Tóm tắt nội dung bài viết
- Làm thế nào để biết bị viêm gan B, dấu hiệu của bệnh viêm gan siêu vi B
- 1. Tìm hiểu chung về viêm gan B
- 2. Nguyên nhân gây ra viêm gan B
- 3. Khi nào cần gặp chuyên gia?
- 4. Khi mắc bệnh viêm gan B phải làm sao?
- Điều trị viêm gan B mạn tính
- 5. Cách phòng tránh viêm gan siêu vi B
- Biến chứng của bệnh viêm gan B
- Những quan niệm sai lầm về viêm gan B
- Quan niệm: Cơ thể khỏe mạnh đồng nghĩa với việc không bị nhiễm viêm gan B
Làm thế nào để biết bị viêm gan B, dấu hiệu của bệnh viêm gan siêu vi B
1. Tìm hiểu chung về viêm gan B
1.1 Triệu chứng và dấu hiệu của viêm gan B
- Sốt nhẹ (trên 38 độ)
- Ăn không ngon miệng
- Buồn nôn và ói mửa
- Đau bụng, dễ bị tiêu chảy
- Cơ thể mệt mỏi kéo dài
- Nước tiểu đậm
- Đau nhức xương khớp
- Đau phần dưới sườn phải
- Rối loạn tiêu hóa
- Vàng da và vàng mắt
- Xuất huyết dưới da
- Bụng bị sưng và có cảm giác chướng
1.2 Dấu hiệu viêm gan B dễ nhầm với những bệnh khác
- Cơ thể mệt mỏi
- Rối loạn tiêu hóa
- Sốt nhẹ
1.3 Các triệu chứng của bệnh viêm gan B kéo dài bao lâu?
- Đối với viêm gan cấp tính: Các triệu chứng diễn ra và tồn tại trong vòng 6 tháng kể từ khi nhiễm virus, sau đó sẽ biến mất mà không gây ra vấn đề nghiêm trọng. Hệ thống miễn dịch của chúng ta có thể loại bỏ virus viêm gan B ra khỏi cơ thể và hồi phục hoàn toàn.
- Đối với viêm gan mãn tính: Đây là những trường hợp biến chứng của viêm gan cấp tính khi các triệu chứng viêm gan B kéo dài hơn 6 tháng hoặc lâu hơn. Một khi chuyển sang giai đoạn mãn tính, virus viêm gan B sẽ không bị đào thải mà sẽ sống trong cơ thể chúng ta và có thể kéo dài suốt đời dẫn đến các bệnh nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan.
2. Nguyên nhân gây ra viêm gan B
- Quan hệ tình dục
-
Dùng chung kim tiêm
-
Bị kim tiêm của người bệnh đâm trúng
-
Mẹ truyền sang con
3. Khi nào cần gặp chuyên gia?
4. Khi mắc bệnh viêm gan B phải làm sao?
- Duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt như mọi ngày.
- Hạn chế làm việc nặng và tránh căng thẳng quá độ.
- Tập thể dục đều đặn 15 – 10 phút mỗi ngày với các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga…
- Uống nhiều nước để đẩy mạnh hoạt động thanh lọc giải độc của gan.
- Bổ sung nhiều rau củ và hoa quả tươi để tăng vitamin, khoáng chất thiết yếu
- Không nên ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ và quá mặn.
- Tránh xa các loại đồ uống chứa cồn như rượu, bia
Điều trị viêm gan B mạn tính
5. Cách phòng tránh viêm gan siêu vi B
- Tiêm vắc xin
- Quan hệ tình dục an toàn
- Kiểm tra dụng cụ Y tế
- Xăm và xỏ khuyên ở nơi uy tín
- Tiêm vắc xin trước khi đi du lịch
Biến chứng của bệnh viêm gan B
Ngay sau khi vào cơ thể, virus HBV bắt đầu hoạt động, bám vào bề mặt gan, phá hủy và làm rối loạn hoạt động của tế bào gan, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Suy giảm chức năng gan: Virus HBV phá hủy tế bào từ bên trong, gây tổn thương gan và làm suy giảm các chức năng gan như thải độc, lọc máu, chuyển hóa chất, tổng hợp chất…
- Gan nhiễm mỡ: Quá trình phân giải Triglyceride ở gan bị suy giảm, khiến cho chất béo không được chuyển hóa mà tích tụ lại gây gan nhiễm mỡ.
- Xơ gan: Trong vòng 20 năm hoặc sớm hơn, viêm gan B nếu không điều trị sẽ thành xơ gan, ngăn chặn dòng máu đi qua gan, làm suy giảm trầm trọng chức năng gan.
- Ung thư gan: Trung bình, cứ 100,000 người Việt thì có 23,2 người bị ung thư gan. Viêm gan B làm tăng sinh tế bào gan ác tính, sau 10 năm hoặc sớm hơn sẽ tiến triển thành ung thư gan.
