Tóm tắt nội dung bài viết
- Làm thế nào để hạnh phúc?
- Làm thế nào để có một cuộc sống hạnh phúc?
- 1. Luôn luôn chú ý đến sức khỏe tinh thần
- 2. Cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân
- 3. Học cách chấp nhận
- 4. Nếu bạn đang theo đuổi thành công cùng với cảm giác sợ hãi, hãy từ bỏ nó
- 16 nguyên tắc vàng giúp cuộc sống của bạn hạnh phúc, bình yên và ý nghĩa hơn
Làm thế nào để hạnh phúc?
Điều đầu tiên tôi muốn nói, đó là tôi chẳng phải là một chuyên gia về “hạnh phúc học” hay gì cả. Tôi chỉ đơn giản chia sẻ với bạn cách tôi đi tìm hạnh phúc, bởi vì tôi tin rằng, có thể nó cũng sẽ giúp bạn được ít nhiều.
Một sự thật đơn giản mà mọi người ai ai cũng biết, tất cả chúng ta đều mong muốn được hạnh phúc, và đối với chúng ta, hạnh phúc gần như là một mục tiêu to lớn trong cuộc sống. Tuy nhiên, có một điều mà ít ai trong chúng ta biết được, đó là hạnh phúc không hề và không thể là một mục tiêu. Bạn sẽ chẳng bao giờ vươn tới được hạnh phúc, lấy được nó, hay nắm giữ nó, bởi đơn giản nó không hề tồn tại bên ngoài bản thân bạn.
Có thể bạn thấy hơi khó hiểu, nhưng sự thật là thế, bạn chắc chắn không thể vươn tới, lấy được hay nắm giữ hạnh phúc, bởi vì đơn giản hạnh phúc vốn đã là một phần của bạn, nó là một cảm xúc của chính bạn.
Bạn cảm thấy đây là một tin vui hay không vui? Đối với tôi, đây thật sự là một tin tốt lành, bởi vì khi hạnh phúc là một cảm xúc tồn tại bên trong chính bản thân bạn, nó là thứ bạn luôn luôn sở hữu, chính vì thế, bạn luôn luôn có một sự lựa chọn: hạnh phúc hay là không.
Bạn có thể cảm thấy điều này thật khó tin. Bạn có thể nói với tôi rằng, bạn chỉ cảm thấy hạnh phúc khi bạn tìm được một công việc tốt, mua được một chiếc xe đắt tiền, có được một căn nhà lớn, tìm được một người yêu tuyệt vời, hay bắt đầu xây dựng tổ ấm riêng,… Dĩ nhiên là bạn hoàn toàn đúng, và cũng như bạn, tôi biết rằng những sự kiện đó mang lại cho chúng ta những giây phút tuyệt vời khó quên và cả niềm hạnh phúc tức thời.
Bạn có để ý thấy rằng tôi gọi đó là những “hạnh phúc tức thời” không? Tại sao lại là như thế? Bây giờ, bạn hãy thử hỏi chính bản thân mình một câu hỏi đơn giản: “Những cảm giác hạnh phúc như thế tồn tại trong bao lâu?”, và hãy trả lời cho chính mình câu hỏi ấy một cách thành thật nhất…
Bạn có vừa nhận ra một sự thật phũ phàng rằng, cảm giác hạnh phúc từ những giây phút như thế không thật sự tồn tại lâu dài?
Tôi xin lỗi, nhưng có lẽ tôi lại phải chia sẻ thêm với bạn một sự thật còn phũ phàng hơn thế nữa. Đó là phần lớn chúng ta tiêu tốn không biết bao nhiêu thời gian, công sức để tìm kiếm những giây phút như thế trong sự căng thẳng, lo lắng, thất vọng, buồn bực và đôi khi cả giận dữ. Tệ hơn thế, cho dù chúng ta có cố gắng đến mức nào đi nữa để theo đuổi những giây phút hạnh phúc tức thời đó, chẳng có gì có thể đảm bảo rằng chắc chắn ta sẽ có được chúng.
Công thức bên dưới đây diễn tả con đường đó. Chú ý là ngay cả khi bạn nỗ lực thế nào đi nữa, bạn vẫn không chắc đạt được thành quả bạn mong muốn. Có thể rất nhiều lúc bạn sẽ phải loay hoay mãi ở bậc đầu tiên hoặc phải bỏ cuộc giữa chừng trước khi đến được cái đích “hạnh phúc”.
