Tóm tắt nội dung bài viết
Làm thế nào để học giỏi hóa 8?
Hóa học là môn học mới mà đến năm lớp 8 học sinh được tiếp xúc. Đây là một môn học không hề khó, nó giải thích các hiện tượng các hiện tượng rất gần gũi với chúng ta trong đời sống hằng ngày. Vì vậy chỉ cần chú ý học các em sẽ thấy Hóa Học là một môn rất thú vị. Do đó ngay từ lớp 8 chúng ta phải xây dựng nền móng vững chắc thì các em mới có thể học tốt môn Hóa. Để biết làm thế nào để học giỏi hóa 8? Hội Buôn Chuyện sẽ chia sẻ một vài bí quyết và phương pháp học môn Hóa hiệu quả nhất.
1. Nắm chắc kiến thức cơ bản.
Những kiến thức trừu tượng, mới lạ của Hóa chắc chắn sẽ làm nhiều học sinh bỡ ngỡ, hoang mang. Việc trước tiên bạn cần làm là hãy hướng dẫn con nắm thật chắc, thật vững các kiến thức cơ bản có mặt trong sách giáo khoa, những định nghĩa về nguyên tử, phân tử, hóa trị… Tuy nhiên hãy chỉ con cách định nghĩa theo cách hiểu của chúng như vậy mới đảm bảo được việc nhớ lâu và nhớ sâu hơn các kiến thức ấy.
2. Thực hành
Một vấn đề cơ bản để có thể làm tốt các bài tập Hóa học là cân bằng phương trình. Để có thể thành thạo trong việc căn bằng phương trình không có phương pháp nào khác ngoài thực hành. Mỗi học sinh nên dành nhiều thời gian để tập viết, tập cân bằng các phương trình có trong sách giáo khoa hoặc sưu tầm thêm. Học nhiều, thực hành nhiều về lâu về dài sẽ giúp con hình thành thói quen viết đúng đồng thời rèn luyện được tính cẩn thận mỗi khi làm bài.
3. Rèn luyện kĩ năng
Để làm được điều này thì chúng ta có thể làm các bài kiểm tra trắc nghiệm online nó sẽ giúp chúng ta rèn cách phản xạ nhanh và có thể rút kinh nghiệm khi đối chiếu với lời giải ở phần đáp án.
4. Viết đúng phương trình hóa học và điều kiện kèm theo
Để giải được bài toán điều đầu tiên và quan trọng nhất là các em phải viết đúng phương trình hóa học (bao gồm cả điều kiện kèm theo). Nếu như các em viết sai nghĩa là xác định mất điểm bài toán đó. Một điều cần học trong khi viết phương trình hóa học đó là “cân bằng phương trình”.
5. Học thuộc hóa trị và nguyên tử khối
Hóa trị và nguyên tử khối là kiến thức bắt buộc các em phải nhớ. Đây là căn cứ để các em viết được công thức hợp chất, phương trình hóa học để giải bài tập.
Bảng tuần hoàn hóa học hiện có hơn 110 nguyên tố, vì vậy cùng 1 lúc rất khó để các em nhớ hết được. Do vậy các em hãy bắt đầu từ những nguyên tố quen thuộc như Na, Ca, Fe, Cu,…Sau đó các em nhóm các nguyên tố theo hóa trị I, II, III,… để dễ ghi nhớ và tránh nhầm lẫn nhé!
6. Học các vấn đề lý thuyết của hóa học :
Cần nắm định nghĩa, khái niệm, quan trọng hơn là phải hiểu được bản chất của vấn đề, biết cách vận dụng được các khái niệm – định luật trên.
7. Bài học về các chất:
Cách học từng phần :
- Tên gọi : nắm được cách gọi tên các chất (một chất có thể nhiều cách gọi tên : Tên thông thường, tên quốc tế).
- Lí tính : thông thường ta chu ý nhớ trạng thái (rắn, lỏng , khí), màu sắc, tính tan, mùi, vị, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, …
- Cấu tạo : biết được đặc điểm cấu tạo của từng loại hợp chất, liên kết trong phân tử của nó. Viết được công thức cấu tạo cho từng loại hợp.
- Hóa tính :
– Dựa vào đặc điểm cấu tạo để suy ra các tính chất cơ bản. Từ hóa tính của chất tiêu biểu, suy nghĩ để khái quát lên à tính chất chung cho loại hợp chất đó.
– Với những chất tiêu biểu, khi học hóa tính ta cần nhớ kĩ loại chất đó có thể cho những loại phản ứng nào, tác dụng được với các loại chất nào.
- Điều chế :
– Nắm được phương pháp chung điều chế các loại hợp chất. Với mỗi loại hợp chất cụ thể, ngoài các phương pháp chung, nó còn có những phương pháp riêng nào để điều chế.
– Phải nhớ được tên nguyên liệu điều chế các chất.
- Ứng dụng : nhớ các ứng dụng của mỗi hợp chất, liên hệ với đời sống.
Làm thế nào để học giỏi hóa 8? Trên đây là chia sẻ của Hội Buôn Chuyện để các em học đến đâu ghi nhớ đến đó. Không lãng phí thời gian học đi học lại nhiều lần.
Để lại một bình luận