ÐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT
HOA NGHIÊM KINH
Hán Dịch: Ðại SưThật Xoa Nan Ðà
Việt Dịch: Hòa Thượng Thích Trí Tịnh
MỤC LỤC HOA NGHIÊM KINH
Bạn đang đọc: Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch PDF
Thay Lời Tựa.
Lời Nói Ðầu.
Nghi Thức Sám Hối Trước Khi Tụng Kinh.
Nghi Thức Trì Tụng.
01. Phẩm ThếChủDiệu Nghiêm ThứNhất. (Hán BộTừQuyển 1 Ðến Hết Quyển 5)
02. Phẩm NhưLai Hiện Tướng ThứHai. (Hán BộTrọn Quyển 6)
03. Phẩm PhổHiền Tam Muội ThứBa. (Hán BộPhần Ðầu Quyển 7)
04. Phẩm ThếGiới Thành Tựu ThứTư. (Hán BộPhần Sau Quyển 7)
05. Phẩm Hoa Tạng ThếGiới ThứNăm. (Hán BộTừQuyển 8 Ðến Hết Quyển 10)
06. Phẩm TỳLô Giá Na ThứSáu. (Hán BộTrọn Quyển 11)
07. Phẩm NhưLai Danh Hiệu ThứBẩy. (Hán BộPhần Ðầu Quyển 12)
08. Phẩm TứThánh ÐếThứTám. (Hán BộPhần Sau Quyển 12)
09. Phẩm Quang Minh Giác ThứChín. (Hán BộPhần Ðầu Quyển 13)
10. Phẩm BồTát Vấn Minh ThứMười. (Hán BộPhần Sau Quyển 13)
11. Phẩm Tịnh Hạnh ThứMười Một. (Hán BộPhần Ðầu Quyển 14)
12. Phẩm Hiền ThủThứMười Hai. (Hán BộPhần Sau Quyển 14 Ðến Hết Quyển 15)
13. Phẩm Thăng Tu Di Sơn Ðảnh ThứMười Ba. (Hán Bộ ởÐầu Quyển 16)
14. Phẩm Tu Di Sơn Ðảnh KệTán ThứMười Bốn. (Hán BộPhần Ðầu Quyển 16)
15. Phẩm Thập TrụThứMười Lăm. (Hán BộPhần Sau Quyển 16)
16. Phẩm Phạm Hạnh ThứMười Sáu. (Hán BộPhần Ðầu Quyển 17)
17. Phẩm SơPhát Tâm Công Ðức ThứMười Bảy. (Hán BộPhần Sau Quyển 17)
18. Phẩm Minh Pháp ThứMười Tám. (Hán BộTrọn Quyển 18)
19. Phẩm Thăng DạMa Thiên Cung ThứMười Chín. (Hán BộPhần Ðầu Quyển 19)
20. Phẩm DạMa Cung KệTán ThứHai Mươi. (Hán BộPhần Giữa Quyển 19)
21. Phẩm Thập Hạnh ThứHai Mươi Mốt. (Hán BộPhần Sau Quyển 19 Ðến Hết Quyển 20)
22. Phẩm Vô Tận Tạng ThứHai Mươi Hai. (Hán BộTrọn Quyển 21)
23. Phẩm Thăng Ðâu Suất Thiên Cung ThứHai Mươi Ba. (Hán BộTrọn Quyển 22)
24. Phẩm Ðâu Suất KệTán ThứHai Mươi Bốn. (Hán BộPhần Ðầu Quyển 23)
25. Phẩm Thập Hồi Hướng ThứHai Mươi Lăm. (Hán BộPhần Sau Quyển 23 Ðến Hết Quyển 33)
26. Phẩm Thập Ðịa ThứHai Mươi Sáu. (Hán BộTừQuyển 34 Ðến Quyển 39)
27. Phẩm Thập Ðịnh ThứHai Mươi Bảy. (Hán BộQuyển 40)
28. Phẩm Thập Thông ThứHai Mươi Tám. (Hán BộPhần Ðầu Quyển 44)
29. Phẩm Thập Nhẫn ThứHai Mươi Chín. (Hán BộPhần Sau Quyển 44)
30. Phẩm A Tăng KỳThứBa Mươi. (Hán BộPhần Ðầu Quyển 45)
31. Phẩm ThọLượng ThứBa Mươi Mốt. (Hán BộPhần Giữa Quyển 45)