Ngay cả khi bạn “trèo” được đến “hạnh phúc” thì bạn sẽ không ở đó lâu. Một trong những điểm mạnh của loài người chúng ta là khả năng thích nghi rất nhanh. Khi bạn đã bắt đầu “thích nghi” với những gì mình có, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy cuộc đời trôi qua nhàm chán, bạn sẽ lại mong muốn đạt được những thành quả to lớn hơn. Thế là một lần nữa, bạn lại thấy mình bắt đầu từ bậc đầu tiên – cố gắng phấn đấu. Và cứ thế, 3 bậc thang này sẽ xuất hiện đi xuất hiện lại trong cuộc đời bạn như một chuỗi dài vô tận trên con đường tìm kiếm hạnh phúc.
Cố gắng phấn đấu => Đạt được thành quả => Hạnh phúc
Cho nên, cách tốt nhất để có được hạnh phúc thật sự lại rất đơn giản, đó là tự tạo ra hạnh phúc ngay trong chính bản thân bạn. Vâng, đúng thế, hạnh phúc không thật sự nằm ở chiếc xe bạn lái, ngôi nhà bạn ở, hay công việc bạn đang có,… bởi vì có những người đã đạt được rất nhiều thứ họ mong muốn, nhưng rốt cuộc, họ vẫn không cảm thấy thật sự hạnh phúc. Đơn giản là vì hạnh phúc nằm trong chính bản thân mỗi chúng ta, nó nằm ở ngay trong chính bạn.
Bạn tạo ra hạnh phúc bằng cách trân trọng tất cả những gì bạn đang có, cũng như chấp nhận và yêu quý chính bản thân bạn. Đó chính là “bí quyết” hạnh phúc mà tôi muốn chia sẻ với bạn.
Bạn có biết rằng, những việc tưởng chừng như rất đơn giản tầm thường như mỗi ngày khi bạn có 3 bữa ăn đầy đủ, hoặc mỗi tối bạn được ngả lưng trên chiếc giường êm ấm của mình, bạn đã hạnh phúc hơn 3 tỉ người khác trên thế giới này. Bạn có biết rằng, nếu mỗi ngày bạn đơn giản thức dậy vào buổi sáng, bạn đã hạnh phúc hơn 150.000 người sẽ không bao giờ thức dậy nữa từ ngày hôm đó.
Cuộc sống và hạnh phúc đôi khi chỉ đơn giản như thế. Nhưng bất kì lúc nào, chúng ta dường như cũng có thể tìm ra lý do để cảm thấy không vui. Vậy thì sao chúng ta không đơn giản làm ngược lại? Chọn vui vẻ và hạnh phúc bằng cách sống hết mình. Bạn có thể chưa đạt được những gì bạn mong muốn nhưng bạn sẽ không bao giờ phải hối tiếc vì đã không cố gắng hết sức. Và đó là lý do tôi đang cảm thấy hạnh phúc, cũng như bạn, hãy đơn giản bắt đầu hạnh phúc khi bạn đọc hết những dòng này…
Nếu bạn vẫn chưa cảm thấy thuyết phục thì tôi xin cam đoan với bạn rằng không chỉ có tôi nghĩ như thế, mà trên thế giới có rất nhiều người nghĩ như thế. Trong số đó, có cả một người mà có thể bạn cũng đã biết, người “không có” quá nhiều thứ nhưng vẫn biết cách sống hạnh phúc – chàng trai không tay không chân kỳ diệu Nick Vujicic.
“Bạn có thể ngập chìm trong những thứ tiền có thể mua được, và bạn vẫn sẽ đau khổ như nhân loại vẫn thế. Tôi biết những người có cơ thể hoàn hảo mà không có được một nửa hạnh phúc mà tôi tìm thấy. Trong những chuyến đi của tôi, tôi thấy nhiều niềm vui ở những khu ổ chuột ở Mumbai hay nhà tế bần ở châu Phi hơn ở những khu dân cư kín cổng cao tường giàu có và những điền trang rộng ngút ngàn triệu đô. Vì sao vậy? Bạn sẽ tìm thấy sự thỏa mãn khi tài năng và đam mê của bạn được sử dụng hoàn toàn. Hãy nhận ra sự tự thỏa mãn tức thời. Hãy chống lại cám dỗ trong việc giành được một vật chất nào đó như ngôi nhà hoàn hảo, những bộ quần áo cá tính nhất hay chiếc xe hợp thời nhất. Hội chứng ‘Nếu tôi có X, tôi sẽ hạnh phúc’ là một sự ảo tưởng lớn. Khi bạn tìm hạnh phúc ở những món đồ, chúng không bao giờ là đủ. Hãy tìm hạnh phúc ở quanh mình. Hãy tìm hạnh phúc trong chính bản thân mình.” – Nick Vujicic
Hy vọng rằng, những gì tôi chia sẻ với bạn đã bắt đầu hình thành trong bạn những ý tưởng giúp bạn thật sự đạt được hạnh phúc trong cuộc sống. Một lần nữa, tôi không khẳng định điều này đúng với tất cả mọi người. Nó sẽ không giúp gì được cho bạn, trừ khi bạn chọn tin vào nó, và từ đó tạo ra một “công thức hạnh phúc” riêng của bạn.
