I. Cơ cấu kinh tế
Có sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế theo hướng: giảm tỉ trọng của nông nghiệp và tăng tỉ trọng của công nghiệp, dịch vụ trong GDP.
– Nguyên nhân: do phát triển nhanh công nghiệp và dịch vụ.
Hinh 11.5. Chuyển dịch cơ cấu tổ chức GDP của 1 số ít nước Khu vực Đông Nam Á
Bạn đang đọc: Bài 11 – Tiết 2. Kinh tế Đông Nam Á (Địa lý 11)
II. Công nghiệp
– Đang phát triển theo hướng:
+ Tăng cường liên doanh liên kết với nước ngoài.
+ Hiện đại hóa thiết bị, chuyển giao công nghệ và đào tạo kĩ thuật cho người lao động.
– Chú trọng phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Nhằm tích luỹ vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa của mỗi quốc gia trong giai đoạn tiếp theo.
– Các ngành công nghiệp chế biến như lắp ráp ôtô, xe máy, thiết bị điện tử …, do liên doanh với các hãng nổi tiếng ở nước ngoài nên sản phẩm đã có sức cạnh tranh và trở thành thế mạnh của các nước trong khu vực.
– Phân bố chủ yếu ở Singapore, Thái Lan, Malaisia, Inđônêxia, Việt Nam …
– Ngoài ra, Đông Nam Á còn phát triển các ngàn:
+ Khai thác dầu khí (Brunây, Inđônêxia, Việt Nam, Malayxia ….)
+ Khai thác than và các khoáng sản kim loại, dệt may, giày da, các ngành tiểu thủ công nghiệp, chế biến thực phẩm và phục vụ xuất khẩu.
+ Công nghiệp điện: sản lượng điện của đạt 439 tỉ Kwh. (lượng điện tiêu dùng bình quân theo đầu người thấp 744 Kwh/ người/ năm) bằng 1/3 của thế giới.
III. Dịch vụ
– Giao thông vận tải được mở rộng và tăng thêm.
– Thông tin liên lạc cải thiện và nâng cấp.
– Hệ thống ngân hàng và tín dụng được phát triển và hiện đại.
IV. Nông nghiệp
Nền nông nghiệp nhiệt đới, giữ vai trò quan trọng.
1. Trồng lúa nước
– Lúa nước là cây lương thực truyền thống và quan trọng của khu vực.
– Sản lượng lúa không ngừng tăng: từ 103 triệu tấn (1985) à 161 triệu tấn (2004), đứng đầu là Inđônêxia (53,1 triệu tấn).
– Thái Lan và Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo.
– Các nước Đông Nam Á đã cơ bản giải quyết được nhu cầu lương thực. (về vấn đề nan giải của nhiều quốc gia đang phát triển).
Hinh 11.6. Phân bố một số ít cây xanh hầu hết của Khu vực Đông Nam Á
2. Trồng cây công nghiệp
– Cao su trồng nhiều ở Thái Lan, Inđônêixia, Malaixia và Việt Nam
– Càphê và hồ tiêu trồng ở Việt Nam, Inđônêxia, Malaixia và Thái Lan.
– Cây lấy dầu, lấy sợi. à
Sản phẩm cây công nghiệp: xuất khẩu thu ngoại tệ.
– Cây ăn quả được trồng hầu hết ở các nước trong khu vực.
Hinh 11.7. Sản lượng cao su đặc, cafe của Khu vực Đông Nam Á và của quốc tế
3. Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản
– Chăn nuôi vẫn chưa trở thành ngành chính, mặc dù số lượng đàn gia súc khá lớn.
– Trâu bò: Mianma, Inđônêxia. Thái Lan và Việt Nam.
– Lợn: Việt Nam, Philippin, Thái Lan, Inđônêxia.
– Gia cầm: chăn nuôi nhiều.
– Đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản: là ngành kinh tế truyền thống và đang phát triển do có lợi thế về sông, biển.
Năm 2003 sản lượng khai thác: 14,5 triệu tấn: Inđônêxia (4,7 triệu tấn), Thái Lan (2,8 triệu tấn); Philippin (2,2 triệu tấn), Việt Nam (1,8 triệu tấn) và Malayxia(1,3 triệu tấn).
TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN
? (trang 103 SGK Địa lý 11) Dựa vào hình 11.5 (trang 103 SGK Địa lý 11), nhận xét xu hướng thay đổi cơ cấu GDP của một số quốc gia Đông Nam Á?
– Có sự thay đổi đáng kể từ khu vực sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
– Sự chuyển dịch có tốc độ khác nhau (dẫn chứng).
