Tóm tắt nội dung bài viết
- Phương pháp học hóa lớp 9 cho người mất gốc
- Mất gốc là gì?
- Nguyên nhân mất gốc
- Không có phương pháp học tập đúng đắn:
- Thái độ học tập không nghiêm túc:
- Thiếu tập trung, kiên trì, nhẫn nại:
- Không có mục tiêu rõ ràng:
- Quản lí quỹ thời gian chưa tốt, ham chơi:
- Tâm lí:
- Giáo viên trên lớp:
- Trung tâm:
- Gia đình:
- Tóm tắt các chuyên đề hóa học vô cơ và hữu cơ lớp 9
- Phương pháp
- Chuẩn bị kiến thức môn học
- Thuộc bảng tuần hoàn
- Sử dụng bảng tuần hoàn Hóa học thành thạo
- Bắt đầu từ những khái niệm cơ bản
- Tìm hiểu các nguồn tài liệu khác nhau
Phương pháp học hóa lớp 9 cho người mất gốc
“Mất gốc” Hoá lại là tình trạng rất nhiều học sinh lên lớp 9 mắc phải. Đây là bộ môn khoa học có khối lượng kiến thức lớn cả về lý thuyết lẫn bài tập. Tuy nhiên học hóa không hề khó, bạn chỉ cần nắm được cách làm thế nào để học giỏi hóa 9 dưới đây của Hội Buôn Chuyện, bất cứ bài tập nào dù là viết phương trình hóa học hay tính số mol đều không thể làm khó được.
Mất gốc là gì?
Mất gốc là hiện tượng học sinh lơ là, thiếu tập trung dẫn đến việc “bỏ lỡ” kiến thức. Lâu dần, những kiến thức bị thiếu hụt tích tụ lại thành một “lỗ hổng” lớn gọi là hổng kiến thức.
Việc bị thiếu hụt, hổng kiến thức khiến trẻ ngày càng chán nản, sinh ra tâm lí ngại học và lười biếng, ảnh hưởng tới kết quả học tập.
Nguyên nhân mất gốc
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra việc mất gốc và hổng kiến thức ở trẻ.
-
Không có phương pháp học tập đúng đắn:
Mỗi môn học đều có những phương pháp học tập khác nhau, để có thể nhớ và tiếp thu tốt. Có thể có một số em học rất chăm chỉ, nhưng lại không thấy hiệu quả. Bởi vì các em chưa nắm được phương pháp học tập đúng đắn, học chưa đúng trọng tâm kiến thức.
-
Thái độ học tập không nghiêm túc:
Trong giờ học, các em không nghiêm túc học và nghe giảng, thường xuyên làm việc riêng trong giờ học… Các em không coi trọng những tiết học ở trên lớp. Đồng thời, khi về nhà cũng bỏ bê học hành, không làm bài tập về nhà, hay soạn bài mới,…
-
Thiếu tập trung, kiên trì, nhẫn nại:
Học là cả một quá trình. Để có thể tiếp thu được kiến thức, đòi hỏi người học phải có sự tập trung cao độ, luôn kiên trì và nhẫn nại. Với những em học sinh luôn sao nhãng học tập, mau chán khiến các em càng ngày càng lười học, ngại học. Lâu dần thành mất gốc và hổng kiến thức.
Ví dụ: khi làm Toán, gặp một bài toán khó, các em bắt đầu cảm thấy chán nản, không muốn làm, liền bỏ ngay bài tập đấy. Kiên trì thêm một chút nữa, cố gắng suy nghĩ và tập trung một chút nữa, các em sẽ có thể tìm ra được đáp án cho bài toán. Tuy nhiên, việc thiếu tập trung khiến các em “xa rời “ với kiến thức, không thể học nâng cao được.
