Tài liệu hạn chế xem trước, để xem không thiếu mời bạn chọn Tải xuống
Xem thêm: Trị Viêm Lợi Tại Nhà Hiệu Quả
Xem thêm: Trị Viêm Lợi Tại Nhà Hiệu Quả
Bạn đang đọc: Tóm tắt kiến thức Địa lý 12 ôn thi TNPT
Thông tin tài liệu
Ngày đăng : 03/07/2014, 19 : 00 TÓM TẮT KIẾN THỨC ĐỊA LÝ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. PHẦN TỰ NHIÊN – Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ – Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ; – Đặc điểm chung của tự nhiên (các thành phần của tự nhiên; – Đất nước nhiều đồi núi; – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của Biển Đông; – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa; thiên nhiên phân hoá đa dạng); – Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, – Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. II. PHẦN DÂN CƯ – Đặc điểm dân số và phân bố dân cư – Lao động và việc làm – Đô thị hoá – Chất lượng cuộc sống. III. PHẦN KINH TẾ – Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. – Địa lí các ngành kinh tế: + Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp • Đặc điểm nền nông nghiệp, • Vấn đề phát triển nông nghiệp, • Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, • Vấn đề phát triển ngành thuỷ sản và lâm nghiệp, • Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp + Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp • Cơ cấu ngành công nghiệp, • Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm, • Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp + Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ • Giao thông vận tải và thông tin liên lạc, thương mại, du lịch IV. CÁC VÙNG KINH TẾ • Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ; • Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng; • Vấn đề phát triển kinh tế – xã hội ở Bắc Trung Bộ; • Vấn đề phát triển kinh tế – xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ; • Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên; • Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ 1 • Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long • Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo. + Các vùng kinh tế trọng điểm – Địa lí địa phương V. KĨ NĂNG – Kĩ năng về bản đồ: đọc bản đồ ở Atlat Địa lí Việt Nam (không vẽ lược đồ). Sử dụng Atlat do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành từ năm 2005 trở lại đây. – Kĩ năng về biểu đồ: vẽ, nhận xét và giải thích; đọc biểu đồ cho trước. – Kĩ năng về bảng số liệu: tính toán, nhận xét, giải thích. VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP * Công cuộc Đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế – xã hội – Bối cảnh: Nền kinh tế nước ta đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Sau chiến tranh bị rơi vào tình trạng khủng hoảng kéo dài; lạm phát có thời kì luôn ở mức ba con số. – Diễn biến: + Công cuộc Đổi mới được manh nha từ năm 1979, đầu tiên là từ lĩnh vực nông nghiệp. + Đường lối đổi mới được khẳng định từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986), đưa nền kinh tế – xã hội nước ta phát triển theo ba xu thế: • Dân chủ hoá đời sống kinh tế – xã hội. • Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. • Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới. – Thành tựu: + Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội kéo dài. Lạm phát được đầy lùi và kiềm chế ở mức một con số. + Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. + Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. + Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyến biến rõ nét. + Đạt được những thành tựu to lớn trong xoá đói giảm nghèo. * Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực – Bối cảnh: + Toàn cầu hoá cho phép nước ta tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài, đồng thời đặt nền kinh tế nước ta vào thế bị cạnh tranh quyết liệt. + Việt Nam đã bình thường hoá quan hệ với Hoa Kì. + Nước ta đã trở thành thành viên của ASEAN. + Nước ta gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). – Thành tựu: – Nước ta đã thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI, FPI). – Đẩy mạnh hợp tác kinh tế − khoa học kĩ thuật, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường, an ninh khu vực – Ngoại thương được phát triển ở tầm cao mới. Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu khá 2 lớn về một số mặt hàng. * Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và hội nhập – Thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo. – Hoàn thiện và thực hiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. – Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức. – Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để tăng tiềm lực kinh tế quốc gia. – Có các giải pháp hữu hiệu bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững. – Đẩy mạnh phát triển giáo dục, y tế, phát triển nền văn hoá mới, chống lại các tệ nạn xã hội, mặt trái của kinh tế thị trường. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ * Vị trí địa lí – Nước ta nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Tiếp giáp với các nước cả trên đất liền và trên biển. – Phần trên đất liền: + Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23 o 23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. + Điểm cực Nam ở vĩ độ 8 o 34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. + Điểm cực Tây ở kinh độ 102 o 09’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. + Điểm cực Đông ở kinh độ 109 o 24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà. – Ở ngoài khơi, các đảo kéo dài tới tận khoảng vĩ độ 6 o 50’B và khoảng kinh độ hơn 117 o 20’Đ tại Biển Đông. – Khu vực giờ: múi giờ số 7. * Phạm vi lãnh thổ – Vùng đất (tổng diện tích là 331 212 km 2, chiều dài đường biên giới trên đất liền, đường bờ biển, các đảo lớn nhỏ, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa). – Vùng biển (nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa). Diện tích vùng chủ quyền trên biển. – Vùng trời: Khoảng không gian không giới hạn độ cao, bao trùm lên lãnh thổ nước ta. * Ý nghĩa của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam – Ý nghĩa tự nhiên: + Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. + Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng châu Á – Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động thực vật nên có tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú. + Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hoá đa dạng của tự nhiên thành các vùng tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi và đồng bằng, ven biển, hải đảo. + Nước ta cũng nằm trong vùng có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán thường xảy ra hằng năm. – Ý nghĩa kinh tế, văn hoá – xã hội và quốc phòng: + Về kinh tế: • Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng. • Nước ta còn là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho các nước Lào, Thái Lan, Đông Bắc 3 Campuchia và khu vực Tây Nam Trung Quốc. • Ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. – Về văn hoá – xã hội: vị trí địa lí cùng với nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hoá – xã hội và mối giao lưu lâu đời đã tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước, đặc biệt là với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á. – Về an ninh, quốc phòng: nước ta có một vị trí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, một khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. – Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ * Giai đoạn tiền Cambri Là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam với các đặc điểm: – Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam. – Diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay. – Các điều kiện cổ địa lí còn rất sơ khai và đơn điệu. * Giai đoạn Cổ kiến tạo Đặc điểm: – Diễn ra trong thời gian khá dài, tới 477 triệu năm. – Là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử phát triển tự nhiên nước ta. – Là giai đoạn lớp vỏ cảnh quan địa lí nhiệt đới ở nước ta đã rất phát triển. Về cơ bản, đại bộ phận lãnh thổ nước ta hiện nay đã được định hình từ khi kết thúc giai đoạn Cổ kiến tạo. * Giai đoạn Tân kiến tạo – Là giai đoạn diễn ra ngắn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta. – Chịu sự tác động mạnh mẽ của kì vận động tạo núi Anpơ – Himalaya và những biến đổi khí hậu có quy mô toàn cầu. – Là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên, làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như hiện nay. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN * Đất nước nhiều đồi núi – Đặc điểm chung của địa hình: + Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp: địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích; địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm 85% diện tích. + Cấu trúc địa hình khá đa dạng: có tính phân bậc rõ rệt; hướng nghiêng chung từ tây bắc xuống đông nam. Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung. + Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. + Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người. – Các khu vực địa hình: + Khu vực đồi núi: bốn vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Nam Trường Sơn (vị trí, hướng núi, hướng nghiêng chung của địa hình, hình thái chung của vùng, ); địa hình bán bình nguyên 4 và vùng đồi trung du. + Khu vực đồng bằng: đồng bằng châu thổ sông (đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long); đồng bằng ven biển miền Trung (biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành). – Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng đối với phát triển kinh tế – xã hội. * Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển – Khái quát về Biển Đông: + Là vùng biển rộng, tương đối kín, nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. + Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của Biển Đông được thể hiện qua các yếu tố hải văn (nhiệt độ nước biển, độ muối của nước biển, sóng, thuỷ triều, hải lưu) và sinh vật biển. + Các đặc điểm của Biển Đông có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thiên nhiên phần đất liền. – Ảnh hưởng của Biển Đông đối với thiên nhiên Việt Nam: + Khí hậu: làm cho khí hậu nước ta mang đặc tính của khí hậu hải dương. + Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển (các dạng địa hình ven biển rất đa dạng, các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có). + Tài nguyên thiên nhiên vùng biển (khoáng sản, hải sản, ). + Thiên tai (bão, sạt lở bờ biển, cát bay, cát chảy ). * Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa – Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa: + Tính chất nhiệt đới của khí hậu được quy định bởi vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến (tổng bức xạ, cân bằng bức xạ, tổng nhiệt độ và nhiệt độ trung bình năm, tổng số giờ nắng). + Lượng mưa, độ ẩm lớn (lượng mưa trung bình năm, độ ẩm không khí, cân bằng ẩm). + Gió mùa: thời gian, phạm vi hoạt động, tính chất của gió mùa mùa đông, gió mùa mùa hạ. + Sự luân phiên các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất đã tạo nên sự phân mùa khí hậu. – Các thành phần tự nhiên khác: + Địa hình (xâm thực mạnh ở miền đồi núi, bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông). + Sông ngòi (mạng lưới sông ngòi dày đặc; nhiều nước, giàu phù sa; chế độ nước theo mùa). + Đất: feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta. + Sinh vật: hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa với các thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế. – Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống của người dân: + Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp (thuận lợi, khó khăn). + Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống (lâm nghiệp, giao thông vận tải, du lịch, môi trường…). * Thiên nhiên phân hoá đa dạng – Thiên nhiên phân hoá theo Bắc – Nam: + Phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra): thiên nhiên đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh; cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là rừng nhiệt đới gió mùa (có cả các loài động, thực vật cận nhiệt và ôn đới). + Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào): thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu 5 cận xích đạo gió mùa; cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là rừng cận xích đạo gió mùa. – Thiên nhiên phân hoá theo Đông – Tây: từ Đông sang Tây, từ biển vào đất liền, thiên nhiên nước ta có sự phân hoá thành 3 dải rõ rệt nhưng vẫn có những mối quan hệ chặt chẽ: vùng biển và thềm lục địa – vùng đồng bằng ven biển – vùng đồi núi. – Thiên nhiên phân hoá theo độ cao (có 3 đai cao): đặc điểm khí hậu, đất, sinh vật của: đai nhiệt đới gió mùa chân núi; đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi; đai ôn đới gió mùa trên núi. – Các miền địa lí tự nhiên: vị trí, giới hạn; đặc điểm cơ bản về cấu trúc địa chất; khí hậu; địa hình; khoáng sản; các tài nguyên thiên nhiên; các trở ngại