Tóm tắt nội dung bài viết
- Làm Thế Nào Để Thoát Khỏi Căng Thẳng Trong Học Tập?
- Phương pháp 1: Tạo thói quen học tập tốt
- 1. Lập kế hoạch
- 2. Tự mình phân bổ
- 3. Loại bỏ phiền nhiễu
- 4. Chọn một điểm học tập tốt
- Phương pháp 2: Chăm sóc cơ thể
- 1. Hãy chắc chắn bạn ngủ đủ giấc
- 2. Đừng quên tập thể dục
- 3. Nuôi dưỡng cơ thể của bạn
- Phương pháp 3: Sử dụng kỹ thuật thư giãn
- 1. Uống một ít trà
- 2. Ăn một ít sô cô la đen.
- 3. Hãy nghỉ ngơi
- 4. Luyện tập hít thở sâu
- 5. Nghe nhạc
- 6. Sử dụng tư duy tích cực
- 7. Sử dụng các kỹ thuật trực quan để thư giãn.
- Áp lực học tập dẫn đến Stress – Dấu hiệu và cách giải quyết
- Stress học đường là gì?
- Dấu hiệu stress học đường
- Luôn cảm thấy mình là người thất bại không có giá trị
- Luôn luôn có cảm giác buồn bực không rõ lý do
- Mất hứng thú với những đam mê của bản thân
- Thích ở một mình
- Luôn có những suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống và con người
- Cách giải quyết khi bị stress học đường
- Làm thế nào giảm bớt áp lực học tập cho con
- Những dấu hiệu cho thấy con đang bị áp lực học tập
- Hậu quả của việc để con bị áp lực học tập
- Phương pháp giúp con giảm nhẹ căng thẳng áp lực
- 1- Không bắt con làm tốt mọi thứ
- 2 – Cùng con tìm kiếm niềm đam mê
- 3 – Thực hành nhiều hơn lý thuyết
- 4 – Ăn ngon và ngủ đủ giấc
- 5 – Đặt ra mục tiêu rõ ràng
- 6 – Chia nhỏ kiến thức bài học
Làm Thế Nào Để Thoát Khỏi Căng Thẳng Trong Học Tập?
Bất kể bạn ở độ tuổi nào thì chuyện học tập và bài vở có thể sẽ rất căng thẳng. Bạn có thể dễ bị dính phải một lịch học tồi tệ và rồi khiến bạn cảm thấy lo lắng. May mắn là, có một vài kỹ thuật để lên kế hoạch từ trước và tự điều chỉnh bản thân giúp giảm căng thẳng trong học tập. Chăm sóc bản thân và thư giãn là điều cần thiết để có thói quen học tập tốt và thành công trong học tập.
Phương pháp 1: Tạo thói quen học tập tốt
1. Lập kế hoạch
Tạo ra một kế hoạch học tập tốt là điều cần thiết để học mà không bị căng thẳng. Lập một danh sách tất cả các bài tập và lịch học mà bạn cần phải hoàn thành và thời hạn cho mỗi mục. Sau đó, vạch ra một kế hoạch để hoàn thành tất cả các công việc. Hãy xem xét việc giữ một quyển sổ kế hoạch cho việc học của bạn. Bổ sung tất cả các bài tập và bài kiểm tra vào sổ kế hoạch này mỗi khi chúng được thông báo trong lớp học. Điều này sẽ giúp ngăn chặn những điều bất ngờ có thể làm gián đoạn kế hoạch học tập của bạn.
2. Tự mình phân bổ
- Đừng chờ đến phút cuối mới học bài thi. Học mỗi ngày một chút và sau đó xem lại toàn bộ trước kì kiểm tra. Mặc dù khá là có động lực để học nhồi nhét vào đêm trước ngày thi, nhưng nó cũng có thể tạo ra một sự căng thẳng rất lớn.
- Xem lại các ghi chép của bạn mỗi buổi tối.
- Theo kịp với bài học được phân trên lớp.
