Tóm tắt nội dung bài viết
- Những Loài ong phổ biến ở Việt Nam và Thế giới
- 1. Đặc điểm chung
- Ong thường xuất hiện ở đâu?
- Thức ăn của ong là gì?
- 2. Các loài ong thường thấy ở Việt Nam và thế giới
- Những loài ong có độc gât nguy hiểm
- Ong vò vẽ
- Ong bắp cày
- Ong mặt quỷ
- Ong mồ hôi
- Ong đất
- Những loài ong không gây nguy hiểm
- Ong nghệ
- Ong vàng
- Ong bầu
- Ong khoái
- Ong ruồi
- Xử lý vết thương khi bị ong đốt
- Làm thế nào để ong đốt không bị sưng?
- Chườm đá lạnh
- Tinh dầu oải hương
- Thoa kem đánh răng
- Baking soda
- Tỏi
- Hành tím
- Mật ong
- Đu đủ
Những Loài ong phổ biến ở Việt Nam và Thế giới
Ong được cho là vô cùng quen thuộc với đời sống của con người. Chúng đem lại rất nhiều công dụng: Cung cấp mật cho con người, giữ vai trò lớn trong việc thụ phấn cho cây,… Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Hội Buôn Chuyện để tìm hiểu về các loài ong quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta nhé.
1. Đặc điểm chung
Dưới đây, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc một số thông tin chung của loài ong như vị trí phân bổ, thức ăn của chúng,…. giúp bạn hiểu rõ hơn về loài côn trùng này.
-
Ong thường xuất hiện ở đâu?
Ong là loài côn trùng được tìm thầy ở hầu hết các khu vực trên thế giới, đặc biệt là ở các khu vực như Châu Á, Trung và Nam Mỹ,…
Nơi có khí hậu nóng ẩm, phù hợp với điều kiện sống của chúng.
Đa số các loài ong đều có tập tính xã hội, sống bầy đàn vì vậy chúng thường xây tổ và sống chung với số lượng lớn, có thể lên tới hàng ngàn cá thể, có sự phân biệt giai cấp.
Đa số các loài ong thường làm tổ trên các thân cây, bụi rậm, kẽ đá, trần nhà, vách hiên,…
Ong là loài có tập tính sống bầy đàn
Thậm chí có loài ong còn làm tổ ở dưới lòng đất. Bên cạnh đó, có một số loài ong được nuôi ở các nông trại với mục đích lấy mật.
-
Thức ăn của ong là gì?
Thức ăn chủ yếu của các loài ong bao gồm mật hoa và các loài côn trùng khác như sâu, bướm, nhện, dế,…
Ngoài ra, chúng còn ăn các loại thực phẩm lỏng như nhựa cây, mật hoa, trái cây, nước bọt ấu trùng.
Đặc biệt đối với một số loài, chúng thường ăn thịt ấu trùng của các loài ong khác để bổ sung nguồn dinh dưỡng cho mình.
2. Các loài ong thường thấy ở Việt Nam và thế giới
Trong họ nhà ong, có một số loài mang trong mình lượng nọc độc lớn, gây ra nguy hiểm tới mạng sống của con người chỉ sau 1 cú đốt.
Tuy nhiên, cũng có một số loài không có nọc độc, nhưng lại khiến bạn ngứa ngáy, đau rát khi bị chúng đốt.
Những loài ong có độc gât nguy hiểm
-
Ong vò vẽ
Ong vò vẽ là loài ong quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là ở các khu vực miền quê, trung du, đồi núi.
Loài ong này thuộc họ ong bắp cày, bụng tròn, cơ thể có sự đan xen giữa các khoang màu đen và vàng.
Ngòi của chúng không có ngạnh, tức là không liên kết sâu vào cơ thể, nên chúng có khả năng chích, đốt nhiều lần mà không mất ngòi.
Loài ong này được mệnh danh là loài ong “sát thủ” bởi lẽ chúng là loài ong độc. Nọc của chúng có những chất gây sốc phản vệ nhanh, đau buốt, sưng nề, khiến các bộ phận như gan, thận bị tổn thương nặng, nếu nặng có thể dẫn tới suy hô hấp.
Vết chích sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng đau đớn, nếu bị đốt với số lượng ong lớn, đôi khi có thể nguy hiểm tới cả sức khỏe và tính mạng của bạn.
Ong vò vẽ – Một trong những loài ong nguy hiểm thường gặp ở Việt Nam
-
Ong bắp cày
Ong bắp cày được biết đến là họ ong có số lượng đông đảo và đa dạng nhất, phân bố rộng rãi trên toàn trái đất.
Cơ thể mỗi loài có những màu sắc khác nhau, trong đó phổ biến là màu nâu, đen, vàng hoặc sự đan xen giữa các màu sắc này với các dải sọc khác nhau.
Có những loài rất to lớn như: Ong bắp cày Nhật Bản,…
Nhìn chung, đa số các loài ong trong họ này đều có độc, nọc của một số loài có chứa các Acetylcholine và một số dịch cực độc có thể phân hủy các mô ở người.
Chính vì vậy, khi bị ong bắp cày đốt, bạn có thể bị sốc, tê liệt thần kinh và nếu không cứu chữa kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
-
Ong mặt quỷ
Ong mặt quỷ có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á và miền nam Trung Quốc. Đặc điểm nổi bật của loài này là có khuôn ngực màu nâu sẫm, đen.
Phần đầu có màu vàng nâu với hai chiếc râu phân đốt màu nâu đen. Bụng có sự xen kẽ giữa các dải màu sắc khác nhau, trong đó, ở dải rộng đầu tiên gần với phần ngực có màu nâu sẫm, tiếp tục đan xen giữa các dải màu vàng, nâu vàng hoặc màu nâu đỏ ở cuối bụng.
Ong mặt quỷ là một trong những loài ong độc nhất trên thế giới
Chúng là một trong những loài ong độc nhất trên thế giới, không chỉ gây tổn thương da mà nó còn nguy hại tới tính mạng của con người nếu không kịp thời cứu chữa.
-
Ong mồ hôi
Ong mồ hôi lần đầu tiên được tìm thấy ở khu vực Trung và Nam Mỹ. Khác với nhiều loài ong khác, ong mồ hôi có đôi mắt ghép, giúp chúng thích nghi với đời sống về đêm, hoạt động và tìm kiếm nguồn thức ăn dễ dàng hơn.
Với tập tính sống bầy đàn và tấn công “hội đồng”, ong mồ hôi được xác nhận là một trong những loài ong “đáng gờm” và có nọc độc nguy hiểm nhất thế giới.
Có thể gây nóng rát, đau đớn, ngứa ngáy, hôn mê sâu cho nạn nhân.
-
Ong đất
Ong đất là một loài ong độc, thuộc họ ong mật. Cơ thể có kích thước nhỏ bé, chỉ dài khoảng 5mm và được bao phủ bởi màu vàng nâu hoặc nâu xám kết hợp với những dải màu đen tuyền rõ nét.
Được biết đến là loài ong có nọc độc khá nguy hiểm, khi bị ong đốt sẽ gây đau buốt, sưng tấy và khó chịu và có khả năng nguy hiểm đến tính mạng với các triệu chứng sốt, sốc nhiệt, co rút, dị ứng,.. Nếu như không được điều trị cứu chữa kịp thời.
Những loài ong không gây nguy hiểm
-
Ong nghệ
Ong nghệ là một chi thuộc họ nhà ong mật, phân bố chủ yếu ở các khu vực thuộc bán cầu Bắc, Nam Mỹ.
Loài ong này thường có kích thước nhỏ hơn so với những loài ong mật khác, lông dày, có màu đen xen kẽ sọc vàng.
Một điểm đặc biệt của ong là chúng là loài đẻ nhờ và không xây tổ. Nhìn chung, loài ong này khá hiền lành, không chủ động tấn công con người, khi loài ong này đốt có thể gây đau rát, sưng nhưng sẽ không nguy hiểm cho tính mạng con người.
-
Ong vàng
Ong vàng được biết đến là loài ong hiền lành với thân hình nhỏ, ít lông, cơ thể có sự đan xen giữa những dải sọc màu vàng và đen.
