Có thể nhiệt phân Na2CO3 ở nhiệt độ cao không? Có phải là hợp chất lưỡng tính không? Hóa chất này có tan trong nước không và nó tác dụng được với những chất nào? Đây là một vài câu hỏi được rất nhiều người quan tâm thời gian qua. Ở bài viết này, các chuyên gia của Bilico sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ thông tin.
Thứ #1: Có thể nhiệt phân Na2CO3 ở nhiệt độ cao không?
⇒ Câu trả lời là: “Không thể nhiệt phân Na2CO3 ở nhiệt độ cao“.
Theo Wikipedia, phản ứng nhiệt phân là phản ứng phân hủy các chất hóa chất dưới tác động của nhiệt độ. Về bản chất đây là phản ứng phân cắt các liên kết kém bền trong phân tử của hợp chất.
Bạn đang đọc: Có thể nhiệt phân Na2CO3 ở nhiệt độ cao không? (HỎI ĐÁP)
Na2CO3 tồn tại trang thái khan là chất bột màu trắng, không lưỡng tính, hút ẩm và nóng chảy ở 851 °C. Hóa chất nóng chảy ở nhiệt độ 853oC nhưng không phân hủy. Nếu nhiệt độ cao hơn 853oC sẽ bắt đầu phân hủy. (Lưu ý: Phân hủy chứ không phải nhiệt phân.)
Muối natri cacbonat cũng như những muối cacbonat tan khác không hề tham gia phản ứng phân hủy tạo thành natri oxit và khí CO2 giống như 1 số ít muối cacbonat khác, ví dụ điển hình như CaCO3, BaCO3, …
Thứ #2: Na2CO3 có tan trong nước không?
Na2CO3 tan trong nước rất dễ dàng. Khi tan trong nước tạo ra nhiệt do tạo thành gốc hidrat. Trong trạng thái dung dịch, hợp chất này sẽ kết tinh ở các trạng thái ngậm nước khác nhau. Độ tan của hợp chất này thay đổi theo nhiệt độ:
- Ở điều kiện nhiệt độ dưới 32,5oC, Na2CO3 sẽ kết tinh tạo Na2CO3.10H2O. Trong không khí, Na2CO3.10H2O dễ mất nước tạo thành bột trắng vụn có còn ngậm 5H2O.
- Ở điều kiện nhiệt độ nằm trong khoảng 32,5 – 37,5oC tạo Na2CO3.7H2O
- Khi nhiệt độ trên 37,5oC biến thành Na2CO3.H2O
- Nhiệt độ từ 107oC trở lên hóa chất này không ngậm nước và tạo thành dạng muối khan.
Khả năng hòa tan trong nước của Natri cacbonat – Nguồn thông tin : Wikipedia
Thứ #3: Na2CO3 tác dụng với những chất nào?
Na2CO3 có thể phản ứng được với rất nhiều chất khác nhau. Cụ thể các phản ứng sẽ được Bilico chia sẻ ở phần dưới đây.
- Phản ứng với Axit tạo thành muối và giải phóng khí CO2. Phương trình phản ứng: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2↑
- Phản ứng với Bazơ tạo thành muối và Bazơ mới. Phương trình phản ứng: Na2CO3 + Ca(OH)2 → 2NaOH + CaCO3↓
- Phản ứng với muối để tạo thành 2 muối mới. Phương trình phản ứng: Na2CO3 + CaCl2 → 2NaCl + CaCO3
- Tan trong nước làm làm quỳ tím hóa màu xanh. Phương trình phản ứng:
– Bước 1 : Na2CO3 → 2N a + + CO32 − .
– Bước 2 : CO32 − + H2O ⇔ HCO3 − + OH − ⇒ Dung dịch Na2CO3 có tính bazơ yếu .
Kết luận: Na2CO3 không bị phân hủy ở nhiệt độ cao, có tan trong nước, không lưỡng tính và tác dụng được với Axit, bazo, muối, làm đổi màu quỳ tím. Tham khảo thêm ứng dụng của hóa chất Na2CO3 tại http://wp.ftn61.com/na2co3
Source: http://wp.ftn61.com
Category: Hỏi Đáp
Để lại một bình luận