Tuy nhiên, tôi xin được phép tạm thời chưa kết thúc chủ đề này ở đây, bởi vì trong phần tiếp theo, tôi sẽ chia sẻ với bạn thêm về những “cạm bẫy” mà bạn có thể sẽ vô tình vấp phải trên con đường trở nên hạnh phúc hơn bằng cách tạo ra hạnh phúc trong chính trái tim mình. Còn bây giờ, hãy đơn giản cảm thấy hạnh phúc bạn nhé.
Làm thế nào để có một cuộc sống hạnh phúc?
Không có đường tắt nào dẫn đến thành công. Thật vậy, đó là cả một quá trình nỗ lực. Thành công theo cách nhìn của mỗi người đều khác nhau. Một số người theo đuổi sự giàu có trong khi những người khác lại chọn chạy theo đam mê.
Hoặc có những người xác định thành công bằng chất lượng mối quan hệ của họ với gia đình và bạn bè.Thường thì một người theo đuổi thành công sẽ quan tâm đến việc xác định mục tiêu của họ là gì. Liệu họ có thể có được tình yêu và sự chấp thuận mà bản thân mong muốn từ những người khác hay không. Hoặc họ có thể thực sự đáp ứng được những kỳ vọng mà mình đã đề ra trước đó không.
Dưới đây là 4 lời khuyên của EM muốn chia sẻ để giúp bạn lấy lại được sức khỏe tinh thần trong hành trình tìm kiếm thành công của bản thân:
1. Luôn luôn chú ý đến sức khỏe tinh thần
Như người ta thường nói, hạnh phúc là một hành trình, không phải là đích đến. Nếu việc theo đuổi thành công của bạn khiến bạn trở nên căng thẳng đến mức chỉ cảm thấy bản thân rất vất vả. Có lẽ đã đến lúc phải thực hiện một số biện pháp chăm sóc bản thân.
Căng thẳng có thể gây hại cho sức khỏe tinh thần của bạn. Căng thẳng mãn tính cũng làm suy yếu khả năng nhận thức và khiến bạn dễ dàng trở nên mất kiểm soát.
Khi đối mặt với một mối đe dọa về nhận thức, cơ thể chúng ta sẽ giải phóng endorphin. Endorphin, “morphin nội sinh” là các neuropeptide opioid nội sinh và hormone peptide ở người và các động vật khác. Chúng được sản xuất bởi hệ thần kinh trung ương và tuyến yên.
Những hooc môn này sẽ tạo ra phản ứng “chiến-hay-chạy” cho cơ thể. Một cơ chế sinh tồn cực kì quan trọng giúp chủ thể phản ứng khi cảm thấy nguy hiểm, giống như khi bạn nhìn chằm chằm vào một con sư tử trên thảo nguyên châu Phi vậy.
Khi cơ thể bạn đã quen với việc sống trong trạng thái “chiến-hay-chạy” gần như liên tục, giấc ngủ của bạn là một trong những điều đầu tiên phải quan tâm. Bạn có thể chuyển sang dùng thuốc, rượu hoặc thức ăn để cảm thấy tốt hơn.
Chất lượng giấc ngủ, sức khỏe là thước đo chính xác nhất về mức độ căng thẳng của bạn. Chỉ cần điều chỉnh khi phát hiện sự bất thường trong những điều trên như ngủ nhiều hơn hoặc thay đổi các thói quen sinh hoạt khác, bạn đã có thể cải thiện được mức độ căng thẳng.
2. Cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân
Nếu bạn đang trên con đường thăng tiến không ngừng trong một lĩnh vực nào đó (chẳng hạn như trong nghề nghiệp của bạn). Nhưng bạn lại không thể làm tốt trong các lĩnh vực khác ( như duy trì mối quan hệ hay chăm sóc sức khỏe cho gia đình và bản thân). Bạn cần phải ngay lập tức đề ra những mục tiêu mới để có thể cân bằng các khía cạnh đó trong cuộc sống của mình, đừng chỉ cố gắng tập trung vào một lĩnh vực nào đó.
Thành công là khi bạn biết cách cân bằng giữa các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống như sức khỏe, cảm xúc, sự nghiệp, mối quan hệ.
Khi chúng ta tập trung quá mức vào một điều gì đó, những thứ khác có thể bị ảnh hưởng. Một ví dụ điển hình đó là, những người ngày đêm làm việc và trong đầu chỉ có sự nghiệp, sẽ sớm nhận thấy rằng họ chẳng có thứ gì khác ngoài công việc. Sức khỏe của họ bị ảnh hưởng, họ trở nên cô đơn, không có thời gian cho bản thân để bù đắp về mặt cảm xúc và tinh thần. Họ đang tự vắt kiệt sức lao động và hủy hoại cuộc sống của chính mình.
3. Học cách chấp nhận
Một nghiên cứu cho rằng những người có chất lượng cuộc sống cao thường sở hữu sự thích ứng với những thứ khác nhau. Họ dần thích ứng theo các tình huống thay vì chờ đợi những tình huống đó thay đổi theo ý của mình. Họ không bao giờ đòi hỏi hay yêu cầu những người khác làm theo suy nghĩ của mình một cách vô lý.
Nếu bạn có thể học cách chấp nhận và tự điều chỉnh để thích ứng với những khó khăn đang gặp phải, bạn sẽ thấy bản thân trở nên linh hoạt hơn và gặt hái được những thành quả đáng mong đợi.
“Cách tốt nhất để cải thiện trí thông minh chính là khả năng thích ứng”, Albert Einstein, nhà vật lý lý thuyết người Đức nói.
4. Nếu bạn đang theo đuổi thành công cùng với cảm giác sợ hãi, hãy từ bỏ nó
Sợ hãi không phải là một động lực, nó sẽ chỉ khiến bạn ngày càng thụt lùi, mệt mỏi, chán nản và tuyệt vọng mà thôi.
Đừng bao giờ gieo rắc nỗi sợ hãi ở một đứa trẻ và nói với chúng rằng đó là tấm vé để thành công. Thay vào đó, bạn cần cố gắng an ủi, truyền cảm hứng, giúp trẻ giải quyết vấn đề, khiến chúng cảm nhận được giá trị của bản thân và sự tự tin. Những giải pháp đó cũng rất cần được áp dụng khi chúng ta trưởng thành. Nếu quá trình thành công của bạn đi kèm với những nỗi sợ hãi. Ví dụ như, sợ đối mặt với sự thất bại hay nghi ngờ bản thân không đủ năng lực hoặc sợ khiến người khác thất vọng. Có lẽ đã đến lúc bạn nên tìm kiếm những giải pháp cho tâm hồn của mình.
Bạn có thể xem xét việc lắng nghe tư vấn từ bác sĩ tâm lý. Họ có thể đưa ra những giải pháp kéo bạn ra khỏi mặc cảm hoặc nỗi sợ hãi để bạn tự tin tiến xa hơn trong con đường sự nghiệp của mình.
16 nguyên tắc vàng giúp cuộc sống của bạn hạnh phúc, bình yên và ý nghĩa hơn
1. Biết điều gì khiến bạn hạnh phúc
Để sống một cuộc đời có ý nghĩa và hạnh phúc hơn, điều đầu tiên và quan trọng nhất là biết và làm những điều khiến bạn cảm thấy hạnh phúc. Bởi khi làm điều bạn cảm thấy phấn chấn, bạn sẽ làm điều đó hết mình. Bạn nỗ lực hết sức mình và điều này sẽ dẫn tới thành công. Uổng phí thời gian dài quý báu để làm việc bạn không thích không phải là một quyết định khôn ngoan. Hãy tìm ra điều khiến bạn thấy hạnh phúc và cố gắng biến nó thành chuyên môn của bạn.
2. Mỉm cười và cười thường xuyên hơn
Bạn sẽ không thể hạnh phúc nếu không cố gắng mỉm cười. Để mỉm cười, bạn không phải tìm kiếm điều gì đó quá hài hước. Thực tế, hãy mỉm cười vì cuộc đời mang lại một ngày mới và một cơ hội để làm cho cuộc sống của bạn trở nên đáng sống. Hãy mỉm cười với trẻ em ở trên phố hay khi một người phục vụ mang đồ đến cho bạn tại nhà hàng. Khi mỉm cười, bạn sẽ thấy bản thân không còn những điều tiêu cực.