tự nhiên của 3 miền: + Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. + Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. + Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TỰ NHIÊN * Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên – Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật (tài nguyên rừng, đa dạng sinh học). – Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất (hiện trạng sử dụng tài nguyên đất, các biên pháp bảo vệ tài nguyên đất). – Sử dụng và bảo vệ các tài nguyên khác (nước, khoáng sản, tài nguyên du lịch, ). * Bảo vệ môi trường – Tình hình môi trường Việt Nam (tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường, tình trạng ô nhiễm môi trường ). – Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường. Chiến lược đảm bảo sự bảo vệ đi đôi với sự phát triển bền vững; các nhiệm vụ của chiến lược. * Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống – Bão (hoạt động của bão ở Việt Nam, hậu quả và biện pháp phòng chống). – Ngập lụt, lũ quét và hạn hán (nơi thường xảy ra, thời gian, nguyên nhân, biện pháp phóng tránh). – Động đất (nơi có hoạt động mạnh nhất). – Các loại thiên tai khác (lốc, mưa đá, sương muối, ). ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ * Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta – Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc. + Số dân nước ta là 84 156 nghìn người (năm 2006). + Thuận lợi và khó khăn. + Nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Việt (Kinh) chiếm khoảng 86,2% dân số, + Ngoài ra, còn có khoảng 3,2 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài. – Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ: + Dân số tăng nhanh, đặc biệt vào cuối thế kỉ XX, đã dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số, nhưng khác nhau giữa các giai đoạn. + Mức gia tăng dân số hiện nay có giảm nhưng còn chậm, mỗi năm dân số vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người. + Gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ tài 6 nguyên thiên nhiên môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống. – Cơ cấu dân số trẻ, đang có sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi (giảm đáng kể tỉ trọng nhóm tuổi dưới 14, tăng tỉ trọng của nhóm tuổi từ 15 – 59 và từ 60 tuổi trở lên). – Nguồn lao động chiếm hơn 60% dân số, hằng năm tăng thêm khoảng 1,15 triệu người. * Phân bố dân cư chưa hợp lí – Phân bố dân cư không đều giữa các đồng bằng với trung du, miền núí; phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn. – Nguyên nhân và hậu quả của sự phân bố chưa hợp lí. * Chính sách phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động và tài nguyên của nước ta LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM * Nguồn lao động – Nguồn lao động nước ta dồi dào chiếm hơn 60% dân số (trong đó, dân số hoạt động kinh tế là hơn 42,5 triệu người, chiếm 51,2% tổng số dân năm 2005). Mỗi năm nước ta có thêm hơn một triệu lao động. – Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú. – Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao. – So với yêu cầu hiện nay lực lượng lao động có trình độ vẫn còn mỏng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều. * Cơ cấu lao động – Đặc điểm và sự thay đổi của: + Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế: lao động trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất; khu vực công nghiệp – xây dựng tăng nhanh; khu vực dịch vụ tăng chậm. + Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế. + Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn. – Hạn chế trong sử dụng lao động. * Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm – Mỗi năm có khoảng 1 triệu chỗ làm mới. Tuy nhiên, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn gay gắt. – Nguyên nhân (mối quan hệ dân số – lao động – việc làm). – Hướng giải quyết việc làm của nước ta (chính sách dân số, phân bố lại lao động, phát triển sản xuất, ). ĐÔ THỊ HOÁ Ở VIỆT NAM * Đặc điểm đô thị hoá ở nước ta – Quá trình đô thị hoá ở nước ta diễn ra chậm, trình độ đô thị hoá thấp. – Tỉ lệ dân thành thị tăng: năm 1990 số dân thành thị có 12,9 triệu người, chiếm 19,5% dân số; năm 2005 có 22,3 triệu người, chiếm 26,9% dân số. – Phân bố đô thị diễn ra không đồng đều giữa các vùng: các đô thị lớn tập trung ở vùng đồng bằng; ở miền núi chủ yếu là các đô thị nhỏ. * Mạng lưới đô thị ở nước ta – Dựa vào các tiêu chí cơ bản như số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ dân phi nông nghiệp… 7 mạng lưới đô thị được phân thành 6 loại. – Nếu căn cứ vào cấp quản lí, nước ta có các đô thị trực thuộc Trung ương và đô thị trực thuộc tỉnh. * Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế – xã hội – Tích cực: + Ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương, các vùng trong nước. + Vai trò về thị trường tiêu thụ sản phẩm và sử dụng lực lượng lao động, sức hút đối với đầu tư và vị trí trong việc tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển. + Khả năng tạo việc làm và thu nhập cho người lao động. – Tiêu cực: một số hậu quả xấu (ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội ). CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ * Tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước – Ý nghĩa của tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước: + Tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) có tầm quan trọng hàng đầu trong các mục tiêu phát triển kinh tế ở nước ta. + Tăng trưởng GDP với tốc độ cao và bền vững là con đường đúng đắn để chống tụt hậu, tạo tiền đề cho việc đẩy mạnh xuất khẩu, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo – Tình hình tăng trưởng GDP: + Từ năm 1990 đến năm 2005, GDP của nước ta tăng liên tục với tốc độ tăng trung bình hơn 7,2%. + Nông nghiệp: đã đạt được những thành tựu lớn. Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Chăn nuôi gia súc và gia cầm phát triển với tốc độ nhanh. + Công nghiệp: có tốc độ tăng trưởng cao (bình quân 14%/năm), đáp ứng nhiều mặt hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; sức cạnh tranh của sản phẩm được nâng lên. – Hạn chế: + Nền kinh tế chủ yếu vẫn tăng trưởng theo chiều rộng, chậm chuyển biến về chất lượng, chưa đảm bảo phát triển bền vững. + Hiệu quả kinh tế còn thấp, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu. * Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế – Hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: tăng tỉ trọng khu vực II (công nghiệp và xây dựng), giảm trỉ trọng khu vực I (nông – lâm – ngư nghiệp), khu vực III (dịch vụ) có tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định. – Xu hướng chuyển dịch như vậy là tích cực, phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm. – Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành: + Khu vực I: giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng thuỷ sản. Trong nông nghiệp tỉ trọng ngành trồng trọt giảm, tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng. + Khu vực II: công nghiệp có xu hướng đa dạng hoá sản phẩm, công nghiệp chế biến có tỉ trọng tăng, công nghiệp khai thác có tỉ trọng giảm. + Khu vực III: tăng trưởng ở một số mặt, nhất là kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị; nhiều loại dịch vụ mới ra đời… * Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế 8 – Thành phần kinh tế Nhà nước tuy có giảm về tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Các ngành và lĩnh vực then chốt vẫn do Nhà nước quản lí. – Tỉ trọng của thành phần kinh tế tư nhân có xu hướng tăng. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh. * Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế – Tỉ trọng của các vùng trong giá trị sản xuất cả nước có nhiều biến động. – Các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn đã được hình thành. – Ba vùng kinh tế trọng điểm: vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam được hình thành. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta * Nền nông nghiệp nhiệt đới – Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới: + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hoá theo chiều Bắc – Nam và theo độ cao của địa hình có ảnh hưởng rất căn bản đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp. + Chế độ nhiệt ẩm dồi dào cho phép trồng trọt quanh năm, áp dụng các công thức luân canh, xen canh, tăng vụ. Sự phân hoá mùa của khí hậu là cơ sở để chuyển dịch mùa vụ giữa các vùng (từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng lên miền núi). + Mùa đông lạnh cho phép phát triển tập đoàn cây trồng vụ đông ở Đồng bằng sông Hồng và cả những cây trồng vật nuôi cận nhiệt và ôn đới trên các vùng núi. + Sự phân hoá của