-
Không có mục tiêu rõ ràng:
Những em học sinh thông minh, học tốt luôn đặt mục tiêu rất cao, rồi cố gắng phấn đấu. Ví dụ như em muốn thi vào các trường chuyên, trường điểm: Chu Văn An, Đoàn Thị Điểm,… các em không ngừng học tập và nâng cao điểm số. Tuy nhiên, với những em chỉ mong muốn có một chỗ đứng an toàn trong lớp học, chỉ học vẹt, học không nghiêm túc, không có mục tiêu thì không thể học tốt hơn được.
-
Quản lí quỹ thời gian chưa tốt, ham chơi:
Thay vì tìm tòi sách báo để đọc, các em sa đà vào mạng xã hội, facebook, game online,…
Thời gian học ngắn hơn thời gian giải lao, hay học vào những giờ giấc không phù hợp. Ví dụ như một số em dành thời gian để chơi giải lao từ 19h đến 22h, sau đó mới bắt đầu học. Học muộn khiến trí não mệt mỏi, chán nản và hiệu quả học thấp.
-
Tâm lí:
Càng mất kiến thức, tâm lí các em càng trở nên chán nản.Các em sẽ tự ti khi tất cả các bạn đều hiểu, còn mình thì không.Từ đó sinh ra tâm lí không dám hỏi giáo viên, giấu “dốt”.
-
Giáo viên trên lớp:
Các giáo viên dạy nhanh quá, các em học yếu không thể theo kịp.
Một lớp học đông, thầy cô không thể tương tác hết với tất cả các em, hay giải đáp hết những thắc mắc của các em được.
Giáo viên không khéo léo, không biết tạo hứng thú và sự nhiệt tình giúp các em, khiến tâm lí chán nản ở trẻ.
Mất gốc, hổng kiến thức khiến trẻ khó học tập tốt
-
Trung tâm:
Một trung tâm với số lượng học sinh đông, gây cản trở cho việc học và tiếp thu, nhất là với những em học yếu.
-
Gia đình:
Bố mẹ quá bận rộn, không thể quan tâm tới các em nhiều được, hay không đủ trình độ để giúp đỡ và giảng giải cho các em.
Tóm tắt các chuyên đề hóa học vô cơ và hữu cơ lớp 9
Cụ thể, các em phải học đến 10 chuyên đề hóa học vô cơ, bao gồm
- Oxit – một số oxit quan trọng
- Axit – một số axit quan trọng
- Bazo – một số bazo quan trọng
- Muối – một số muối quan trọng
- Kim loại – dãy hoạt động hóa học của kim loại
- Nhôm – các hợp chất của nhôm
- Sắt – hợp kim sắt (gang, thép)
- Phi kim: clo, cacbon
- Oxit cacbon, axit cacbonic và muối cacbonat
- silic – công nghiệp silicat
và 12 chuyên đề hóa học hữu cơ, bao gồm
- metan
- etilen
- axetilen
- benzen
- rượu etylic
- axit axetic
- chất béo
- glucozo
- saccarozơ
- tinh bột và xenlulozo
- protein
- polime
Làm thế nào để học giỏi hóa 9 trước hết học sinh phải nắm được tất cả các phương trình hóa học của từng chuyên đề. Mỗi chuyên đề (liên quan đến một chất hóa học/ nhóm chất hóa học) đều có ít nhất 10 phản ứng khác nhau cần nhớ. Bao gồm
- Các phản ứng đặc trưng cho tính chất hóa học của mỗi chất
- Phản ứng của hợp chất chứa chất đó
- Phản ứng điều chế
- Một số phản ứng đặc biệt
Phương pháp
Tất cả đều như một ma trận làm học sinh “choáng váng” không biết phải bắt đầu từ đâu. Thế nhưng đừng quá lo lắng, vì tất cả đều đã có quy tắc để làm theo. Chỉ cần nắm được cái bước dưới đây, em sẽ nhanh chóng có được cách học giỏi hóa 9 phần viết phương trình phản ứng
-
Chuẩn bị kiến thức môn học
Để bắt đầu học môn Hóa, bạn cần phải có những kiến thức cơ bản của những môn học có liên quan, đặc biệt là môn Toán. Khi học Hóa, chúng ta phải giải một số công thức và phương trình để tìm kết quả, lúc này, việc nắm vững những công thức và phương trình Toán học là vô cùng cần thiết. Nếu vẫn còn hoang mang về cách giải các phương trình bậc 2, 3 và hệ phương trình bậc nhất, hãy xem lại chúng trước khi bắt tay vào học môn Hóa.