32. Phẩm ChưBồTát TrụXứThứBa Mươi Hai. (Hán BộPhần Sau Quyển 45)
33. Phẩm Phật Bất TưNghì Pháp ThứBa Mươi Ba. (Hán BộQuyển 46 Ðến Quyển 47)
34. Phẩm NhưLai Thập Thân Tướng Hải ThứBa Mươi Bốn. (Hán BộQuyển Phần Ðầu Quyển 48)
35. Phẩm NhưLai Tùy Hảo Quang Minh Công Ðức ThứBa Mươi Lăm. (Hán BộPhần Sau Quyển 48)
36. Phẩm PhổHiền Hạnh ThứBa Mươi Sáu. (Hán BộTrọn Quyển 49)
37. Phẩm NhưLai Xuất Hiện ThứBa Mươi Bảy. (Hán BộTừÐầu Quyển 50 Ðến Hết Quyển 52)
38. Phẩm Ly ThếGian ThứBa Mươi Tám. (Hán BộTừÐầu Quyển 53 Ðến Hết Quyển 59)
39. Phẩm Nhập Pháp Giới ThứBa Mươi Chín (Hán BộTừQuyển 60 Ðến Hết Quyển 80)
40. Phẩm Nhập Bất TưNghì Giải Thoát Cảnh Giới PhổHiền Hạnh Nguyện ThứBốn Mươi. (Hán BộTrọn Quyển 81)
THAY LỜI TỰA
Kinh Hoa Nghiêm là bộkinh đại thừa, là vua trong những kinh, với nội dung siêu việt tuyệt luân hùng vĩ, tránglệnguynga, thểhiện phápthân, tưtưởngvà tâm nguyện của Phật .
Hoa Nghiêm tiếng Phạn là Avatamsaka, có nghĩa là đóa hoa thanh khiết tuyệt đẹp nhất trần gian, ngát hương khắp mười phương các cõi pháp giới.
Tư tưởng Hoa Nghiêm trình bày vạn pháp do tâm sanh. Tâm là thực thểcủa vạn pháp. Tâm vọng thì vạn pháp hoạt hiện sai biệt hình hình sắc sắc, trùng trùng duyên khởi, cái này có cáikia có và ngược lại, như lưới đếchâu. Tâm chơn thì pháp giới tánh với Tâm là một, vạn pháp đồng nhất thể. Tâm thanh tịnh thì thấu đạt chơn lý Phật tánh, suốt thông pháp giới vô ngại, thểnhập bất tưnghì giải thoát hạnh môn. Kinh Hoa Nghiêm, Ðức Phật chỉcho chúng sanh thấu rõ cội nguồn của xum la vạn tượng do mê thức vọng tưởng nghiệp duyên hình thành, các pháp hiện hành trong vũtrụlà huyễn hóa, nhưhoa trong gương, nhưtrăng trong nước. Tất cảvạn pháp trong pháp giới đều từtâm sanh. Tâm trùm khắp cảpháp giới. Tất cảvạn hữu vũtrụcó thểnằm gọn trong hạt cải. Hạt cải có thểthâu nhiếp tất cảvũtrụvạn pháp. Thể tánh của Tâm nhiếp thâu tất cả. Tất cảlà một, một là tất cả. Ðó là bản tánh vô ngại của Tâm. Bản tánh chơn tâm suốt thâu vạn pháp hữu tình và vô tình; lấy toàn thểpháp giới tánh làm lượng; lấy xứng tánh
bất tưnghì vô ngại giải thoát làm thể. Ðó là ý nghĩa căn cốt của Kinh Hoa Nghiêm.
Bởi thế, nếu Kinh Ðại Bát Nhã tiêu biểu vượt trội cho tưtưởng Phật Pháp đại thừa vềlý chơn không vô ngại, thì Kinh Hoa Nghiêm đại biểu cho tưtưởng Phật Pháp đại thừa vềlý hữu hóa duyên sanh của vạn pháp .
