Nhóm vitamin B1, B6 và B12 giúp duy trì hoạt động cơ thể, sản sinh máu huyết, hỗ trợ chuyển hóa năng lượng cho cơ thể, đặc biệt cần thiết ở trẻ em, phụ nữ mang thai & cho con bú, người trong thời gian chữa bệnh, dùng kháng sinh và hồi phục. Tuy nhiên lộ trình & liều dùng những loại vitamin này cần theo kê toa của bác sĩ.
- Bao nhiêu tuổi có thể uống vitamin e được?
- Thực phẩm giàu Vitamin K có sẳn trong tự nhiên
Tóm tắt nội dung bài viết
Vitamin B1 là gì?
Vitamin B1 còn gọi là thiamine (dưỡng chất năng lượng) có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì các hoạt động tương tác của tế bào trong cơ thể, nhất là việc sản xuất năng lượng. Trong đó các tế bào của cơ thể đã dùng ôxy để chuyển hóa carbohydrate và các loại đường thành năng lượng.
Đối với vitamin B1, nhu cầu cần hằng ngày khoảng 1,5mg.
Bạn đang đọc: Uống vitamin B1, B6, B12 có tác dụng gì?
Vitamin B1 có tác dụng gì?
- Nếu không cóvitamin B1 hoặc thiếu hụt nguồn dưỡng chất này thì hiệu quả sản xuất năng lượng có thể sẽ bị suy giảm hoặc bị vô hiệu hóa.
- Vitamin B1 còn có tác dụng hỗ trợ và bảo vệ hệ thống thần kinh trước nguy cơ bị tổn thương và thoái hóa.
- Hỗ trợ các bộ phận trong cơ thể và hệ thần kinh ngắt các thông báo truyền gửi cho nhau. Ví dụ, như khi cơ chân bị chuột rút chẳng hạn.
Vitamin B6 là gì ?
Vitamin B6 (pyridoxine) là một loại vitamin nhóm B. Tuy chỉ cần một lượng nhỏ, nhưng lại rất quan trọng đối với cơ thể. Ở trẻ em, nhu cầu hàng ngày khoảng 0,3 – 2mg, người lớn từ 1,6 – 2mg và người mang thai hoặc cho con bú là 2,1 – 2,2mg.
Tác dụng của Vitamin B6 là gì ?
- Khi vào cơ thể, vitamin B6 hoạt động như những coenzyme, tham gia các chuyển hóa, trong đó có chức năng tổng hợp những chất dẫn truyền thần kinh và các phản ứng chuyển hóa amino acid, chuyển hóa lipid và glucid, tổng hợp hemoglobin, tổng hợp vitamin B3 từ tryptophan, chuyển glycogen thành glucose duy trì đường huyết/máu ổn định, bảo vệ tim mạch.
- Hỗ trợ điều trị ngộ độc cấp do nấm thuộc chi Giromitra (để chống các tác hại trên thần kinh như co giật, hôn mê);
- Hỗ trợ điều trị đau do thần kinh (kết hợp B1, B6 và B12 liều cao dạng tiêm).
- Chống stress.
- Giảm sự hình thành oxalat/máu và tống oxalat thừa ra đường tiểu chống tạo sỏi thận.
- Giảm lượng cholesterol/máu ở người vữa xơ động mạch.
- Tăng cường hệ miễn dịch.
- Tăng hoạt tính của vitamin C.
- Vitamin B6 là thành phần quan trọng trong phát triển bào thai và trẻ em sau khi sinh, trong đó quan trọng nhất là phát triển hệ thần kinh và não.
- Vitamin B6 và methionin có tác dụng tốt trong việc giảm thiểu ung thư phổi (cho cả người nghiện thuốc lá và người không hút thuốc lá).
Ai cần bổ sung vitamin B6?
- Phụ nữ thời kỳ mang thai hoặc cho con bú, trẻ em chậm lớn, người già, khi ăn nhiều protein, vận động viên tập luyện, ăn mất ngon, uể oải, mất ngủ, uồn nôn.