Chúng giúp ích rất lớn cho người nông dân trong việc thụ phấn cho cây trồng. Loài ong này thường không chủ động tấn công mà chỉ tự vệ khi gặp nguy hiểm, đe dọa.
Vết chích không có độc nhưng có thể gây ngứa, đau, khó chịu cho nạn nhân.
Ong vàng là loài rất quen thuộc ở Việt Nam
-
Ong bầu
Ong bầu thuộc họ ong mật, bao gồm rất nhiều loài và phân bố rộng rãi trên khắp trái đất. Đặc điểm nổi bật của chúng là cơ thể phân đốt, được bao phủ bởi một lớp màu đen tuyền, thân mũm mĩm, khá to.
Trên cơ thể ong có những sợi lông tơ mềm, mịn màu đen nhạt, ở giữa ngực cũng có những sợi lông màu vàng nhạt.
Vì là loài thuộc họ ong mật, vậy nên đa số nọc của chúng đều không có độc, cũng có loài có độc tố nhẹ, nhưng chúng không gây nguy hiểm đến tính mạng của con người.
Tuy nhiên, nếu bị chích phải bạn sẽ có cảm giác đau, sưng nhẹ và khó chịu.
Ngoài ra, nếu bị đốt nhiều thì có khả năng gây dị ứng, dẫn đến sốc mẫn cảm, những trường hợp này cần được điều trị kịp thời.
-
Ong khoái
Ong khoái được biết đến là loài ong mật khổng lồ ở khu vực Đông Nam Á với kích thước khoảng 17 – 20mm. Loài ong này có màu xanh, lông tơ mềm màu vàng bao phủ ở phần lưng.
Chúng thường làm tổ trên các cành cây cao, vách núi đá,… Kích thước tổ rất lớn, lên tới hơn 1m và được đánh giá là loài ong hoang dã cho mật nhiều nhất, bởi mỗi năm, mỗi tổ chúng có thể cho tới 35 – 40 lít mật.
Đây là một loài ong khá hung dữ, và chúng thường tấn công theo bầy đàn nếu gặp phải sự đe dọa, nguy hiểm.
Ong khoái thường được nuôi để lấy mật, tăng năng suất kinh tế
-
Ong ruồi
Ong ruồi là một loài ong thuộc họ ong mật, thường sống ở các khu vực có điều kiện nhiệt độ ấm áp như khu vực Châu Á. Kích thước nhỏ, đầu to, cơ thể thon dài.
Chúng thường di chuyển chậm chạp và tổ nó bé, thường được xây ở trong bụi cỏ hoặc dưới các cành cây to, cây dừa.
Đây là một loài ong nọc ít độc, mật thơm nhưng số lượng cá thể ít nên không được nuôi để phát triển kinh tế.
Xử lý vết thương khi bị ong đốt
Hãy nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu khi bị ong đốt sau đây:
- Ra khỏi khu vực có ong.
- Nhanh chóng lấy ngòi ong ra khỏi cơ thể. Tốt nhất bạn nên dùng nhíp hoặc móng tay. Tuyệt đối không dùng tay nặn ngòi ra vì có thể làm lây lan độc tính ra nhanh hơn.
- Dùng xà phòng và nước sạch để rửa vết thương và bụi bẩn còn sót lại trên da.
Ngoài các bước trên, nếu có thể bạn hãy tìm hiểu loài ong đã tấn công là ong gì, vì một số loài có độc tính rất mạnh, cần đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra. Bên cạnh đó, bạn cũng cần theo dõi vị trí, số lượng vết thương và các biểu hiện ở người bị ong đốt. Thông báo ngay cho bác sĩ nếu bệnh nhân có biểu hiện như đau nhiều, mệt mỏi, sốt, thậm chỉ khó thở, phù mặt, đi tiểu có máu,…
Những biểu hiện này có thể liên quan đến sốc phản vệ do ong đốt nên rất nguy hiểm. Cần phải được can thiệp y tế sớm nhất vì kéo dài có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Làm thế nào để ong đốt không bị sưng?
Dưới đây là những cách tự nhiên làm hết sưng, giảm đau khi bị ong đốt, đồng thời còn giúp trung hòa nọc độc của loài ong.
