích thích sự trao đổi chất trên bàn chân. Ngoài ra, một nửa sau của bàn chân tương ứng và kết nối với khu phản xạ đại tràng, kết tràng và hậu môn.
Chính vì vậy, khi mát xa ở vùng này sẽ kích thích lớn các vùng phản xạ, từ đó có thể cải thiện đại tiện khó, thúc đẩy nhu động ruột. Mỗi lần thực hiện khoảng 30 giây cho mỗi bên chân rồi đổi bên.
Cơ sở khoa học của bài tập này nằm ở chỗ, bắt đầu từ việc kết hợp giữa mát xa làm nóng vùng tai, đánh thức các dây thần kinh.
Sau đó hít thở sâu, tăng cường kích thích các huyệt vị ở chân và làm nóng cơ thể, đẩy nhanh nhu động ruột, hệ tiêu hóa, giúp bạn đại tiện một cách dễ dàng.
Đi bộ một vòng
Vận động nhẹ nhàng sẽ kích thích nhu động ruột. Thiếu vận động cũng là một trong những nguyên nhân gây khó đại tiện. Việc tăng mức hoạt động có thể giúp thúc đẩy quá trình hô hấp và tăng nhịp tim. Điều này sẽ kích thích sự co bóp tự nhiên của các cơ trơn trong ruột và giúp bạn đi tiêu dễ hơn.
Tóm lại, bạn cần nhớ phân chính là chất thải độc hại, và nó nếu bạn không có cảm giác buồn đi đại tiện trong nhiều ngày liền, ngay cả khi các triệu chứng của bạn không đủ để bạn đi đến bệnh viện, thì bạn vẫn cần tích cực chữa nó, tránh để khi xảy ra các biến chứng nguy hiểm thì đã quá muộn.
Để lại một bình luận