3. Loại bỏ phiền nhiễu
- Nếu bạn bị phân tâm bởi điện thoại, tv hoặc facebook, hãy loại bỏ chúng. Những phiền nhiễu này có thể làm cho việc học tập mất nhiều thời gian hơn. Khi thời gian trôi qua bạn sẽ trở nên căng thẳng hơn vì bạn vẫn chưa học xong hết các tài liệu mà bạn cần phải học. Học mà không có những thứ làm phiền nhiễu sẽ giúp cho khoảng thời gian học tập nên chất lượng hơn.
- Đăng xuất khỏi Facebook, Twitter, email và các phương tiện truyền thông xã hội khác để bạn không nhận được thông báo trên máy tính của mình. Bạn thậm chí có thể cân nhắc sử dụng một ứng dụng để giúp bạn theo dõi và giảm bớt phiền nhiễu khi làm việc trên máy tính.
- Tắt điện thoại hoặc tắt tiếng và để điện thoại xa tầm tay.
- Tắt TV đi.
4. Chọn một điểm học tập tốt
Ở trong một môi trường mà giúp bạn tập trung là một cách tuyệt vời khác để thúc đẩy thành công trong học tập. Môi trường này còn phụ thuộc vào những cái phù hợp nhất với bạn. Hãy thử nghiệm với các loại môi trường khác nhau để tìm ra nơi nào phù hợp nhất cho mình.
Ví dụ, bạn có thể thấy rằng bạn tập trung tốt hơn khi bạn ở trong một môi trường yên tĩnh, chẳng hạn như một góc yên tĩnh trong thư viện hoặc một mình trong phòng ngủ của bạn. Hoặc bạn có thể thấy rằng, bạn học tốt hơn khi học trong không gian ồn ào và sôi động, chẳng hạn như trong một quán cà phê hoặc tại bàn bếp trong nhà bạn.
Tránh học ở những nơi bạn thường thư giãn hoặc ngủ. Ví dụ, học trên giường có thể không phải là một ý tưởng hay vì não của bạn liên kết giường với giấc ngủ. Khi học ở đó, bạn có thể mệt mỏi, hoặc bạn có thể bắt đầu khó ngủ vì bạn thường hay học trên giường.
Phương pháp 2: Chăm sóc cơ thể
1. Hãy chắc chắn bạn ngủ đủ giấc
- Bạn sẽ không nhớ tất cả các tài liệu mà bạn đang học nếu bạn bị thiếu ngủ. Mặc dù có vẻ hữu ích khi thức cả đêm để luyện thi vào ngày hôm sau, nhưng bạn sẽ nhanh chóng biết rằng hôm sau bạn quá mệt mỏi và căng thẳng để có thể làm tốt bài kiểm tra. Khi bạn đang thực hiện kế hoạch học tập của mình, hãy chắc chắn sắp xếp thời gian nghỉ ngơi thích hợp.
- Cố gắng ngủ đủ tám tiếng mỗi đêm.
- Chợp mắt vào buổi trưa để tăng thêm năng lượng. Một giấc ngủ ngắn 30 phút thực sự có thể giúp cải thiện động lực cho bạn nếu như bạn quá mệt mỏi để có thể làm việc hiệu quả.
2. Đừng quên tập thể dục
Tập thể dục làm tăng sản xuất endorphin, đó là hoóc môn “cảm thấy tốt”. Tập thể dục giúp cải thiện giấc ngủ của bạn. Thói quen tập thể dục thường xuyên sẽ làm giảm căng thẳng học tập, cũng như các loại căng thẳng khác. Đừng quên kết hợp thời gian để tập thể dục trong lịch trình hàng ngày của bạn.
3. Nuôi dưỡng cơ thể của bạn
Thật khó để học khi bạn đói. Đừng bỏ lỡ bữa ăn, ngay cả khi bạn đang cố gắng tiết kiệm thời gian để dành nhiều thời gian hơn cho việc nhồi nhét kiến thức trước một kỳ thi. Bạn sẽ không thể thu nạp nhiều thông tin nếu bạn chưa có một bữa ăn bổ dưỡng.
