HR là gì? HR (human resources hoặc human resource) được hiểu đồng thời là những người hoặc bộ phận chịu trách nhiệm cho tất cả những công việc liên quan đến nhân lực trong một doanh nghiệp. Những nhiệm vụ này bao gồm tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, trả lương và đảm bảo các gói lợi ích cho nhân viên, thực hiện các hình thức kỷ luận, sa thải và chấm dứt hợp đồng lao động.
Tóm tắt nội dung bài viết
Hr là gì? Tất tần tật về HR bạn CẦN BIẾT
Quản trị Nhân sự hay là Quản trị Nhân lực hoặc Quản lý Nguồn nhân lực là công tác quản lý các lực lượng lao động của một tổ chức, công ty, xã hội, nguồn nhân lực. Wikipedia
Tùy vào quy mô cũng như chiến lược phát triển của mỗi tổ chức, doanh nghiệp mà cơ cấu cũng như các vị trí của phòng nhân sự sẽ khác nhau. Tuy nhiên, các vị trí và nhiệm vụ trong ngành HR sẽ bao gồm các vị trí như sau.
Dưới đây là những vị trí công việc phổ biến trong ngành HR. Tuy nhiên, những vị trí này có thể thay đổi tuy theo quy mô nhân lực và nhu cầu công việc của doanh nghiệp.
Các vị trí trong ngành HR
1. Giám đốc nhân sự (Chief Human Resources Officer)
Giám đốc nhân sự là vị trí cao nhất trong ngành HR. Đây là một trong các vị trí giám đốc cấp cao giám sát toàn bộ các khía cạnh của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Họ chịu trách nhiệm trong việc ra quyết định, xây dựng chiến lược để đưa doanh nghiệp phát triển đi lên.
Vị trí giám đốc nhân sự thường xuất hiện trong những doanh nghiệp có quy mô lớn.
2. Trưởng phòng nhân sự (HR manager)
Trưởng phòng nhân sự lên kế hoạch, xây dựng, điều phối các hoạt động quản trị nhân sự trong doanh nghiệp. Họ giám sát việc tuyển dụng, tham gia với các giám đốc cấp cao trong việc ra quyết định. Họ đóng vai trò cầu nối giữa những lãnh đạo quản lý doanh nghiệp và các nhân viên cấp dưới.
Hr là gì? Tất tần tật về HR bạn CẦN BIẾT
3. Quản trị hành chính — nhân sự (HR admin)
Vị trí quản trị hành chính — nhân sự phụ trách việc quản lý và sắp xếp các hồ sơ nhân viên, cập nhật dữ liệu về nguồn nhân lực của doanh nghiệp (ví dụ: khi có nhân viên nghỉ bệnh hoặc nghỉ sinh) cũng như chuẩn bị các tài liệu về nhân sự. Ngoài ra, nhân viên quản trị hành chính — nhân sự cũng hỗ trợ việc chuẩn bị các hoạt động liên quan như hội thảo hay hội chợ việc làm.
4. Chuyên viên tuyển dụng (Recruitment Specialist)
Giống như tên gọi, vị trí chuyên viên tuyển dụng đảm nhiệm các công việc liên quan đến tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp, bao gồm tìm kiếm và tiếp cận những ứng viên tiềm năng, đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa người ra quyết định tuyển dụng và ứng viên, cũng như giám sát toàn bộ quá trình tuyển dụng nhân sự.
5. Chuyên viên đào tạo và phát triển (Training and Development Specialist)
Chuyên viên đào tạo và phát triển là người lên kế hoạch, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo, tập huấn để phát triển các kỹ năng và kiến thức của nhân sự trong doanh nghiệp.
6. Chuyên viên tiền lương và phúc lợi (Chuyên viên C&B — Compensations and Benefits Specialist)
Chuyên viên tiền lương và phúc lợi chịu trách nhiệm đảm bảo lợi ích và giám sát việc bồi thường, quản lý các dữ liệu về tiền lương, phúc lợi của nhân viên cũng như việc đánh giá hiệu suất làm việc hàng năm. Chuyên viên tiền lương và phúc lợi cần luôn cập nhật thông tin về các quy định, luật mới về phúc lợi của người lao động.
Nhiệm vụ của bộ phận HR
Nhiệm vụ của bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp, Nhìn chung, bộ phận HR trong doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện các công việc liên quan đến nguồn nhân lực. Đó là những nhiệm vụ chính sau đây.
1. Giải quyết các vấn đề về nhân sự hiện tại
Bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp thực hiện việc giám sát các công việc thường ngày của nhân viên trong doanh nghiệp; giải quyết các vấn đề liên quan đến tiền lương, phúc lợi, bảo hiểm, các khoản đầu tư của nhân viên. Họ thực hiện việc xây dựng các chính sách nhân sự, các chương trình phát triển lợi ích và chăm sóc sức khỏe của nhân viên. Họ chính là đầu mối liên lạc khi có các tai nạn, thương tích không may xảy ra đối với người lao động trong doanh nghiệp.
Nhân viên nhân sự cũng là người giải quyết khi có xung đột xảy ra giữa các nhân viên cũng như giữa nhân viên và người quản lý.
2. Tuyển dụng nhân sự mới
Một trong các nhiệm vụ của bộ phận nhân sự là thực hiện việc tuyển dụng nhân sự mới, bao gồm đăng tin tuyển dụng, tìm kiếm và thu hút các ứng viên tiềm năng, tổ chức phỏng vấn đánh giá ứng viên, và lựa chọn ứng viên phù hợp.