-
Thuộc bảng tuần hoàn
Khi mới bắt đầu môn Hóa từ lớp 8, các em đã được thầy cô giới thiệu phương thức ghi nhớ Hóa trị của các chất cơ bản, thường gặp đó là Bài ca Hóa trị. Những bạn mất gốc Hóa thường không nắm rõ Hóa trị của từng chất nên không thể cân bằng phương trình Hóa học. Chúng tôi xin trích dẫn một đoạn như sau: Kali (K), Iot (I), Hidro (H), Clo (Cl) với Bạc (Ag), Natri (Na) một loài, là Hóa trị I em ơi, nhớ ghi cho kĩ khi cần có ngay. Rõ ràng, nội dung rất dễ thuộc nên các em cố gắng nhé.
-
Sử dụng bảng tuần hoàn Hóa học thành thạo
Bạn cần tìm hiểu thật kĩ bảng hệ thống tuần hoàn Hóa học, đây là một yếu tố tiên quyết nếu bạn muốn thành công trong việc học Hóa. Nếu như toán học có bảng cửu chương hay 7 Hằng đẳng thức đáng nhớ thì Hóa học có bảng tuần hoàn các nguyên tố. Bởi trên đó các em xác định được các nguyên tố cùng một nhóm sẽ cùng tính chất, đặc điểm cấu hình electron, đó là kim loại hay phi kim, khí hiếm…
-
Bắt đầu từ những khái niệm cơ bản
Hãy chọn những kiến thức cơ bản và đơn giản nhất để bắt đầu nghiên cứu. Điều đó sẽ tạo động lực cho bạn tiếp tục học những phần khó hơn. Bạn nên học từ hệ thống đo lường, danh pháp Hóa học và cấu trúc nguyên tử. Lý do nhiều bạn cảm thấy gặp khó khăn khi tiếp cận bất cứ môn nào do quá vội vàng, chưa tìm hiểu và nghiên cứu những khái niệm cơ bản đã đi giải những bài đòi hỏi kiến thức khó và tổng hợp. Bạn có thể giúp mình nhớ kiến thức bằng cách viết ra sổ tay hoặc giấy ghi nhớ và để chúng ở bất kỳ đâu bạn dễ dàng thấy được.
-
Tìm hiểu các nguồn tài liệu khác nhau
Ngoài sách giáo khoa, rất nhiều những khái niệm cơ bản về hóa học được chia sẻ trên các trang web học tập hoặc bạn có thể dễ dàng tìm chúng bằng công cụ tìm kiếm google. Những tài liệu dạng này thường hoàn toàn miễn phí, do đó bạn cũng nên tham khảo. Nhiều khi những hướng dẫn online này lại dễ hiểu hơn những bài giảng trong sách vì đa phần trong số đó được viết dưới dạng chia sẻ kinh nghiệm nên rất gần gũi và dễ hiểu. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm mua thêm những cuốn sách tham khảo hoặc mượn chúng trên thư viện.
Bằng những cách trên đây của Hội Buôn Chuyện, bạn sẽ đi từ 1 người mất gốc hóa học lớp 9, đến bằng bạn bè, rồi vượt bạn bè. Với những chia sẻ trên, hi vọng các bạn có nắm thật vững kiến thức Hóa học lớp 9 để chuẩn bị bước chân vào THPT. Thật tuyệt nếu bài viết với chủ đề này sẽ được phát triển bởi chính các bạn!
Để lại một bình luận