Phương pháp 3: Sử dụng kỹ thuật thư giãn
1. Uống một ít trà
- Uống trà nóng khi bạn học hoặc trong khi bạn nghỉ giải lao có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn hơn và giảm căng thẳng. Các nghiên cứu cho thấy trà đen hiệu quả nhất để thư giãn.
- Tránh uống quá nhiều cà phê hoặc đồ uống chứa caffein vì những thứ này có thể khiến bạn khó chịu sau đó.
2. Ăn một ít sô cô la đen.
Sô cô la đen không chỉ ngon, nó còn giúp giảm lượng cortisol trong cơ thể bạn. Cortisol là hoóc môn chịu trách nhiệm cho căng thẳng. Điều này sẽ làm bạn cảm thấy thư giãn hơn. Để bước này có hiệu quả, sô cô la phải chứa 70% ca cao.
3. Hãy nghỉ ngơi
Bạn phải cân bằng giữa việc học ở trường và cuộc sống. Để làm điều này, bạn phải nghỉ giải lao và dành thời gian đó không nghĩ đến việc học. Dùng thời gian này chỉ để nghỉ ngơi, tập thể dục hoặc ăn gì đó.
• Hãy đi dạo. Việc đi bộ sẽ giúp bạn rèn luyện cơ thể cũng như hấp thụ đủ lượng ánh sáng mặt trời cần thiết. Ánh sáng mặt trời sẽ giúp chúng ta cải thiện tâm trạng.
• Đi ăn tối với bạn bè. Hãy chắc chắn là bạn phải cười , cười thật tươi và trò chuyện về những thứ bên ngoài việc học.
• Đi du lịch hoặc nghỉ ngơi tại nhà.
• Sắp xếp 1 ngày nghỉ trong tuần để bản thân không động đến chuyện học hành.
4. Luyện tập hít thở sâu
- Hít thở sâu cũng được biết đến là cách để làm giảm nồng độ cortisol trong cơ thể bạn. Nó cũng được dùng để làm giảm huyết áp của bạn. Điều này sẽ giúp bạn thư giãn và cảm thấy đỡ căng thẳng và lo lắng hơn.
- Sử dụng kỹ thuật thư giãn 7-7-7. Nhắm mắt lại. Hít một hơi thật sâu qua mũi và đếm nhẩm đến bảy trong đầu. Thở ra bằng miệng và đếm đến bảy trong đầu bạn lại lần nữa. Cứ lặp lại như vậy bảy lần.
5. Nghe nhạc
Nghe một bản nhạc êm dịu, chẳng hạn như nhạc cổ điển, có thể giúp bạn cải thiện tâm trạng và khiến bạn cảm thấy vui vẻ hơn. Nghe nhạc cũng có thể giúp bạn học lâu hơn.
• Tránh nghe thể loại nhạc gây mất tập trung như Hard Rock hay Metal
• Nhạc cổ điển hoặc nhạc Ambient là lựa chọn tốt nhất.
6. Sử dụng tư duy tích cực
Nếu bạn sắp trở nên thành công, bạn cần tự tin vào khả năng của mình. Những suy nghĩ và thái độ tiêu cực của bạn đối với việc học tập sẽ làm hạn chế nỗ lực của bạn. Và cũng tránh nói chuyện với những người bạn tiêu cực của bạn.
• Tránh nói hoặc suy nghĩ những điều như : “ Tôi không thể đạt được điều đó cho dù tôi có học nhiều như thế nào”
• Nếu dự án có vẻ quá nhiều, chỉ cần tập trung vào một nhiệm vụ tại một thời điểm. Cố gắng không nghĩ về toàn bộ dự án, nếu không là bạn sẽ cảm thấy căng thẳng và tăng tư duy tiêu cực.
