Tóm tắt nội dung bài viết
Điều trị mụn cóc bàn chân
Mặc dù không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng mụn cóc ở dưới bàn chân, mụn cóc ngón chân cũng cần được điều trị triệt để không gây cảm giác khó chịu, đau đớn cũng như làm giảm chất lượng sống của người bệnh. Cùng Hội Buôn Chuyện tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!
Mụn cóc bàn chân là gì?
Mụn cóc là những khối tăng sinh ở da và niêm mạc (miệng hoặc sinh dục) gây ra bởi trên 100 type papillomavirus ở người (HPV). Virus làm dày lớp thượng bì trên cùng của da. Mụn cóc khi mọc ở lòng bàn chân có hình dạng như một nốt chai.
Mụn có thể nhỏ, hoặc tăng trưởng và bao phủ hầu hết lòng bàn chân. Mụn cóc thường không đau và có thể tự biến đi, đôi khi trong vòng vài tháng nhưng cũng có trường hợp kéo dài đến 2 năm.
Mụn cóc lây truyền do tiếp xúc giữa người với người. Virus gây bệnh không có khả năng lây lan cao lắm nhưng có thể lây nhiễm qua những vết xước nhỏ ngoài da. Cũng bằng cách thức đó, mụn cóc lây lan từ vùng này sang vùng khác của cơ thể. Virus rất hiếm khi lây truyền do tiếp xúc với những vật dụng mà người bệnh đã sử dụng.
Thông tin
Mụn cóc Plantar có thể xuất hiện ở những vùng chịu nhiều áp lực như gót chân, hoặc có thể là mụn cóc lòng bàn chân. Mụn cóc ở chân này có thể lây sang những phần khác của chân, kích thước có thể lớn lên và gây đau cho bệnh nhân. Mụn cóc ở chân hay mụn cóc lòng bàn chân là do những bệnh nhiễm trùng u nhú từ virus HPV. Virus này xâm nhập vào cơ thể con người và ủ bệnh rất lâu, có thể lên đến vài tháng. Mụn cóc Plantar có thể lây từ người này sang người khác qua con đường tiếp xúc, cho dù chỉ là tiếp xúc một cách thoáng qua và nhẹ nhàng cũng rất dễ mắc phải virus này.
Dấu hiệu mụn cóc bàn chân
- Mụn nhỏ, rộp, sần sùi, màu da, đen, nâu hoặc xám đen, sưng lên ở những vị trí như lòng bàn tay, lòng bàn chân, hoặc có thể là mụn cóc ngón chân…
- Xuất hiện những mảng mô sẹo sau giai đoạn mụn cóc phát triển vào bên trong da.
- Đầu đen, hay chấm đen rất nhỏ trên bề mặt của những mụn cóc là dấu hiệu của sự vón cục các mao mạch.
- Xuất hiện các vết chai sần không nhìn thấy được mạch máu trong lòng bàn chân.
- Bệnh nhân có cảm giác đau khi đứng dậy hoặc đi lại.
- Nếu mụn cóc Plantar lớn dần, ăn sâu vào bên trong da thì sẽ làm cho người bệnh có cảm giác như có viên sỏi khi mang giày.
Những người dễ mắc bệnh
- Trẻ em trong độ tuổi 12-16 tuổi
- Những người có hệ miễn dịch suy yếu do dùng những thuốc ức chế miễn dịch, bị nhiễm virus HIV, bệnh lý tiểu đường hoặc những bệnh lý về rối loạn miễn dịch khác.
- Những người đã mắc phải mụn cóc ở chân rồi cũng sẽ bị lây lan những vùng khác của chân.
Trị mụn cóc bàn chân bằng dược liệu tự nhiên
Trường hợp mụn cóc ở bàn chân không quá lớn, bạn có thể thử loại bỏ nó bằng các nguyên liệu tự nhiên dưới đây
-
Tỏi
Tỏi có khả năng chống virus, ngăn chặn sự lây lan của mụn cóc nhờ chứa nhiều hoạt chất allicin. Một số trường hợp đã điều trị mụn cóc thành công với tỏi mà không cần dùng đến thuốc tây.
Bạn lấy 1 tép tỏi xắt mỏng, sau đó chà nhẹ vào mụn cóc. Dùng băng gạc y tế quấn cố định tỏi chỗ nốt mụn trên bàn chân rồi để qua đêm. Thực hiện tương tự mỗi ngày 1 lần.
-
Dầu cây trà
Dầu cây trà được sử dụng chữa mụn cóc dưới lòng bàn chân nhờ có tính kháng khuẩn tự nhiên. Bạn chỉ cần lấy một lượng dầu vừa đủ bôi trực tiếp vào nốt mụn cóc. Áp dụng mẹo này mỗi ngày 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Lưu ý tránh rửa chân ngay sau khi bôi dầu sẽ không đạt được hiệu quả như ý.