địa hình, đất trồng cho phép và đồng thời đòi hỏi phải áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng. + Tính chất nhiệt đới gió mùa của thiên nhiên nước ta làm cho việc phòng chống thiên tai, sâu bệnh hại cây trồng, dịch bệnh đối với vật nuôi luôn là nhiệm vụ quan trọng. – Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới: + Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp. + Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng. + Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn. + Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu. * Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hoá góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới – Nền nông nghiệp cổ truyền: + Nền nông nghiệp tiểu nông, mang tính chất tự cấp tự túc; sản xuất nhỏ, công cụ thủ công, sử dụng nhiều sức người, năng suất lao động thấp. + Còn rất phổ biến ở nhiều vùng lãnh thổ của nước ta. – Nền nông nghiệp hàng hóa: + Mục đích sản xuất không chỉ là tạo ra nhiều nông sản, mà quan trọng hơn là tạo ra nhiều lợi nhuận. + Sản xuất theo hướng nông nghiệp hàng hóa, đẩy mạnh sản xuất thâm canh, chuyên môn hoá, sử dụng ngày càng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghệ mới (trước thu hoạch và sau thu hoạch), nông nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp. 9 + Ngày càng phát triển, đặc biệt ở những nơi có điều kiện thuận lợi như ở các vùng có truyền thống sản xuất hàng hoá, các vùng gần các trục giao thông, các thành phố lớn. + Nông nghiệp hàng hoá phát triển làm cho cơ cấu nông nghiệp đa dạng hơn, thích ứng với các điều kiện của thị trường và sử dụng hợp lí hơn các nguồn lực. * Kinh tế nông thôn nước ta đang chuyển dịch rõ nét – Hoạt động nông nghiệp là bộ phận chủ yếu của kinh tế nông thôn (bao gồm các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản). – Kinh tế nông thôn bao gồm nhiều thành phần kinh tế: các doanh nghiệp, các hợp tác xã nông – lâm nghiệp và thuỷ sản, kinh tế hộ gia đình – Cơ cấu kinh tế nông thôn đang từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá và đa dạng hoá. Vấn đề phát triển nông nghiệp * Ngành trồng trọt – Tỉ trọng của ngành trồng trọt hiện nay vẫn chiếm 75% giá trị sản xuất nông nghiệp; cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt đang có những chuyển dịch tích cực. – Sản xuất lương thực: Những đặc điểm chủ yếu trong sản xuất lương thực những năm qua: + Diện tích gieo trồng lúa đã tăng khá nhanh. + Cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi phù hợp với điều kiện canh tác của từng địa phương. + Năng suất lúa tăng khá nhanh. + Sản lượng lúa tăng mạnh (đạt 36 triệu tấn năm 2006). Hiện nay: bình quân lương thực có hạt trên đầu người là hơn 470kg/năm. Lượng gạo xuất khẩu ở mức 3 – 4 triệu tấn/năm. + Các loại màu lương thực đã trở thành các cây hàng hoá. + Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước (chiếm hơn 50% diện tích và hơn 50% sản lượng lúa cả nước). Đồng bằng sông Hồng là vùng sản xuất lương thực lớn thứ hai và là vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước. – Sản xuất cây thực phẩm Các loại rau đậu được trồng ở khắp các địa phương, tập trung hơn cả là các vùng ven các thành phố lớn (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng…). – Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả + Hiện trạng: • Chủ yếu là cây công nghiệp nhiệt đới, ngoài ra còn có một số cây nguồn gốc cận nhiệt. • Cơ cấu: cây công nghiệp lâu năm chiếm hơn 60% diện tích. + Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu: • Cà phê: chủ yếu ở Tây Nguyên, ngoài ra còn được trồng ở Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ. Cà phê chè mới được trồng nhiều ở Tây Bắc. • Cao su: chủ yếu ở Đông Nam Bộ, ngoài ra được trồng ở Tây Nguyên, một số tỉnh Duyên hải miền Trung • Hồ tiêu: chủ yếu ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung. • Điều: Đông Nam Bộ. • Dừa: Đồng bằng sông Cửu Long • Chè: Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên (nhiều nhất ở tỉnh Lâm Đồng). 