Những quan niệm sai lầm về viêm gan B
Có rất nhiều quan niệm về viêm gan B, nhưng không phải nội dung nào cũng chính xác. Hơn ai hết, bạn cần trang bị cho mình những thông tin chính xác để phòng và chữa bệnh kịp thời.
Tổ chức Y tế Thế giới ước tính, có khoảng 240 triệu người trên thế giới đang mắc căn bệnh viêm gan B. Bệnh do virus gây ra và làm suy giảm chức năng gan. Vì mức độ phổ biến trên toàn cầu nên có rất nhiều thông tin về căn bệnh viêm gan. Vậy đâu mới là cái nhìn đúng đắn về bệnh? Bài viết sau sẽ chỉ ra cho bạn 5 sai lầm thường gặp nhất khi bàn về viêm gan B.
Quan niệm: Cơ thể khỏe mạnh đồng nghĩa với việc không bị nhiễm viêm gan B
Thực tế: Trong giai đoạn mắc bệnh viêm gan cấp tính, đa số bệnh nhân không biểu hiện triệu chứng nào. Tuy nhiên, cũng có một vài người có các dấu hiệu của bệnh gan cấp tính như vàng da và mắt, kiệt sức, đau bụng và buồn nôn kéo dài vài tuần.
Ở một số bệnh nhân, viêm gan B có thể dẫn tới bệnh gan mạn tính với khả năng phát triển thành bệnh xơ gan hay thậm chí ung thư gan.
May mắn thay, hơn 90% người trưởng thành khỏe mạnh nhiễm virus viêm gan B sẽ hoàn toàn hồi phục và cơ thể sẽ diệt sạch virus trong vòng nửa năm.
Quan niệm: Không cần thiết phải kiểm tra sức khỏe nếu bạn không sử dụng thuốc hay không quan hệ trước hôn nhânThực tế: Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị nhiễm viêm gan B chứ không phải chỉ những người sử dụng ma túy hay quan hệ tình dục trước hôn nhân. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn mắc viêm gan khi đang mang thai, việc khám sức khỏe rất quan trọng để các bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc cần thiết, an toàn cho cả mẹ và bé. Ngay cả khi người mẹ không mang trong mình virus viêm gan B thì các bé cũng nên được tiêm vắc xin để phòng tránh nhiễm bệnh từ những người xung quanh.
Đa phần những bé nhiễm virus viêm gan B từ khi mới sinh hoặc trong thời thơ ấu (dưới 6 tuổi) sẽ bị viêm gan mạn tính với nguy cơ phát triển thành suy gan hay ung thư gan. Vì thế, bạn nên phòng tránh cho trẻ theo các biện pháp trên.
Quan niệm: Tiêm ngừa vắc xin từ khi mới sinh sẽ có tác dụng miễn nhiễm viêm gan B mãi mãiThực tế: Hơn 95% trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên khi đã được tiêm vắc xin sẽ phát triển hệ miễn dịch chống lại virus viêm gan B, cơ thể sẽ được bảo vệ ít nhất 20 năm và có khi kéo dài cả cuộc đời.
Tuy nhiên, có vài người không may mắn như vậy. Sau khi đã được tiêm rất nhiều vắc xin nhưng bệnh nhân không hề phát triển miễn dịch đủ mạnh để chống lại virus. Nhóm đối tượng này được gọi là người tương tác kém với vắc xin. Vì thế, bạn cần chủ động kiểm tra mức độ miễn dịch viêm gan của cơ thể để xem bạn có miễn dịch tốt hay không. Nếu hệ miễn dịch không tốt, bạn có thể chọn tiêm vắc xin lại hoặc tăng liều lượng của vắc xin viêm gan B.
Quan niệm: Bị kim tiêm đâm có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn so với nhiễm viêm gan B?Thực tế: Thật ra là ngược lại. Nếu bị kim đâm phải, bạn có nguy cơ mắc bệnh viêm gan B cao hơn HIV. Nguy cơ truyền nhiễm khi tiếp xúc với máu nhiễm HIV nằm trong khoảng 0,3%, trong khi đó, nguy cơ nhiễm virus viêm gan B lên tới 30% (cao hơn gấp 100 lần).
Có khá nhiều quan niệm sai lầm về viêm gan B nên bạn hãy biết chọn lọc thông tin và chỉ nên tin tưởng vào các thông tin y tế chính thức để có biện pháp phòng ngừa cũng như chữa trị viêm gan B hiệu quả nhé.
Bạn có biết?Để có một lá gan khỏe, ngoài việc duy trì những thói quen sinh hoạt lành mạnh, không hút thuốc, không lạm dụng bia rượu, bạn cũng đừng quên bổ sung những chế phẩm với chiết xuất từ thiên nhiên. Cây kế sữa, bồ công anh, ngũ vị tử, cỏ thi hay atisô chính là người bạn đồng hành không thể thiếu của lá gan đấy. Chúng có công dụng giải độc gan, hạ men gan, giảm viêm nhiễm ở gan và hỗ trợ phục hồi chức năng gan hiệu quả.
Để lại một bình luận