7. Sử dụng các kỹ thuật trực quan để thư giãn.
Nhắm mắt lại và cảm nhận sự căng thẳng trong cơ thể bạn. Hít vào và thở ra thật sâu qua mũi.
Tưởng tượng mình đang ở một nơi thư giãn. Cho phép cơ thể bạn gạt bỏ hết những áp lực mà bạn đang chịu đựng. Điều này sẽ giúp bạn đỡ căng thẳng và cải thiện khả năng học tập.
Áp lực học tập dẫn đến Stress – Dấu hiệu và cách giải quyết
Stress đang là vấn đề tâm lý phổ biến trong xã hội ngày nay. Đây là vấn đề có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Một trong đó là stress học đường. Áp lực từ phía gia đình, bạn bè và học hành là nguyên nhân chính gây ra stress cho nhiều người bệnh trong lứa tuổi thanh thiếu niên. Cùng tìm hiểu dấu hiệu và hướng giải quyết của stress học đườn
Stress học đường là gì?
Đây là một vấn đề không còn quá mới trong xã hội hiện nay và tỉ lệ học sinh bị stress ngày càng gia tăng. Là một phải ứng của cơ thể học sinh, sinh viên trước những áp lực, quá tải tác động vào bản thân, có thể là áp lực học tâp, áp lực từ phía gia đình, áp lực bạn bè người thân yêu. Nguyên nhân gây stress học đường có thể khác nhau nhưng hầu hết nó đều gây ra cho học sinh lo lắng, áp lực, căng thẳng nhất định. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến cảm nhận, suy nghĩ, hành vi và ứng xử của học sinh đó nói riêng và của cả một thế hệ thanh thiếu niên nói chung. Gia đình và nhà trường nên có những biện pháp quan tâm , hỗ trợ các em kịp thời để ngăn ngừa những hệ lụy nguy hiểm xảy ra.
Dấu hiệu stress học đường
Stress gây ra cho lứa tuổi học sinh sinh viên nhiều những triệu chứng thực thể kèm theo những mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến kết quả học tập, đời sống tinh thần và sức khỏe của các em. Một số dấu hiệu dưới đây sẽ cho ta thấy rõ hơn những vấn đề do stress học đường gây ra:
Luôn cảm thấy mình là người thất bại không có giá trị
Cảm thấy bản thân vô giá trị
Ở độ tuổi học sinh hầu hết các em đều mang tâm lý thích thể hiện bản thân mình. Tuy nhiên nếu các em luôn có cảm giác bản thân mình vô dụng , không tìm ra đam mê và giá trị của bản thân mình thì rất các thể các em đang có dấu hiệu stress học đường. Để giải quyết vấn đề này hãy động viên và khen ngợi các en nhiều hơn để chúng luôn thấy tự tin vào bản thân trong cuộc sống và phòng ngừa những áp lực stress học đường do chính những suy nghĩ tiêu cực này gây ra.
Luôn luôn có cảm giác buồn bực không rõ lý do
Khi các học sinh bị stress học đường thì sẽ có biểu hiện trầm buồn lo lắng, những chuyện mang tính chất rất bình thường cũng khiến các em suy nghĩ và buồn phiền không rõ lý do. Từ đó các em tạo cho bản thân một chiếc hộp ngăn cách với thế giới bên ngoài. Đây cũng là những triệu chứng rối loạn lo âu ở trẻ thường gặp. Gia đình và nhà trường hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân và đồng hành cùng những cảm xúc và tâm lý của các em để giúp các em bình tâm hơn và sống một cuộc sống vui vẻ, thoải mái hơn.