10 […]… Tăng cường chuyên môn hoá sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu + Đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp, đa dạng hoá kinh tế nông thôn – Kinh tế trang trại có bước phát triển mới, thúc đẩy sản xuất nông, lâm, thuỷ sản theo hướng sản 12 xuất hàng hoá MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP Cơ cấu ngành công nghiệp – Cơ cấu công nghiệp theo ngành:… nhau * Các vùng nông nghiệp ở nước ta Điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế – xã hội, trình độ thâm canh, chuyên môn hoá sản xuất của 7 vùng nông nghiệp: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long * Những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta – Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của nước… nhà máy nhiệt điện lớn) Vấn đề phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản * Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm – Công nghiệp chế biến sản phẩm trồng trọt: 13 + Công nghiệp xay xát phát triển mạnh, phân bố chủ yếu ở các vùng trồng lúa + Công nghiệp đường mía: phân bố tập trung ở Đồng bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung + Công nghiệp chế biến chè: phân bố chủ yếu ở… Nguyên – Khu công nghiệp: + Khu công nghiệp (được hiểu là khu công nghiệp tập trung) là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp mới được hình thành ở nước ta từ những năm 90 của thế kỉ XX cho đến nay Do Chính phủ (hoặc cơ quan chức năng được Chính phủ uỷ nhiệm) quyết định thành lập, có ranh giới địa lí xác định, chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, không có dân… khu công nghiệp tập trung còn có khu chế xuất (chế biến để xuất khẩu) và khu công nghệ cao + Các khu công nghiệp tập trung phân bố không đều theo lãnh thổ: tập trung nhất là ở Đông Nam Bộ (chủ yếu là TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu), sau đó đến Đồng bằng sông Hồng (phần lớn ở Hà Nội, Hải Phòng) và Duyên hải miền Trung – Trung tâm công nghiệp: + Trung tâm công nghiệp là hình thức. .. bằng sông Hồng và vùng phụ cận, Đông Nam Bộ, dọc Duyên hải miền Trung) Ở các khu vực còn lại, nhất là vùng núi, hoạt động công nghiệp còn hạn chế + Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp ở nước ta là kết quả tác động của hàng loạt nhân tố (tài nguyên thi n nhiên, nguồn lao động có tay nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lí) – Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế: + Nhờ kết quả của công cuộc… sa cổ (ở trung du), đất phù sa có ở dọc các thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi – Khó khăn: + Rét đậm, rét hại, sương muối và tình trạng thi u nước về mùa đông + Mạng lưới các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản (nguyên liệu cây công nghiệp) chưa cân xứng với thế mạnh của vùng – Tình… (thị trường, sự hợp tác quốc tế: vốn, công nghệ, tổ chức quản lí) * Các hình thức chủ yếu về tổ chức lãnh thổ công nghiệp – Điểm công nghiệp: + Chỉ bao gồm 1 – 2 xí nghiệp đơn lẻ + Các xí nghiệp này thường được phân bố gần nguồn nguyên, nhiên liệu hoặc trung tâm tiêu thụ + Giữa chúng không có mối liên hệ về sản xuất + Ở nước ta có nhiều điểm công nghiệp Các điểm công nghiệp đơn lẻ thường hình thành ở… công nghiệp * Khái niệm về tổ chức lãnh thổ công nghiệp Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội và môi trường * Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp – Các nhân tố bên trong (vị trí địa lí; tài nguyên thi n… mạnh, làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển * Hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải – Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm và các trung tâm công nghiệp chuyên môn hoá + Công nghiệp phát triển dựa trên một số tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn, nguồn nguyên liệu của nông – lâm – thủy sản và nguồn lao động dồi dào, tương đối rẻ 20 + Trong vùng. TÓM TẮT KIẾN THỨC ĐỊA LÝ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. PHẦN TỰ NHIÊN – Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ – Lịch sử hình thành và phát triển. nông thôn nước ta đang chuyển dịch rõ nét – Hoạt động nông nghiệp là bộ phận chủ yếu của kinh tế nông thôn (bao gồm các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản). – Kinh tế nông thôn bao. xuất nông sản xuất khẩu. * Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hoá góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới – Nền nông nghiệp cổ truyền: + Nền nông nghiệp tiểu nông,– Xem thêm – Xem thêm : Tóm tắt kiến thức và kỹ năng Địa lý 12 ôn thi TNPT, Tóm tắt kỹ năng và kiến thức Địa lý 12 ôn thi TNPT, Tóm tắt kiến thức và kỹ năng Địa lý 12 ôn thi TNPT
Để lại một bình luận