-
Chuối xanh
Chuối xanh gọt vỏ, lấy mặt bên trong chà xát vào nốt mụn. Để khoảng 2 ngáy sau tiếp tục lấy nhựa chuối bôi thêm lần nữa. Thực hiện liên tục khoảng 1 tuần mụn sẽ dần teo lại và tự bong ra.
-
Quả sung
Nước ép quả sung chứa nhiều chất chống oxy hóa, kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của virus gây bệnh.
Cách dùng sung làm thuốc trị mụn cóc lòng bàn chân khá đơn giản. Bạn chỉ cần hái vài tráo sung xanh ép lấy nước cốt. Sau đó dùng bông gòn thấm vào ngay nốt mụn. Làm như vậy đều đặn 3 lần/ngày trong vài tuần liên tiếp để tiêu diệt tận gốc mụn cóc.
-
Giấm táo
Giấm táo chứa axit lactic được hình thành trong quá trình lên men tự nhiên. Khi tiếp xúc với mụn cóc, chất này sẽ giúp làm mềm và ăn mòn chân mụn. Để đạt hiệu quả cao, bạn nên lấy giấm thoa ngay chỗ da lòng bàn chân bị mụn 3 – 4 lần trong ngày.
Bên cạnh những cách trên, bạn có thể áp dụng liệu pháp nhiệt bằng cách ngâm chân vào nước ấm mỗi ngày. Nó sẽ giúp làm mềm mụn cóc và ngăn chặn không cho viris gây mụn tiếp tục phát triển. Khi pha nước ngâm chân nên pha thêm một chút giấm trắng hoặc muối để đẩy nhanh hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.
Trị mụn cóc bàn chân bằng thuốc
Trước tiên, làm mềm phần đầu mụn cóc bằng cách ngâm chân vào nước ấm vài phút. Sau đó, dùng đá bọt hoặc dụng cụ dũa móng để mài bớt phần da trên mụn cóc.
Lưu ý: không dùng đá bọt hoặc dũa móng chà mụn cóc để chà lên vị trí khác trên cơ thể tránh lây lan vi-rút. Mài lớp da chết bên trên sẽ giúp nguyên liệu điều trị thấm sâu hơn vào mụn cóc.
-
Axit salicylic
Hiện nay, có nhiều sản phẩm không kê đơn dùng thoa trực tiếp trên da như Compound W để điều trị mụn cóc bàn chân bằng axit salicylic. Sản phẩm có dạng lỏng, gel hoặc miếng dán. Nhớ tuân thủ theo hướng dẫn trên bao bì để loại bỏ mụn cóc thành công.
Điều trị bằng axit salicylic không gây đau nhưng sẽ mất khoảng vài tuần mới cho kết quả.
Tham khảo thêm bài viết:
-
Dùng băng keo
Cắt băng keo theo đúng kích thước mụn cóc rồi dán lên mụn cóc tối đa 6 ngày. Vào ngày thứ 7, gỡ băng keo ra rồi ngâm chân trong nước ấm khoảng 5 phút để làm mềm da chết trên mụn cóc. Sau đó, dùng đá bọt hoặc dụng cụ dũa móng mài lớp da trên mụn cóc, thay băng keo mới và dán băng keo 6 ngày tiếp theo.
- Không dùng đá bọt hoặc dũa móng đã mài mụn cóc cho những mục đích khác.
- Quy trình điều trị có thể mất vài tuần mới hiệu quả.
- Mặc dù cơ chế hoạt động này chưa được xác định nhưng nhiều người cho biết phương pháp này mang lại kết quả tốt.
Ngăn ngừa mụn cóc ở chân
Để phòng ngừa mụn cóc ở lòng bàn chân có nhiều cách như:
- Luôn luôn mang dép khi đi ra ngoài, đặc biệt là khi đến các phòng tắm công cộng
- Giặt vớ hàng ngày
- Rửa chân thường xuyên và giữ cho sạch sẽ, khô ráo
- Tránh lấy tay sờ hoặc để da tiếp xúc với mụn cóc của người khác
- Bôi thuốc sát trùng thường xuyên nếu bàn chân có vết thương hở
- Không gãi hoặc tự phá mụn cóc bằng kim nhằm ngăn chặn mụn lan rộng
- Không dùng chung vớ, giày hay khăn tắm của người khác
Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh mụn cóc ở chân. Mong rằng với bài viết trên của Hội Buôn Chuyện sẽ giúp các bạn chữa khỏi căn bệnh khó chịu này. Chúc các bạn may mắn!
Để lại một bình luận