3. Biết đồng cảm
Đồng cảm là điều mà chúng ta phải nuôi dưỡng trong bản thân mỗi người. Khi đồng cảm với người khác, bạn có thể hiểu được nỗi đau của họ và giúp cuộc sống của họ tốt hơn. Ngoài ra, đồng cảm với người khác sẽ giúp bạn sống một cuộc đời bình yên và có ý nghĩa. Bạn sẽ thấy hạnh phúc khi giúp đỡ người khác.
4. Bỏ qua nỗi sợ hãi bị phán xét
Khi làm những điều tốt cho bản thân và không làm tổn thương bất cứ ai thì bạn không cần phải lo lắng về những gì người khác nghĩ về mình. Bạn không phải làm vừa lòng tất cả mọi người. Hãy kiên định với những gì bạn làm thay vì sợ hãi bị phán xét.
5. Đầu tư thời gian và cảm xúc cho những mối quan hệ quan trọng
Không có gì là sai khi tương tác và phát triển mối quan hệ với người khác. Tuy nhiên, bạn phải hiểu rằng hạnh phúc và tình bạn sẽ luôn song hành với nhau. Nếu ai đó không tạo động lực giúp bạn đạt được các mục tiêu và mang đến những thay đổi tích cực thì không có lý do gì để bạn dành thời gian và cảm xúc cho người đó. Bởi vì bạn có thể cảm thấy cô đơn ngay cả khi xung quanh có nhiều người.
6. Hãy là chính mình
Cố gắng trở thành ai đó để khiến mọi người quanh bạn thấy vui chính là đang hành hạ bản thân. Thay vì trở thành bản sao của ai đó, hãy thể hiện sự sáng tạo của bạn và là chính bạn. Mỗi người chỉ có một cuộc đời và do đó, đừng sống một cuộc sống buồn chán bằng cách cố gắng làm vừa lòng người khác. Thay vào đó, chấp nhận khuyết điểm của bản thân và cải thiện bản thân mỗi ngày.
7. Cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Có một danh ngôn nổi tiếng là “làm không chơi đánh rơi tuổi trẻ”. Điều này thực sự đúng đắn bởi vì chúng ta làm việc để sống nhưng không bao giờ sống chỉ để làm việc. Công việc rõ ràng chiếm hầu hết thời gian của chúng ta nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta nên làm việc cả ngày. Bạn cần dành thời gian cho các sở thích, mối quan tâm của bạn cũng như cho người thân. Yêu bản thân chưa bao giờ là xấu nên hãy tự hỏi bản thân liệu bạn có đang dành đủ thời gian cho các sở thích của mình và cố gắng giữ cho bản thân khỏe mạnh và liệu bạn có đang dành thời gian ở bên gia đình và bạn bè hay không?
8. Tự thưởng cho bản thân vì những thành tích nhỏ
Ngay cả khi cuộc sống đầy thăng trầm đi nữa thì vẫn có những thành tích nhỏ trong thời điểm khó khăn. Bạn không được lãng quên những thành tích này mà cần ca ngợi những chiến công nhỏ. Chẳng hạn, bạn có thể ca ngợi bản thân vì dậy sớm vào buổi sáng, vì bạn tới phòng tập gym hoặc vì bạn giải được bài tập môn Toán đã trì hoãn từ lâu.
9. Tránh đổ lỗi
Đổ lỗi và tìm lỗi sai ở người khác là điều dễ dàng nhất mà ai cũng có thể làm. Tuy nhiên, chúng ta lại khó tìm ra chính lỗi lầm của mình hay chịu trách nhiệm về những gì bạn làm. Nếu bạn nghĩ ai đó cần chịu trách nhiệm cho những đau khổ bạn đang đối mặt ở hiện tại thì cần hiểu rằng đó cũng do sự lựa chọn của bạn. Chẳng hạn, bạn đang bị đối xử tệ đó là bởi vì bạn chọn chấp nhận lối cư xử tệ của người khác. Trước khi bạn đổ lỗi cho di đó, hãy phân tích xem khi có những việc không như mong muốn xảy ra, liệu bạn có bảo vệ bản thân ngay từ đầu hay không? Hãy chịu trách nhiệm vì bất cứ điều gì bạn làm. Đổ lỗi cho người khác vì những thứ không diễn ra như bạn mong đợi không bao giờ là việc làm khôn ngoan.
