Mặc dù giấy phép kinh doanh Tiếng Anh là một thủ tục khá nhỏ trong quá trình để bạn được cấp phép đủ điều kiện kinh doanh theo pháp luật hiện hành. Tuy nhiên phải điền chính xác nó thì công việc xin xác lập kinh doanh của bạn mới có thể diễn ra suôn sẻ. Nhưng tính đến thời điểm hiện tại nước ta có một số lượng lớn các nhà kinh doanh còn khá lạ lầm và không biết đâu mới là các điền chính xác mẫu đơn này. Bởi vậy sau đây 123job xin đưa ra các thông tin để giúp bạn đọc giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép kinh doanh Tiếng Anh.
Tóm tắt nội dung bài viết
- I. Giấy phép kinh doanh tiếng Anh là gì?
- II. Mẫu giấy phép kinh doanh tiếng Anh mới nhất
- III. Thủ tục đăng ký xin giấy phép kinh doanh tiếng Anh
- 1.Nơi đăng ký kinh doanh
- 2. Các giấy tờ cần chuẩn bị khi xin giấy phép đăng ký kinh doanh
- a. Giấy tờ cần chuẩn bị xin giấy phép kinh doanh cho cá thể gồm:
- b. Giấy tờ cần chuẩn bị xin giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp gồm:
- 3. Phí đăng ký kinh doanh
- a. Lệ phí đối với kinh doanh cá thể:
- b. Lệ phí đối với kinh doanh theo tổ chức, doanh nghiệp:
- 4. Thời gian giải quyết và phê duyệt hồ sơ
- 5. Các loại thuế cần nộp
- IV. Giấy phép kinh doanh tiếng Anh có cần công chứng không?
- V. Quy trình công chứng giấy phép kinh doanh tiếng Anh
- VI. Kết luận
I. Giấy phép kinh doanh tiếng Anh là gì?
Giấy phép kinh doanh Tiếng Anh vẫn được người trong giới chuyên môn gọi là “Business registration certificate”. Cụ thể trong đó:
- Business: Kinh doanh.
- Registration: Đăng ký.
- Certificate: Giấy phép, chứng chỉ.
Nó là một thủ cần thiết để bạn được xác lập việc kinh doanh của mình. Đặc biệt là đối với trường hợp bạn muốn phát triển các cơ sở kinh doanh, buôn bán tại nước ngoài thì đây là loại giấy tờ không thể thiếu. Bởi vậy bạn đọc cần hết sức lưu ý loại giấy tờ này để hoàn thiện thủ tục cũng như hồ sơ của mình tránh gây ra nhiều vấn đề làm chậm trễ việc kinh doanh.
II. Mẫu giấy phép kinh doanh tiếng Anh mới nhất
Để giúp bạn đọc có cái nhìn trực quan nhất và tự trả lời cho mình câu hỏi giấy phép kinh doanh Tiếng Anh là gì? Sau đây chúng tôi xin giới thiệu đến bạn các form giấy phép kinh doanh Tiếng Anh mới và thông dụng nhất.
Mẫu giấy phép kinh doanh bằng tiếng anh
III. Thủ tục đăng ký xin giấy phép kinh doanh tiếng Anh
1.Nơi đăng ký kinh doanh
Trong luật thương mại Việt Nam đã quy định rõ ràng từng nơi đăng ký giấy phép kinh doanh Tiếng Anh dựa theo đối tượng, quy mô và ngành nghề kinh doanh. Cụ thể được phân biệt rõ ràng như sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đăng ký tại Phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh/Thành phố sở tại.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được đăng ký tại Phòng đăng ký đầu tư Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh/Thành phố sở tại.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể thì nơi đăng ký là tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc ủy ban nhân dân cấp Quận/Huyện sở tại.
- Giấy chứng nhận đăng ký cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm/ Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm được làm tại cơ quan cấp là Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc các cơ quan được ủy quyền cấp.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phòng khám được thực hiện tại cơ quan cấp Sở y tế Tỉnh/Thành phố sở tại.
- Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu được đăng ký tại Sở công thương Tỉnh/Thành phố sỏ tại.