Ngoài ra Kinh Hoa Nghiêm còn là một thông điệp, một bài học phong phú sinh động muôn đời, trao gởi cho hành giảcó tâm hướng thượng đại thừa, tu là cần phải học phải hành qua hình ảnh Thiện Tài đồng tửtham bái cầu học đạo với năm mươi ba vịthiện tri thức, là bằng chứng cho ta thấy rằng tu học đạo bồ đề điều tiên quyết cần phải khắc phục nội tâm cống cao ngã mạn, dục vọng loạn tưởng; ngoài thân khiêm cung cầu tiến hành trì phương pháp Hoa Nghiêm tuyệt đỉnh, tìm chân sưliễu ngộmới mong hiển lộ được Phật tánh chơn tâm của mình.
Nên nghiên tầm ý nghĩa của Kinh Hoa Nghiêm là khai mởquang lộtrởvềbản tánh chơn tâm thanh tịnh sáng suốt thường nhiên ; là biết được tựthểcủa các pháp hiện hành trong thếgiới vũtrụ; là thấu suốt cội nguồn sanh sanh hóa hóa của hữu tình và vô tình chúng sanh; là quán chiếu bí yếu mật nghĩa viên dung tương quan của tâm và cảnh, đểrồi từ đó có thểthống triệt lý viên dung vô ngại chủvà khách của vạn pháp, hiện hành sanh hóa, tương duyên tương nhơn quả, tương sanh tương diệt. Tất cảvạn pháp toàn triệt ảnh hiện trên đài gương chơn nhưthểtánh. Thếnên, thọtrì Kinh Hoa Nghiêm là bước vào cửa phương tiện cầu tu học đạo, là nhân tố đặc thù hy hữu ly vọng hoàn chơn. Bởi công đức đặc thù nhiệm mầu vi diệu của Kinh Hoa Nghiêm nhưthê, nên người có thiện duyên thấy
Kinh Hoa Nghiêm mà biết phát tâm thành kính tin sâu, thì nhưchính mình được thấy Phật. Người thành tâm đọc Kinh Hoa Nghiêm nhưtrực tiếp nghe Phật khai thị. Người chí thành phụng thờ Kinh Hoa
Nghiêm như chính mình trực tiếp phụng thờ Phật. Người phát tâm bồ đề ấn tống Kinh Hoa Nghiêm có công đức như được cúng dường Phật, như được thỉnh Phật trụthếchuyển pháp luân, như được dự vào sựnghiệp hoằng pháp lợi sanh của chưPhật. Kinh Hoa Nghiêm cao sâu, nhiệm mầu vi diệu nhưthế, nên những ai thành kính phát tâm ấn tống thọtrì kinh này, thì phải biết rằng người đó nhiều đời gieo thiện duyên bồ đề, đã từng làm sứgiảcủa Phật và đã từng ởtrong ngôi nhà chánh pháp.
Phật Học Viện Quốc Tếnhận thấy thời mạt pháp này, pháp nhược ma cường, đểcho chánh pháp đại thừa được vĩnh cửu phổcập nhân gian, làm rường cột cho niềm tin chánh đạo, ngõ hầu thức tỉnh quần mê sớm hồi đầu vềbến giác. Nên nguyện cùng chưPhật tửbốn phương, chiến sỹ hướng đại thừa vô lượng đạo, đồng tâm thành kính in lại bộkinh đại thừa quý giá này, đểkết thiện duyên vô thượng bồ đề, cùng những bạn hiền đang hướng nguyện tiến bước theo gót chân Phật trởvềgiác tánh chân như .
Ngưỡng nguyện chưtôn thiền đức và những bậc thiện hữu tri thức Phật tửgần xa phát tâm hoan hỷ hộ trì .
Thành tâm kính lậy Thập Phương Thường TrụTam Bảo tác đại chứng tỏ .
Phật Ðản 2532 Mậu Thìn 1988
Thích Ðức Niệm
Source: http://wp.ftn61.com
Category: Tin Tức
Để lại một bình luận