Trên thị trường dược phẩm hiện nay tồn tại một số thông tin về sản phẩm thuốc Omeprazole, tuy nhiên những thông tin đưa ra chưa giải đáp được đầy đủ thắc mắc cũng như sự quan tâm cho bạn đọc. Chính vì vậy, ở bài viết này, Heal Central xin được giải đáp cho bạn những thắc mắc cơ bản về Omeprazole như: Omeprazole là thuốc gì? Thuốc Omeprazole có tác dụng gì? Cần lưu ý gì khi sử dụng Omeprazole để có được hiệu quả tốt nhất và tránh được những tác dụng không mong muốn? Thuốc Omeprazole được bán ở đâu, với giá bao nhiêu? Dưới đây là phần thông tin chi tiết.
Tóm tắt nội dung bài viết
- Omeprazole là thuốc gì?
- Giá thuốc Omeprazole?
- Tác dụng của thuốc Omeprazole
- Chỉ định
- Cách dùng – liều dùng
- Trường hợp không được sử dụng thuốc
- Tác dụng phụ
- Những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc
- Tương tác khi sử dụng chung với thuốc khác
- Cách xử trí quá liều, quên liều
- Hướng dẫn sử dụng thuốc Omeprazole bằng hình ảnh minh họa
- Tài liệu tham khảo:
Omeprazole là thuốc gì?
Thuốc Omeprazole là thuốc thuộc nhóm thuốc tác dụng trên đường tiêu hóa, được cấp bằng sáng chế vào năm 1978 và bắt đầu được chấp thuận đưa vào sử dụng điều trị bệnh trong y tế vào năm 1988. Omeprazole thuộc danh sách các thuốc an toàn và hiệu quả nhất cần thiết trong hệ thống y tế và thuộc danh sách thuốc thiết yếu của tổ chức y tế thế giới WHO.(1)
Thuốc Omeprazole với 3 biệt dược gốc là Mepraz, Prilosec và Losec, sau khi hết hạn bảo hộ được sản xuất và bán thương mại hóa dưới nhiều tên khác như Omicap – Kit, Agimepzol 20, Kagasdine, Pyomezol, Virazom, Stomex 20 do Merap Group sản xuất, Lomac – 20 do Cipla sản xuất,…
Một hộp thuốc Omeprazole gồm 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nang cứng. Trong một viên nang cứng có chứa hoạt chất chính là:
Omeprazole hàm lượng 20 mg
Ngoài ra thuốc còn được kết hợp bởi các tá dược vừa đủ 1 viên bao gồm: Đường, mannitol, calci carbonat, natri hydroxid, natri lauryl sulfat, natri methyl paraben, natri propyl paraben, hydroxypropylmethylcellulose E5, Dinatri hydrogen orthophosphate, diethyl phthalate, tween 80, starch, polyvinyl povidon K300, methacrylicacid và bột talc.
Giá thuốc Omeprazole?
Thuốc Omeprazole là một sản phẩm của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco – Việt Nam, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp vào khoảng 50.000 vnđ, tuy nhiên giá thuốc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.
Viên nang cứng Omeprazole là thuốc bán theo đơn, bệnh nhân mua thuốc cần mang theo đơn thuốc của bác sĩ.
Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc Omeprazole tốt nhất, tránh mua phải thuốc giả, thuốc kém chất lượng.
Tác dụng của thuốc Omeprazole
Với dược chất chính là Omeprazole, viên nang Omeprazole mang đầy đủ những tác dụng dược lý của chất này.
Omeprazole là một thuốc có tác dụng ức chế quá trình tiết acid của dạ dày. Khác với các thuốc kháng histamine, kháng acetylchoin, Omeprazole không tác dụng lên các thụ thể histamine hay acetylcholine trong cơ thể mà Omeprazole tác động lên bơm proton cơ các tế bào viền của dạ dày, giúp ức chế một cách có hồi phục hệ enzyme hydro – kali adenosine triphosphate, qua đó giúp ức chế bài xuất H+ vào dạ dày, ức chế tiết acid dịch vị, điều trị loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản và hội chứng Zolliger Ellison do tăng tiết acid dịch vị gây ra.
Chỉ định
Thuốc Omeprazole là một thuốc có tác dụng ức chế tiết acid dịch vị thường được các bác sĩ chỉ định sử dụng phổ biến với công dụng điều trị các trường hợp loét dạ dày – tá tràng thể tiến triển lành tính, điều trị trào ngược dạ dày thực quản và hội chứng Zolliger Ellison do tăng tiết acid dịch vị gây ra.