- Giấy phép đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được cấp tại ở Giao thông vận tải Tỉnh/Thành phố sở tại.
- Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa, quốc tế được cấp Sở văn hóa thể thao và du lịch Tỉnh/Thành phố sở tại.
Dựa theo ngành nghề mà bạn muốn hoạt động kinh doanh mà bạn thực hiện thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh Tiếng Anh tại các cơ quan có thẩm quyền tương ứng. Lưu ý nếu bạn nộp sai nơi thì hồ sơ của bạn sẽ không được thụ lý. Bởi vậy hãy cần thận và tìm hiểu rõ ràng nơi có trách nhiệm phải giải quyết đơn cho bạn.
2. Các giấy tờ cần chuẩn bị khi xin giấy phép đăng ký kinh doanh
Bên cạnh việc hiểu rõ về giấy phép kinh doanh Tiếng Anh là gì thì biết về thủ tục, giấy tờ khi xin giấy phép kinh doanh Tiếng Anh cũng vô cùng cần thiết. Loại giấy tờ này được chia làm hai loại bao gồm giấy tờ hồ sơ cho cá thể và loại giấy tờ hồ sơ cho doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
a. Giấy tờ cần chuẩn bị xin giấy phép kinh doanh cho cá thể gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể.
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân của cá nhân hoặc đại diện hộ kinh doanh.
- Hợp đồng thuê địa điểm mở hộ kinh doanh.
b. Giấy tờ cần chuẩn bị xin giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp gồm:
- Giấy đề nghị xin giấy phép kinh doanh Tiếng Anh thành lập công ty theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
- Dự thảo Điều lệ công ty.
- Chuẩn bị giấy tờ của thành viên gồm thành viên cá nhân và thành viên là tổ chức. Cụ thể đối với thành viên là cá nhân gồm: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác. Đối với thành viên là tổ chức gồm: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức, văn bản uỷ quyền, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
- Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
Thông thường khi làm thủ tục đăng ký thì các cơ quan tổ chức có trách nhiệm thụ lý đơn của bạn sẽ cung cấp cho bạn form giấy phép kinh doanh tiếng anh. Việc của bạn chỉ cần điền chính thông tin của mình vào mẫu đã có sẵn. Hoặc bạn cũng có thể tải các form giấy phép kinh doanh tiếng anh trên mạng và tiến hành chỉnh sửa cho phù hợp với trường hợp kinh doanh của mình. Sau đó công việc cuối cùng của bạn là nộp đầy đủ hồ sơ tại các cơ quan có thẩm quyền và chờ nó được phê duyệt.
3. Phí đăng ký kinh doanh
Lệ phí đăng ký giấy phép kinh doanh bằng Tiếng Anh cũng tương tự như hồ sơ đăng ký sẽ được chia thành hai loại. Cụ thể:
a. Lệ phí đối với kinh doanh cá thể:
- Lệ phí nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh: 100,000 đồng.
- Sau khi được cấp giấy chứng nhận hộ kinh doanh cá thể thì chủ hộ kinh doanh cần thực hiện thủ tục kê khai thuế ban đầu cho hộ kinh doanh của mình.
b. Lệ phí đối với kinh doanh theo tổ chức, doanh nghiệp:
- Lệ phí nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư: 100.000 đồng.
- Lệ phí đăng bố cáo thành lập công ty trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia: 300.000 đồng.
- Chi phí khắc dấu tròn công ty: 450.000 đồng.
- Chi phí đặt bảng hiệu công ty: 200.000 đồng.
- Chi phí mua chữ ký số gói 1 năm: 1.530.000 đồng, Ngoài ra còn có các gói khác như gói 2 năm, gói 3 năm, tùy vào nhu cầu của doanh nghiệp mà lựa chọn gói chữ ký số cho phù hợp.
- Chi phí nộp ký quỹ tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp thông thường là: 1.000.000 đồng.
- Chi phí sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng (VAT).
- Chi phí đóng thuế môn bài: Công ty sẽ đóng thuế môn bài tùy theo mức vốn điều lệ đăng ký quy định trước.
