Thật tuyệt vời khi một người phụ nữ nhận được thiên chức của mình là làm mẹ! Khi mang thai, bên cạnh cảm giác vui sướng khi “nhóc tì” trong bụng của Mẹ đang ngày một lớn dần theo thời gian thì còn có nhiều mối lo âu và khó nhằn cho các Mẹ bầu, trong đó có tình trạng: Mẹ tăng cân nhưng con vẫn thiếu chất do những lầm tưởng phổ biến về dinh dưỡng thai kỳ. Tìm hiểu ngay bài viết để gỡ bỏ những lầm tưởng, giúp Mẹ bầu có chế độ ăn phù hợp để làm sao vừa đảm bảo được cân nặng cho Mẹ vừa đáp ứng đủ dưỡng chất cho Bé.
Một số lầm tưởng về chế độ ăn cho Mẹ bầu
Không cần phải ăn cho cả hai người
Có một số ý kiến cho rằng: Mẹ bầu cần ăn thật nhiều, ăn gấp đôi bình thường vì Mẹ phải ăn cho cả Mẹ và Bé, như vậy Mẹ bầu mới đáp ứng được nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai để Mẹ khoẻ mạnh, Bé phát triển tốt.
Trên thực tế, các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định: Việc ăn quá nhiều chưa chắc đã tốt cho thai nhi nếu Mẹ không có một chế độ dinh dưỡng hợp lý theo từng thời kỳ. Vì trong mỗi giai đoạn, thai nhi sẽ cần những dưỡng chất khác nhau để có thể phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ. Nếu Mẹ bổ sung dưỡng chất không hợp lý thì kết quả chỉ có Mẹ tăng cân nhưng Bé trong bụng thì không thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng mà Mẹ đã hấp thụ.
Chia nhỏ các bữa ăn nhưng không có nghĩa là tăng đồ ăn vặt
Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên rằng: Thay vì ăn một ngày 3 bữa chính như thông thường, Mẹ bầu nên chia thành 5-6 bữa nhỏ, bao gồm: Bữa ăn sáng, bữa phụ sáng, bữa ăn trưa, bữa phụ chiều, bữa ăn tối, bữa phụ đêm. Việc chia nhỏ như vậy giúp Mẹ bầu nạp đủ calo và chất dinh dưỡng cần thiết cho cả Mẹ và Bé, đồng thời làm ổn định lượng đường trong máu, giảm nguy cơ tích tụ mỡ thừa, bớt ốm nghén.
Tuy nhiên, lời khuyên này không có nghĩa là Mẹ nên tăng lượng độ ăn vặt hằng ngày. Thực tế, Mẹ bầu cần cắt giảm các loại đồ ăn vặt như:
- Đồ ngọt, giàu chất béo, bao gồm: bánh ngọt, nước ngọt, kem,…
- Các loại thức ăn nhanh.
Vì các loại thực phẩm này thường chứa rất nhiều đường, cholesterol khiến Mẹ tăng cân vù vù nhưng lại không bổ sung được những dưỡng chất cần thiết cho Bé. Ăn quá nhiều chất béo bão hòa cũng có thể khiến Mẹ tăng lượng cholesterol trong máu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của Mẹ.
Nguyên tắc ăn gì để chất bổ vào con không vào mẹ
- Giai đoạn 1 (3 tháng đầu)
Mặc dù đang mai thai nhưng mẹ nên nhớ rằng lúc này em bé chỉ bằng hạt đậu nên mẹ không cần nạp thêm nhiều năng lượng. Trừ trường hợp mẹ đang thiếu cân thì cần bồi bổ thêm.
Tuy nhiên, mẹ vẫn phải đảm bảo đủ chất đạm và những vi chất thiết yếu, đặc biệt là axit folic, sắt, kẽm… Trong đó, Axit folic cần đảm bảo đủ dự phòng dị tật ống thần kinh và phân chia hình thành tổ chức tế bào thai nhi. Mẹ nên bổ sung trứng, sữa, ngũ cốc nguyên cám và các loại rau xanh có màu đậm như rau bina, rau muống, súp lơ xanh…
Nên bổ sung ngay Vitamin cho bà bầu trước và trong giai đoạn mang thai để cung cấp đầy đủ các Vitamin và dưỡng chất mà bữa ăn hàng ngày thiếu
- Giai đoạn 2 (3 tháng giữa)
Quá trình trao đổi chất của mẹ tăng lên, mẹ cần bổ sung thêm 300 – 350 calo/ngày. Càng về sau thai nhi càng to mẹ có thể bổ sung thêm đến 500 calo/ngày. Tổng mức năng lượng nạp thêm mỗi ngày có thể lên 2.300 – 2.500 calo.