10. Học hỏi từ những sai lầm
Ai cũng có những điểm không hoàn hảo nên chúng ta cần thừa nhận sai lầm của mình. Tuy nhiên, điều khó có thể chấp nhận được là không học hỏi từ các sai lầm đó. Bạn không cần phải cố gắng để trở thành một người hoàn hảo hay hối tiếc về những gì đã làm. Thay vào đó, hãy học hỏi từ những sai lầm và đối mặt với cuộc sống.
11. Tiêu tiền một cách khôn ngoan
Rõ ràng, nhiều người tin rằng càng có nhiều tiền, cuộc sống trở nên dễ dàng và thoải mái. Nhưng cách bạn tiêu số tiền bạn đã vất vả làm ra cũng quyết định liệu bạn có sống một cuộc đời hạnh phúc và bình yên hay không. Tiêu tiền vào những thứ không cần thiết sẽ mang lại đau khổ. Thay vì chi tiêu tiền cho những niềm vui về vật chất, hãy cố gắng chi tiêu tiền vào việc khám phá thế giới, làm từ thiện hay các việc tử tế khác.
12. Tránh so sánh bản thân với người khác
Không ai giống ai nên do đó, so sánh bản thân với người khác là khập khiễng . Thực tế, bạn không nên so sánh của cái của bản thân với những người khác. Nhờ sự phổ biến ngày càng gia tăng của mạng xã hội, bạn có thể cảm thấy kém cỏi khi nhìn thấy những bức ảnh hay và nơi ở của người khác những cần hiểu rằng không phải mọi thứ bạn nhìn thấy đều đúng như vậy. Hãy học cách hạnh phúc và thỏa mãn với bất cứ những gì bạn có.
13. Thiết lập các mục tiêu nhỏ mỗi ngày
Mỗi người có những mục tiêu khác nhau để phấn đấu trong cuộc sống của mình. Cách tốt nhất để đạt được mục tiêu đó là lập ra các mục tiêu nhỏ mỗi ngày. Bạn có thể lập ra ít nhất 2-3 mục tiêu trong ngày và cố gắng hoàn thành chúng. Chẳng hạn, bạn có thể đặt ra mục tiêu thức dậy sớm vào buổi sáng, uống 8-9 cốc nước một ngày và kiểm soát cơn giận dữ. Khi bạn hoàn thành những mục tiêu này hàng ngày, bạn có thể đạt được những mục tiêu lớn hơn trong cuộc sống.
14. Thể hiện sự biết ơn
Thể hiện sự biết ơn với ai đó luôn là điều tuyệt vời. Có thể bạn không nhận ra nhưng khi bạn biết ơn người phục vụ hay người giúp đỡ bạn, điều này có thể mang lại sự kỳ diệu cho cuộc sống của bạn. Hơn nữa, lòng biết ơn cũng phản chiếu tính cách của bạn. Dù lòng biết ơn là thứ không thể sờ thấy được nhưng nó có thể mang lại nụ cười trên gương mặt của người khác và mang lại cho bạn được sự tôn trọng từ phía mọi người.
15. Tin vào khả năng của bản thân
Tin vào khả năng của bạn là đặc biệt quan trọng. Nếu không tin vào khả năng của bản thân thì sẽ không ai tin tưởng bạn. Mọi người có thể nghĩ bạn là một người không có năng lực. Có lúc, rõ ràng bạn cảm thấy thấy không thể hoàn thành công việc một việc nào đó vì nó quá khó. Tuy nhiên, không tin vào khả năng của bản thân và từ bỏ một cách dễ dàng trên thực tế sẽ khiến bạn không thể làm được những việc này.
16. Cho đi nhiều hơn, mong đợi ít hơn
Giúp đỡ người khác là tốt nhưng mong chờ nhận lại điều gì từ việc đó thì không phải là nên làm. Ban đầu, bạn làm việc tốt vì nghĩ rằng nó sẽ mang lại điều gì đó cho bạn nhưng điều này có thể không như bạn mong muốn về lâu dài. Khi mong đợi ở người khác ít hơn thì khả năng bị người khác làm tổn thương sẽ ít nhất. Do đó, cho đi nhiều hơn và mong đợi ở người khác ít hơn sẽ giúp bạn sống một cuộc đời bình yên./.
Để lại một bình luận