-
Chườm đá lạnh
Biện pháp chườm lạnh này vô cùng đơn giản và hiệu quả. Bạn chỉ cần bỏ viên đá vào khăn hoặc miếng vải, chườm lên vết sưng ít nhất 20 phút. Đá lạnh sẽ làm giảm lưu lượng máu và sưng, đồng thời còn gây tê khu vực bị ong đốt giúp bạn cảm thấy ít đau hơn.
-
Tinh dầu oải hương
Không chỉ mang mùi thơm giúp tinh thần bạn dễ chịu hơn, tinh dầu oải hương khi thoa lên vết thương do bị ong chích còn giúp ngăn chặn vết thương sưng tấy, giảm đau nhức. Nếu không có tinh dầu hoa oải hương, bạn có thể pha loãng bất cứ loại tinh dầu trung tính nào đó và bôi vào da tương tự.
-
Thoa kem đánh răng
Dùng kem đánh răng bôi lên vết thương cũng là cách rất hiệu quả. Chỉ cần khoảng 30 phút, bằng cách tạo ra phản ứng ngứa ran, kem đánh răng có thể giúp bạn xoa dịu ngay cảm giác sưng đau khó chịu. Bên cạnh đó, nó có thể trung hòa nọc độc của ngòi ong.
-
Baking soda
Bạn cho một ít giấm vào baking soda và trộn đều, sau đó bôi lên vết thương và để trong vòng 30 phút. Cách chữa ong đốt này ngoài việc giảm sưng tấy thì còn giúp trung hòa các chất axit trong nọc ong.
-
Tỏi
Tỏi là thực phẩm tự nhiên có khả năng chống viêm nhiễm khi bị ong rất tốt. Bạn có thể dùng nước ép tỏi hoặc tỏi băm bỏ vào gạc và đắp lên vết thương trong vòng 10 phút. Lưu ý, tỏi có thể gây bỏng nên tránh để tỏi tiếp xúc trực tiếp với da quá lâu.
-
Hành tím
Nước trong hành tím có tác dụng loại bỏ nọc độc và giảm sưng tấy. Bạn hãy cắt một vài lát hành chà nhẹ lên khu vực bị ong đốt và cứ lặp lại cách thức này đến khi vết thương dịu hẳn.
-
Mật ong
Cách làm hết sưng khi bị ong đốt mà bạn không thể ngờ đến là dùng chính mật ong để xoa dịu. Mật ong có khả năng kháng khuẩn, làm lành vết thương rất hiệu quả. Bôi một chút mật ong lên vùng da bị tổn thương và giữ nguyên trong vòng 30 phút, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Lưu ý, với những ai bị dị ứng với mật ong thì không nên sử dụng cách làm này.
-
Đu đủ
Khi bị ong đốt, bạn có thể dùng cách đắp đu đủ lên vết thương để làm hết sưng đau. Các enzym trong đu đủ có tác dụng kháng viêm giúp vết ong đốt mau chóng lành lại.
Một số cách nêu trên có thể giúp bạn xử lý nhanh vết thương và làm hết sưng khi bị ong đốt. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng những loại kem bôi trị côn trùng cắn. Chúng sẽ có tác dụng nhanh và hiệu quả hơn, giúp vết thương mau lành hơn.
Tuy nhiên, bị ong đốt không đơn giản như bạn nghĩ. Nếu gặp phải loài ong có độc tính mạnh thì rất nguy hiểm. Vì thế cách tốt nhất là bạn tránh tiếp xúc với ong nếu không cần thiết. Không chọc phá tổ ong; không nên để hoang nhà cửa khiến ong dễ đến làm tổ, thường xuyên vệ sinh, phát quang bụi rậm quanh nhà. Khi ong bay đến, không chạy, cần đứng hoặc ngồi im và không cử động.
Trên đây là một số thông tin về việc bị làm thế nào để ong đốt không bị sưng mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn, mong rằng đã giúp bạn nắm rõ và sơ cứu kịp thời khi bị ong đốt nhé! Hội Buôn Chuyện Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe!
Để lại một bình luận