Từ tháng thứ 3-6 này, bé hình thành đủ các bộ phận trong cơ thể. Đây là thời gian để phát triển hệ thần kinh và các cơ quan xúc giác, thị giác, thính giác
Để tốt cho con, mẹ nên ăn nhiều thức ăn có canxi và sắt. Mẹ vẫn uống thuốc bổ hoặc vitamin tổng hợp để phát triển thai nhi, ăn thực phẩm đa dạng nhưng hạn chế tinh bột và đồ ngọt. Các mẹ uống sữa bầu nên hạn chế loại quá ngọt khiến tăng cân nhanh
- Giai đoạn 3 (3 tháng cuối)
Đây là lúc mẹ điều lại cân nặng của toàn bộ thai kỳ:
Nếu các tháng trước mẹ đã tăng cân đúng chuẩn khoảng 6 – 9 kg thì mẹ có thể duy trì chế độ tăng thêm 200 – 300 calo/ngày
Nếu mẹ đang tăng cân nhanh, cần biết cách tính calo trong khẩu phần ăn, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng ít đường bột, chất béo, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, thịt trắng, để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi.
Ngoài ra, mẹ nên uống nhiều nước, ăn hoa quả sẽ hạn chế nguy cơ bị phù chân tay và biến dạng mặt
12 nguyên tắc vàng mang bầu “ăn gì để vào con không vào mẹ”
- 1.Không phải ăn cho 2 người
Quan niệm xưa cho rằng khi mang thai mẹ cần ăn gấp đôi lượng thực phẩm mẹ vẫn ăn hàng ngày để con được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng là hoàn toàn sai lầm. Việc mẹ bầu ăn cho 2 người như vậy gây tăng cân mất kiểm soát dẫn đến báo phì
Trong khi đó, béo phì gây ra những căn bệnh nguy hiểm trong thai kỳ như tiền sản giật và tiểu đường thai kỳ
Do đó, như đã nói ở trên, thay vì cố gắng ăn thật nhiều, mẹ chỉ nên bổ sung thêm lượng Calo vừa đủ tùy vào từng giai đoạn, và tập trung vào việc ăn uống lành mạnh để tránh tăng cân quá mức
- 2.Những thực phẩm nên ăn
Trong suốt quá trình mang thai, mẹ nên ăn uống đa dạng các nguồn thực phẩm khác nhau để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho con. Những dưỡng chất quan trọng bao gồm: Sắt, Folic, Canxi, Protein, DHA và các loại Vitamin A, Vitamin D, Vitamin E,…
– Các sản phẩm chuyên gia khuyên dùng là sữa, trái cây, rau củ và các loại hạt (óc chó, chia, Mắc ca, hạt sen,…)
– Các loại ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu
– Các loại thực phẩm từ động vật như thịt heo, gà, bò, cua, cá và các loại hải sản cũng được các chuyên gia dinh dưỡng gợi ý mẹ bầu bổ sung hàng ngày để con yêu phát triển toàn diện và tăng cân đều
- 3.Những thực phẩm nên tránh
Các loại đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt, bim bim, đồ uống có ga, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ cũng như đồ ăn nhanh chính là thực phẩm mẹ nên tránh
Nguyên nhân là thu nạp nhiều đường từ đồ ngọt và chất béo có hại từ đồ chiên rán khiến mẹ tăng cân quá mức dẫn đến béo phì. Việc này không chỉ dẫn đến hậu quả các mẹ khó lấy lại vóc dáng sau thai kì mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, tiền sản giật gây ảnh hưởng đến sự phát triển của con yêu
Chính vì vậy, để không tăng cân quá mức, các mẹ nên kìm chế lại ham muốn cũng như thói quen ăn uống không lành mạnh này nhé!
- 4.Thay vì uống sữa bầu, hãy uống 2-3 ly (1 lít) sữa tươi không đường (sữa tách béo) hàng ngày
Các mẹ đừng nghĩ rằng sữa tươi thì ít chất hơn sữa bầu nhé. Nó cũng chứa đầy đủ canxi và các dưỡng chất cần thiết. Còn sữa bầu, chất thì nhiều thật đấy nhưng lượng đường cũng nhiều vì vậy các mẹ uống sữa bầu thấy cứ tăng cân ầm ầm nhưng chỉ béo mẹ thôi, không vào con.