3. Quản lý quy trình nghỉ việc
Không chỉ giải quyết các vấn đề nhân sự hiện tại và nhân sự mới, bộ phận nhân sự còn thực hiện xử lý quy trình nghỉ việc khi có nhân viên bị buộc thôi việc hoặc chủ động xin dừng hợp đồng. Họ xử lý các vấn đề liên quan đến hợp đồng, bảo hiểm, các vật phẩm và tài liệu cần bàn giao.
4. Nâng cao năng suất làm việc của nhân viên
Bộ phận HR khuyến khích, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực và năng suất làm việc của nguồn nhân lực, đồng thời tạo ra một môi trường làm việc tích cực và hiệu quả.
Sự thay đổi trong ngành nhân sựQuản lý nguồn nhân lực bao gồm việc thực hiện các cách tiếp cận nhằm quản lý con người cũng như môi trường làm việc và văn hóa doanh nghiệp.
Nhiệm vụ của bộ phận nhân sự là đảm bảo nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp — nhân lực — được hỗ trợ một cách đầy đủ thông qua các quy định, chính sách, chương trình phù hợp. Ngoài ra, họ cũng chịu trách nhiệm duy trì một môi trường làm việc tích cực thông qua việc kết nối hiệu quả giữa người lao động và chủ sử dụng lao động.
Ở thời điểm hiện tại, bộ phận nhân sự không còn chỉ tập trung vào các công việc liên quan đến quản trị nhân sự và hành chính truyền thống. Họ tập trung vào việc phát triển nguồn nhân lực nhằm đảm bảo mang lại lợi ích cho hoạt động của doanh nghiệp.
Người làm HR cần nhìn nhận bản thân là những người làm kinh doanh chuyên về mảng nhân sự, thay vì là những người làm nhân sự cố vấn cho hoạt động kinh doanh. Họ cần hiểu được các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có khả năng sử dụng ngôn ngữ kinh doanh nhằm đánh giá được những ảnh hưởng của các mục tiêu kinh doanh.
Các khó khăn và thuận lợi trong ngành HR
1. Các thuận lợi trong ngành HR
Khi làm việc trong ngành nhân sự bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều người với những tính cách khác nhau và có định hướng nghề nghiệp cũng khác nhau. Có vai trò quan trọng trong quá trình tuyển chọn đào tạo giúp nhân viên và tổ chức phát triển bền vững đây là mục đích to lớn mà bất kì người làm nhân sự nào cũng hướng đến.
Bạn sẽ nhận được nhiều tình cảm yêu quý của mọi người trong công ty khi những đề xuất và chính sách mình đưa ra có tác động tích cực giúp nhân viên và công ty hoạt động hiệu quả.
Khi làm việc trong ngành này bạn sẽ có cơ hội đảm nhận những vai trò hết sức quan trọng như quản lý nguồn nhân lực, quản lý và tuyển chọn những người tài năng góp phần to lớn quyết định sự phát triển của công ty.
2. Khó khăn của nghề HR
Khi làm trong ngành nhân sự phải luôn cân nhắc để cân bằng hài hòa giữa lợi ích người sử dụng lao động và người lao động, đây là công việc hàng ngày mà người làm trong ngành phải đối mặt. Để làm được việc này đòi hỏi phải có sự khéo léo, kiên nhẫn để đưa ra các đề xuất giải quyết vấn đề hiệu quả
Bạn sẽ thường xuyên nghe phàn nàn về các chính sách lương bổng, phúc lợi dù cho đó là tổ chức lớn hay nhỏ, mức lương trung bình hay thậm chí cao hơn mặt bằng chung. Đồng thời, liên tục gặp các vấn đề như nhân viên nghỉ việc, đình công hoặc năng suất lao động kém phải liên tục tổ chức tìm kiếm sàng lọc, tuyển dụng các ứng viên phù hợp là những thách thức cho người làm nhân sự.
Ngoài ra, người sử dụng lao động thường có khuynh hướng mong muốn nguồn nhân lực chất lượng được đào tạo trong thời gian ngắn để cắt giảm kinh phí và tăng lợi nhuận, nhưng đào tạo con người rất cần thời gian và chiến lược cụ thể, không thể cho kết quả ngay trong một sớm một chiều. Cũng vì thế mà xuất hiện những câu nói vui rằng Nhân sự là nghề “làm dâu trăm họ”.
Làm thế nào để trở thành một người quản trị nhân sự tài giỏi?
Để trở thành một người quản trị nhân sự tài giỏi, bạn cần nắm vững 5 phẩm chất sau:
- Hiểu rõ và định hướng tổ chức đi theo đúng mục tiêu đã đề ra.
- Có khả năng chiêu mộ nhân lực tài giỏi nhất.
- Hiểu và tận dụng điểm mạnh trong mỗi người nhân lực để phát triển họ.
- Tạo ra những phương tiện cần thiết giúp người nhân lực có thể bứt phá năng lực.
- Có các công cụ để kiểm soát và đo lường hiệu quả các chiến lược đã đề ra.(30 phần mềm quản lý nhân sự online hàng đầu)
Hội Buôn Chuyện hy vọng bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc của bạn về HR, các công việc vai trò và nhiệm vụ mà 1 người HR phải thực hiện.
Để lại một bình luận