4. Thời gian giải quyết và phê duyệt hồ sơ
Thời hạn và giải quyết và phê duyệt hồ sơ, giấy phép kinh doanh Tiếng Anh sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và ghi vào giấy phép. Thông thường thời gian đăng ký đối với doanh nghiệp là 3 ngày và đối với cá thể là 4 ngày. Thời gian được phép kinh doanh phụ thuộc vào theo nhu cầu đăng ký. Sau khi hết hạn thì chủ các cơ sở kinh doanh được phép tiến hành thủ tục gia hạn
5. Các loại thuế cần nộp
Nộp thuế là nghĩa vụ mà bất kỳ một doanh nghiệp hay cá nhân nào khi kinh doanh cũng cần phải thực hiện nghiêm túc với nhà nước. Chính bởi vậy khi đăng ký kinh doanh đặc biệt là kinh doanh ở nươcs ngoài bên cạnh việc cần biết giấy phép kinh doanh Tiếng Anh là gì bạn cũng cần biết đến các loại thuế phải nộp.
Tổng cục thuế Nước Ta đã lao lý rõ ràng về những loại thuế mà chủ cơ sở kinh doanh cần phải biết gồm có :
- Thuế môn bài là loại thuế doanh nghiệp bắt buộc phải đóng hằng năm.Căn cứ Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC quy định về mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được tính tùy theo số vốn đầu tư.
- Thuế Giá trị gia tăng hay còn nói dễ hiểu là thuế bán hàng, là phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán sản phẩm, hàng hóa.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế thu trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp, sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hợp lý. Tất cả cá nhân, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế TNDN.
- Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế mà doanh nghiệp nộp thay cho người lao động. Thuế TNCN được tính theo tháng, kê khai theo tháng hoặc quý nhưng quyết toán theo năm.
Thủ tục đăng ký kinh doanh
IV. Giấy phép kinh doanh tiếng Anh có cần công chứng không?
Nhiều người muốn xin được phát triển các dự án kinh doanh của nước ngoài nhưng vẫn còn băn khoăn khi không hiểu rõ liệu giấy phép kinh doanh Tiếng Anh có cần công chứng không? Theo Thông tư 03/2008/TT-BTP ngày 25/08/2008 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn một số điều của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ đã quy định rõ việc chứng thực chữ ký thì Phòng tư pháp UBND quận có thẩm quyền và trách nhiệm sau:
- Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài.
- Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài.
- Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài.
- Điều này có nghĩa là đối với bất kỳ văn bản tiếng nước ngoài khác nói chung hay các giấy phép kinh doanh Tiếng Anh nói riêng đều cần phải được công chúng rõ ràng.
V. Quy trình công chứng giấy phép kinh doanh tiếng Anh
Các bước tiến hành công chứng giấy phép kinh doanh Tiếng Anh được tiến hành theo các bước sau:
- Người đi công chứng chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo hướng dẫn gồm 2 bản photo và mang theo bản gốc để đối chiếu.
- Nộp tất cả tại phòng tiếp nhận hồ sơ.
- Bộ phận tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra hồ sơ, nếu thấy đủ điều kiện thì sẽ nhận hồ sơ, nếu thấy thiếu sẽ yêu cầu bổ sung thêm.
- Sau khi đã nhận đủ hồ sơ, công chứng viên sẽ tiến hành các bước đóng dấu, lưu hồ sơ và trả hồ sơ.
- Người yêu cầu công chứng nộp lệ phí công chứng và nhận các bản đã được công chứng.
VI. Kết luận
Giấy phép kinh doanh Tiếng Anh là một trong những thủ tục quan trọng nếu bạn muốn tiến hành đăng ký kinh doanh đặc biệt là đối với những trường hợp chủ thể muốn phát triển kinh doanh ở nước ngoài. Thấu hiểu sự quan trọng này nên 123job muốn gửi đến bạn đọc các thông tin chi tiết về loại văn bản này và hy vọng nó sẽ giúp ích nhiều cho bạn. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo tại 123job.
Source: http://wp.ftn61.com
Category: Hỏi Đáp
Để lại một bình luận