- 5.Không ăn quá nhiều mà nên chia theo khẩu phần ăn
Việc chia khẩu phần ăn cũng rất quan trọng giúp cơ thể hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng tránh có những chất được nạp quá nhiều và chất nạp quá ít vào cơ thể. Chị em có thể chia khẩu phần ăn thành 25% là protein ( thịt, cá, trứng,…), 25% tinh bột (cơm, bánh mì, bún, sử dụng gạo lức, yến mạch,…) và 50% là rau củ trái cây, các loại hạt, sữa, sữa chua
Nên chia khẩu phần ăn theo tỉ lệ hàm lượng tinh bột, protein, chất xơ và vitamin, khoáng chất
– Tính lượng calo cần thiết mỗi ngày để ăn một lượng vừa phải. Trong 3 tháng đầu chỉ nên Trong 3 tháng đầu chỉ ăn thêm 100 calories/ngày (chủ yếu là những loại thực phẩm giàu folate và chất sắt giúp cho sự phát triển hệ thần kinh của em bé)
– 6 tháng sau tăng thêm 200 calories/ngày (chủ yếu là những thức ăn giàu canxi, vitamin và chất sắt giúp phát triển xương, não bộ và có đủ lượng máu cần thiết cho em bé)
– Thật ra thì 300 calories chỉ tương đương với 2 ly sữa hoặc 1 chén rưỡi cơm hoặc 4 quả trứng hay 200 gram thịt hoặc cá. Nếu chia đều 300calories cho 3 bữa ăn chính trong ngày thì mỗi bữa mẹ bầu chỉ cần ăn thêm chút xíu.
- 6.Ăn thành nhiều bữa nhỏ
Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày Việc chia nhỏ bữa ăn hàng ngày để cơ thể có thể tiêu hoá và hấp thu tốt hơn. Bạn có thể chia nhỏ ngày ăn 6 bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn. Điều này sẽ giúp chị em có được cân nặng hợp lý, mẹ không quá to mà con vẫn có thể hấp thu được chất dinh dưỡng.
- 7.Hạn chế đồ ngọt
Khi mang thai chị em cần hạn chế ăn ít bánh kẹo, tuyệt đối không uống nước ngọt có ga, ngay cả trái cây cũng tránh ăn nhiều trái cây có hàm lượng đường quá cao như dưa hấu, vải,… mà thay bằng dâu tây, việt quất, bưởi, cam.Vì nếu ăn quá nhiều đồ ngọt dễ làm mẹ bầu bị béo phì không tốt cho thai nhi sau này.
- 8.Đa dạng hoá thực phẩm
Chị em cần cố gắng đa dạng hoá các loại thực phẩm. Dù chị em có thể nghén 1 vài món nhất định nhưng luôn cố gắng nếu thèm chỉ ăn 1 ít, không nên ăn quá nhiều và liên tục một món nào bất kỳ mà nên thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm.
Nên đa dạng hóa thực phẩm hàng tuần để bổ sung đủ các dưỡng chất vào con không vào mẹ giúp mẹ tăng cân đúng chuẩn mà con vẫn phát triển bình thường.
- 9.Kiêng đồ uống, thức ăn không có lợi
Chị em nên kiêng các loại thức ăn, đồ uống không có lợi cho mẹ bầu và thai nhi như dứa (thơm), rau răm,… (vì gây kích thích co tử cung), đồ sống, phô mai mềm, thịt xông khói,…(vì dễ chứa vi khuẩn do chưa được nấu chín, tiệt trùng), cá biển lớn như cá thu, cá kình, cá mập,…( vì chưa hàm lượng thuỷ ngân cao). Không hút thuốc, uống rượu bia, không uống quá nhiều cà phê…
Cắt giảm tinh bột để tăng cân ít trong thai kỳ mà con vẫn đủ dinh dưỡng để phát triển. Hoặc làm bạn với khoai lang bởi, ăn khoai lang không lo thiếu chất, ngược lại trong khoai lang có chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, C, E và protein, tinh bột, các axitamin và hơn 10 loại nguyên tố vi lượng cần thiết: canxi, magie, sắt, kẽm,… Ăn khoai lang thay 1 vài bát cơm mỗi ngày sẽ giúp mẹ bầu bớt táo bón, tránh tăng cân quá nhanh trong thai kỳ.
- 10.Uống đủ 3 lít chất lỏng
Uống đủ 3 lít chất lỏng (bao gồm sữa, nước lọc, nước trái cây, canh,…) mỗi ngày điều này vừa giúp nước ối không bị cạn mà giúp đào thải độc tố trên da cho chị em. Chị em có thể xem cách tính chỉ số nước ối để giúp bổ sung cho thai nhi.
- 11.Tăng cường thực phẩm có lợi
Chị em cần chú trọng các nhóm thực phẩm có lợi cho phụ nữ mang thai như: uống 1 lít sữa tươi không đường mỗi ngày, ăn phô mai cứng (vì không chứa vi khuẩn), sữa chua không đường, uống nước cam, ăn chuối, hải sản để cung cấp đầy đủ canxi cho cơ thể. Ngoài ra chị em có thể ăn các loại rau củ có màu xanh đậm (bông cải xanh, rau chân vịt, rau muống…), màu đỏ và vàng (ớt chuông, bí đỏ,…) vì chứa nhiều vitamins, sắt, axit folic,… rất tốt. Ăn cá hồi, các loại hạt như hạt óc chó để bổ sung omega 3 tốt cho não thai nhi.