Buồn bực không rõ lý do
Ngoài nỗi buồn thì ở một số học sinh các em có những biểu hiện tức giận khi đối diện với vấn đề. Giải thích cho điều này các nhà tâm lý học cho biết : Học sinh ở các truờng trung học cơ sở và trung học phổ thông thường phải chịu áp lực học tập lớn cũng như phải vật lộn cảm xúc tuổi mới lớn nên các em dễ có xu hướng tức giận, không làm chủ và không kiểm soát được cảm xúc của bản thân, sẽ xuất hiện những hành động như la hét, đập phá và đánh nhau. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của các em sau này và đặc biệt là gia tăng nguy cơ mắc các chứng rối loạn lo âu, trầm cảm nặng sau này.
Mất hứng thú với những đam mê của bản thân
Tò mò là bản tính của hầu hết các em học sinh sinh viên. Bởi lúc này các em rất muốn tìm tòi thế giới, tìm tòi để hiểu được sở thích của bản thân. Khi thấy các em mất hứng thú trong tất cả mọi việc kể cả đam mê của bản thân thì rất có thể các em đang có vấn đề tâm sinh lý mà có thể là do stress học đường gây ra. Rất nhiều trường hợp các em bị ám ảnh bởi những căng thẳng stress do cuộc sống, áp lực gây ra khiến các em khó lấy lại được tinh thần với những đam mê và sở thích của mình.
Thích ở một mình
Bất kể ai đều muốn có cho mình không gian riêng tư. Điều này càng cần thiết đối với những học sinh đang trong độ tuổi mới lớn. Các em cần khoảng không gian riêng để tìm hiểu bản thân và trấn an tâm lý. Tuy nhiên nếu điều này trở thành một thói quen, sở thích chỉ thích ở một mình, tách khỏi bạn bè người thân và xã hội thì đây là điều bất thường trong tâm lý của chúng. Khi thấy lứa tuổi học sinh có những biểu hiện này hãy để tâm đến ảnh hưởng của stress học đường.
Luôn có những suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống và con người
Đến 70% học sinh khi bị những stress học đường luôn nghĩ đến cái chết và đã có rất nhiều những cái chết thương tâm xảy ra. Ở tuổi vị thành niên các em phải chịu nhiều áp lực từ gia đình, ganh đua điểm số với bạn bè, những buổi học thêm dày đặc rất dễ khiến các em kiệt quệ về tinh thần và thể lực. Từ đó xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực và tâm lý bất cần, gia tăng nguy cơ hành động bốc đồng gây ra nhiều nguy hiểm.
Cách giải quyết khi bị stress học đường
Thay vì tức giận và thể hiện những bất ổn trong tâm lý thì cả các em học sinh và bậc phụ huynh hãy học cách xả stress hiệu quả để giảm bớt những áp lực học tập, áp lực bạn bè người thân và xã hội.
- Học cách sắp xếp thời gian biểu hợp lý để đảm bảo cho các em có có đủ thời gian giải quyết khối lượng bài tập về nhà.
- Hãy chú tâm đến vấn đề sức khỏe bởi khi có một cơ thể khỏe mạnh các em sẽ có một tinh thần thoải mái thì học tập mới đem lại hiệu quả và tránh những căng thẳng mệt mỏi, những triệu chứng thực thể
- Đừng ép buộc bản thân: Nhiều học sinh luôn có những suy nghĩ lo sợ bị điểm kém, sợ trượt đại học, sợ làm bố mẹ thất vọng, sợ thua kém bạn bè. Trong trường hợp này hãy nhắc nhở bản thân ” Chỉ cần mình cố gắng hết sức và không bỏ cuộc, dù kết quả có như thế nào thì mình cũng không có gì phải hối hận”. Hãy đơn giản hóa mọi chuyện, mọi kỳ thi để có thể thực sự bình tĩnh, giảm những căng thẳng, tỉnh táo để lựa chọn con đường đúng đắn nhất.