– Việt Nam có sự chuyển dịch rõ nhất ở cả 3 khu vực.
Xem thêm: Hôi Chân Nên Và Không Nên Ăn Gì
? (trang 105 SGK Địa lý 11) Hãy xác định trên hình 11.6 (trang 105 SGK Địa lý 11) các vùng trồng lúa nước chủ yếu của Đông Nam Á
+ Việt Nam
+ Thái Lan
+ In-đô-nê-xi-a…
? (trang 105 SGK Địa lý 11) Tại sao các cây công nghiệp kể trên lại được trồng nhiều ở Đông Nam Á?
Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm (ánh sáng dồi dào, nhiệt ẩm phong phú), đất đai (đất feralit và nhất là đất badan) tốt, màu mỡ rất thích hợp cho việc trồng các loại cây trên…
? (trang 105 SGK Địa lý 11) Hãy kể tên một số cây ăn quả được trồng nhiều ở khu vực Đông Nam Á.
– Quanh năm: Ổi, mận, khế, mít, bưởi, chanh, dừa, thanh yên, mận, ô-ma, tắc ….
– Theo mùa: Chôm chôm, măng cụt, sầu riêng, mảng cầu, xoài, chùm ruột, bòn bon, nhãn, vải, hồng, xấu, mơ lông, xa-bu-chê, bơ,..
? (trang 106 SGK Địa lý 11) Em hãy kể tên những loài thủy hải sản nhiệt đới có giá trị ở Đông Nam Á?
Tôm (tôm hùm, tôm he…), cá chim biển, cá tráp, cá chình, cá song…
? (trang 106 SGK Địa lý 11) Trình bày sự phát triển nông nghiệp của khu vực Đông Nam Á.
Nền nông nghiệp nhiệt đới, giữ vai trò quan trọng.
+ Trồng lúa nước
– Lúa nước là cây lương thực truyền thống và quan trọng của khu vực.
– Sản lượng lúa không ngừng tăng: từ 103 triệu tấn (1985) à 161 triệu tấn (2004), đứng đầu là Inđônêxia (53,1 triệu tấn).
– Thái Lan và Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo.
– Các nước Đông Nam Á đã cơ bản giải quyết được nhu cầu lương thực. (về vấn đề nan giải của nhiều quốc gia đang phát triển).
+ Trồng cây công nghiệp
– Cao su trồng nhiều ở Thái Lan, Inđônêixia, Malaixia và Việt Nam
– Càphê và hồ tiêu trồng ở Việt Nam, Inđônêxia, Malaixia và Thái Lan.
– Cây lấy dầu, lấy sợi. à
Sản phẩm cây công nghiệp: xuất khẩu thu ngoại tệ.
– Cây ăn quả được trồng hầu hết ở các nước trong khu vực.
+ Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản
– Chăn nuôi vẫn chưa trở thành ngành chính, mặc dù số lượng đàn gia súc khá lớn.
– Trâu bò: Mianma, Inđônêxia. Thái Lan và Việt Nam.
– Lợn: Việt Nam, Philippin, Thái Lan, Inđônêxia.
– Gia cầm: chăn nuôi nhiều.
– Đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản: là ngành kinh tế truyền thống và đang phát triển do có lợi thế về sông, biển.
Năm 2003 sản lượng khai thác: 14,5 triệu tấn: Inđônêxia (4,7 triệu tấn), Thái Lan (2,8 triệu tấn); Philippin (2,2 triệu tấn), Việt Nam (1,8 triệu tấn) và Malayxia(1,3 triệu tấn).
? (trang 106 SGK Địa lý 11) Kể tên một số hãng nổi tiếng ở nước ngoài liên doanh với Việt Nam trong các ngành công nghiệp.
Một số hãng nổi tiếng nước ngoài liên doanh với Việt Nam trong các ngành công nghiệp: Canon, Honda,…(Nhật Bản), Samsung (Hàn Quốc),…
Xem thêm: Những Loại Nước Súc Miệng Trị Hôi Miệng
? (trang 106 SGK Địa lý 11) Dựa vào hình 11.5 (trang 103 SGK Địa lý 11), cho biết những quốc gia nào ở Đông Nam Á có tỉ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP (năm 2004) cao, quốc gia nào còn thấp.
– Quốc gia có tỉ trọng khu vực dịch vụ trong GDP cao: Phi-lip-pn
– Quốc gia có tỉ trọng khu vực dịch vụ trong GDP thấp: Việt Nam, Campuchia, Indonexia.
Xem thêm về Khu vực Đông Nam Á tại đây !
Source: http://wp.ftn61.com
Category: Tin Tức
Để lại một bình luận