Hoa quả và những thực phẩm màu xanh rất có lợi cho đường tiêu hóa và tim mạch của mẹ, và tốt cho trí não của thai nhi
- 12.Lối sống, sinh hoạt hàng ngày
Ngoài việc hạn chế tăng cân quá nhiều, nên chú trọng về sức khoẻ, làm sao để mẹ và em bé đều khoẻ mạnh. Về lối sống, tập thói quen đi ngủ đúng giờ, đủ giấc. Tập luyện, vận động phù hợp sức mình: có thể tập thể dục, yoga và đi bộ nhanh, chạy bộ…
Ăn nhiều không bằng ăn đúng mà đủ chất – Trong thực phẩm hàng ngày, rất khó để mẹ có thể bổ sung tất cả các loại Vitamin và khoáng chất cần thiết. Do đó, bổ sung bằng viên uống Vitamin có thể giúp mẹ cung cấp lượng khoáng chất thiếu hụt, giúp mẹ khỏe con khỏe, quá trình mang thai nhẹ nhàng và suôn sẻ nhé!
Hy vọng với những thông tin trên các mẹ đã rõ hơn về cách “Ăn gì để vào con không vào mẹ”
Thật tuyệt vời khi một người phụ nữ nhận được thiên chức của mình là làm mẹ! Khi mang thai, bên cạnh cảm giác vui sướng khi “nhóc tì” trong bụng của Mẹ đang ngày một lớn dần theo thời gian thì còn có nhiều mối lo âu và khó nhằn cho các Mẹ bầu, trong đó có tình trạng: Mẹ tăng cân nhưng con vẫn thiếu chất do những lầm tưởng phổ biến về dinh dưỡng thai kỳ. Tìm hiểu ngay bài viết để gỡ bỏ những lầm tưởng, giúp Mẹ bầu có chế độ ăn phù hợp để làm sao vừa đảm bảo được cân nặng cho Mẹ vừa đáp ứng đủ dưỡng chất cho Bé.
Một số lầm tưởng về chế độ ăn cho Mẹ bầu
Không cần phải ăn cho cả hai người
Có một số ý kiến cho rằng: Mẹ bầu cần ăn thật nhiều, ăn gấp đôi bình thường vì Mẹ phải ăn cho cả Mẹ và Bé, như vậy Mẹ bầu mới đáp ứng được nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai để Mẹ khoẻ mạnh, Bé phát triển tốt.
Trên thực tế, các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định: Việc ăn quá nhiều chưa chắc đã tốt cho thai nhi nếu Mẹ không có một chế độ dinh dưỡng hợp lý theo từng thời kỳ. Vì trong mỗi giai đoạn, thai nhi sẽ cần những dưỡng chất khác nhau để có thể phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ. Nếu Mẹ bổ sung dưỡng chất không hợp lý thì kết quả chỉ có Mẹ tăng cân nhưng Bé trong bụng thì không thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng mà Mẹ đã hấp thụ.
Chia nhỏ các bữa ăn nhưng không có nghĩa là tăng đồ ăn vặt
Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên rằng: Thay vì ăn một ngày 3 bữa chính như thông thường, Mẹ bầu nên chia thành 5-6 bữa nhỏ, bao gồm: Bữa ăn sáng, bữa phụ sáng, bữa ăn trưa, bữa phụ chiều, bữa ăn tối, bữa phụ đêm. Việc chia nhỏ như vậy giúp Mẹ bầu nạp đủ calo và chất dinh dưỡng cần thiết cho cả Mẹ và Bé, đồng thời làm ổn định lượng đường trong máu, giảm nguy cơ tích tụ mỡ thừa, bớt ốm nghén.
Tuy nhiên, lời khuyên này không có nghĩa là Mẹ nên tăng lượng độ ăn vặt hằng ngày. Thực tế, Mẹ bầu cần cắt giảm các loại đồ ăn vặt như:
- Đồ ngọt, giàu chất béo, bao gồm: bánh ngọt, nước ngọt, kem,…
- Các loại thức ăn nhanh.
Vì các loại thực phẩm này thường chứa rất nhiều đường, cholesterol khiến Mẹ tăng cân vù vù nhưng lại không bổ sung được những dưỡng chất cần thiết cho Bé. Ăn quá nhiều chất béo bão hòa cũng có thể khiến Mẹ tăng lượng cholesterol trong máu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của Mẹ.
Để lại một bình luận