Luôn vui vẻ, tích cực gặp gỡ bạn bè thân yêu giúp học sinh giảm stress học đường
- Củng cố niềm tin và tự tin vào bản thân mình
- Ngủ đủ giấc: Các em học sinh cũng như các bậc phụ huynh nên nhân thức được tầm quan trọng của giấc ngủ. Hãy nhớ không có bất cứ bài tập nào quan trọng đến nỗi các em phải hy sinh giấc ngủ
- Sau những giờ học căng thẳng, hãy giành ra 30 phút giải trí và thư giãn tối đa. Điều này tuy đơn giản nhưng lại mang lại hiệu quả để các em có thể tỉnh táo và lấy lại năng lượng cho trí não.
- Tổ chức các buổi học nhóm, nhằm giải quyết những vấn đề lớn và rất lớn
- Cần chú trọng việc tư vấn học đường: Để giúp các bạn học sinh sinh viên có thể dễ dàng vượt qua áp lực thì nhà trường gia đình phải là nơi các em có thể được tư vấn để đưa ra những lựa chọn tốt nhất. Tránh những quyết định bốc đồng để lại những điều ân hận không đáng có cho các em.
Làm thế nào giảm bớt áp lực học tập cho con
6 mẹo giúp con giảm bớt 100% căng thẳng, áp lực học tập từ Học Mãi nhé
Áp lực thành tích, bài vở đã và đang đè nặng trên đôi vai nhỏ bé của con khiến con bị stress, trầm cảm. Vậy đâu là phương pháp giúp con giảm bớt áp lực học tập. Tham khảo bài viết dưới đây để biết được câu trả lời cha mẹ nhé.
Những dấu hiệu cho thấy con đang bị áp lực học tập
Cha mẹ hãy thử để ý xem, nếu con mắc một trong những dấu hiệu dưới đây thì chắc chắn con đã bị áp lực học tập.
– Con luôn có dấu hiệu mệt mỏi trong lúc làm bài tập.
– Con học trước quên sau, không ghi nhớ được kiến thức lâu dài.
– Con lười hoạt động, chán ăn, hay đau đầu hoặc đau nửa đầu
– Con có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt
– Con liên tục kêu “Chán, không muốn học”
Hậu quả của việc để con bị áp lực học tập
Nói đến áp lực học tập, nhiều cha mẹ sẽ không quan tâm vì nghĩ nó là vấn đề không quan trọng. Tuy nhiên, cha mẹ đã lầm. Nếu cha mẹ tìm hiểu kỹ thì cha mẹ sẽ biết áp lực học tập đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới chừng nào.
Cha mẹ có biết, một trong những nguyên nguyên chính dẫn đến trầm cảm ở con là do áp lực học tập. Con bị tác động cả vật chất lẫn tinh thần; ăn không đủ bữa, ngủ không đủ giấc do những lo lắng, sợ hãi về kì thi sắp tới.
Khi những nỗi sợ, lo lắng này ngày một dâng cao, con sẽ phải đối mặt với hàng loạt vấn đề như: kết quả học tập sa sút; con sợ đến lớp, sợ gặp bạn bè, thầy cô. Nghiêm trọng hơn con còn có hành vi chống đối cha mẹ, học tập đối phó, qua loa,…
Vậy làm thế nào để giúp con giảm nhẹ gánh nặng học tập? Tham khảo ngay 7 phương pháp dưới đây cha mẹ nhé!
Phương pháp giúp con giảm nhẹ căng thẳng áp lực
Tham khảo bộ ảnh dưới đây để biết được 6 phương pháp ấy là gì cha mẹ nhé!
1- Không bắt con làm tốt mọi thứ
2 – Cùng con tìm kiếm niềm đam mê
3 – Thực hành nhiều hơn lý thuyết
4 – Ăn ngon và ngủ đủ giấc
5 – Đặt ra mục tiêu rõ ràng
6 – Chia nhỏ kiến thức bài học
Hi vọng bài viết trên sẽ giúp cha mẹ có được phương pháp giảm bớt căng thẳng, áp lực cho con. Cha mẹ đừng quên theo dõi các bài tin tiếp theo của Hội buôn chuyện để nhận được nhiều kiến thức bổ ích khác.
Để lại một bình luận