Cách dùng – liều dùng
Cách dùng: thuốc Ephedrin 10mg được bào chế dạng viên nén, dùng đường uống. Uống viên nén với một chút nước lọc hay nước sôi để nguội.
Liều dùng: Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và mức độ trầm trọng của bệnh mà liều dùng giữa các bệnh nhân có thể khác nhau. Liều dùng thông thường của Omeprazole là:
Đối với điều trị loét dạ dày tá tràng: Uống 1 viên/lần/ngày x 4 – 8 tuần. Trong một số trường hợp bệnh nhân bị loét nặng có thể tăng liều lên uống 2 viên/lần/ngày.
Đối với điều trị hội chứng Zolliger Elison: Uống 3 viên/lần/ngày.
Đối với điều trị trào ngược dạ dày thực quản: Uống 1 – 2 viên/lần/ngày x 4 – 8 tuần.
Lưu ý: Bệnh nhân sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Trường hợp không được sử dụng thuốc
Chống chỉ định sử dụng Omeprazole cho những bệnh nhân bị quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc kể cả tá dược.
Tác dụng phụ
Trong quá trình sử dụng thuốc Omeprazole, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng không mong muốn thường gặp như nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, buồn nôn, nôn, chướng bụng, đau bụng và táo bón.
Các tác dụng phụ như ngứa, phát ban, nổi mề đay, mệt mỏi, mất ngủ, rối loạn cảm giác và tăng transaminase tạm thời cũng có thể gặp phải nhưng tần suất ít hơn.
Ngoài ra, một số tác dụng không mong muốn hiếm gặp khác mà bệnh nhân có thể gặp trong quá trình sử dụng thuốc là: đổ mồ hôi nhiều, sốt, phù mạch, phù ngoại biên, kích động, lú lẫn, ảo giác, trầm cảm, đau cơ, đau khớp, co thắt phế quản, viêm gan, viêm thận kẽ, bệnh não gan, giảm số lượng bạch cầu, tiểu cầu, mất bạch cầu hạt và giảm toàn bộ các tế bào máu ở ngoại biên.
Nếu bệnh nhân gặp phải các triệu chứng trên hoặc bất cứ biểu hiện bất thường nào cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn giảm liều hoặc có hướng dẫn phù hợp nhất.
Những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc
Cần tiến hành các xét nghiệm để loại trừ khả năng bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng ác tính trước khi sử dụng thuốc.
Thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và đang cho con bú. Chỉ sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết, đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ và đã cân nhắc kỹ giữa lợi ích và tác hại khi sử dụng thuốc.
Thận trọng khi sử dụng thuốc cho những người đang lái xe hay đang vận hành máy móc do trong quá trình sử dụng thuốc có thể xuất hiện các triệu chứng không mong muốn như mệt mỏi, đau đầu, nhức đầu, chóng mặt và buồn ngủ.
Trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân cần sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý tăng liều, giảm liều và rút ngắn hay kéo dài thời gian sử dụng thuốc.
Tương tác khi sử dụng chung với thuốc khác
Thận trọng khi kết hợp sử dụng đồng thời Omeprazole với các thuốc được chuyển hóa qua enzyme cytocrom P450 ở gan do Omeprazole có thể gắn vào vfa làm ức chế các enzyme này, làm tăng nồng độ của các thuốc dùng cùng, tăng độc tính.
Omeprazole khi kết hợp sử dụng đồng thời với Ciclosporin và Nifedipin có thể làm tăng nồng độ của các thuốc này trong máu.
Kết hợp sử dụng đồng thời Omeprazole với Clarithromycin có thể làm tăng gấp đôi nồng độ Omeprazole trong máu
Kết hợp sử dụng đồng thời Omeprazole với các thuốc diệt vi khuẩn Hp hay các thuốc chống đông máu có thể làm tăng tác dụng của các thuốc dùng cùng.
Cách xử trí quá liều, quên liều
Quá liều: Cho đến nay chưa có các báo cáo rõ ràng về các trường hợp quá liều khi sử dụng thuốc Omeprazole. Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân nên sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng liều, giảm liều và rút ngắn hay kéo dài thời gian sử dụng thuốc.
Quên liều: tránh quên liều; nếu quên liều, bệnh nhân cần bỏ qua liều đã quên, không uống chồng liều với liều tiếp theo.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Omeprazole bằng hình ảnh minh họa
Tài liệu tham khảo:
(1). Omeprazole trên Wikipedia: https://en.wikipedia.org/wiki/Omeprazole
(2). Hình ảnh Cách Dùng Thuốc Omeprazole Facebook Fanpage.
Source: http://wp.ftn61.com
Category: Hỏi Đáp
Để lại một bình luận