- Những người rụng lông tóc, thiếu máu nhược sắc, cơ thể dễ bị kích thích, rối loạn tâm thần, co giật, động kinh, tổn thương niêm mạc miệng, viêm lưỡi, viêm da, tăng tiết bã nhờn, nhiễm độc thai nghén, bỏng nặng, cắt dạ dày, cường giáp, suy tim sung huyết, sốt kéo dài, nhiễm khuẩn nặng, nghiện thuốc lá, thuốc lào hoặc thường xuyên phải ngửi khói thuốc. Các trường hợp: viêm thần kinh thị giác do rượu, viêm thần kinh ngoại vi;
- Rối loạn do thuốc: thuốc tránh thai uống cho nữ. Vitamin B6 điều trị ngộ độc isoniazid (bị co giật hoặc hôn mê); hoặc ngộ độc penicilamin, quá liều cycloserin, ngộ độc hydralazin cấp.
- Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh; rối loạn hấp thu, có những trường hợp phải bổ sung vitamin B6 suốt đời (trẻ em bị co giật do lệ thuộc pyridoxin. Người thiếu máu nguyên bào sắt di truyền).
Vitamin B12 là gì?
Thuốc bổ sung máu vitamin B12 còn được gọi là Cobalamin, thuộc gia đình vitamin B tan trong nước, được tham gia vào một số quá trình tạo máu của cơ thể con người.
Vitamin B12 dược phẩm có hai dạng là: cyanocobalamin và hydroxocobalamin đều có tác dụng tạo máu như nhau (hydroxocobalamin hấp thu qua đường tiêu hóa tốt hơn và có ái lực với các mô lớn hơn cyanocobalamin). Trong cơ thể các cobalamin này tạo thành các coenzym hoạt động là 5-deoxyadenosylcobalamin và methylcobalamin.
Người có rủi ro tiềm ẩn thiếu vitamin B12 : những người ăn chay trường diễn, viêm, teo niêm mạc dạ dày, cắt bỏ hàng loạt dạ dày, cắt bỏ đoạn cuối ruột non .
Vitamin B12 có tác dụng gì?
- Có tác dụng trong việc sản xuất năng lượng từ chất béo và protein, cho sự hình thành và tăng trưởng của các tế bào máu đỏ và cho sự tổng hợp DNA.
- Bảo vệ tính toàn vẹn của hệ thần kinh : Thiếu vitamin B12 đưa đến thoái biến dây thần kinh ngoại biên, tủy sống và đôi khi não. Điều này bắt đầu bởi tổn thương vỏ bảo vệ của các đầu tận cùng dây thần kinh, myelin.
- Góp phần tổng hợp methionin và rất cần thiết cho quá trình nhân lên của tế bào.
- Thực hiện chức năng tạo máu.
- Phụ nữ trong thời kỳ mang thai nếu được bổ sung đầy đủ b12 sẻ sinh ra những đứa trẻ ngoan ngoãn và vui vẻ hơn nhiều so với những đứa trẻ không được mẹ bổ sung đầy đủ trong thai kỳ. Đặc biệt còn giúp phòng ngừa dị tật ống thần kinh ở trẻ.
Ai không được uống vitamin B12?
- Người bệnh viêm loét dạ dày không dùng được vitamin B12 uống mà phải tiêm. Mức độ hấp thu khoảng 1% không phụ thuộc liều lượng.
- Vitamin B12 tuyệt đối không dùng trong các trường hợp: u ác tính (có nguy cơ làm u ác tiến triển), có tiền sử dị ứng với các cobalamin, người có cơ địa dị ứng (hen, eczema), người có bệnh trứng cá.
- Không
dùng vitamin B12
với metformin vì metformin làm giảm 19% lượng vitamin B12 trong máu.
- Vitamin B12 cho phép cơ thể đốt cháy nhiều calo, giảm chất béo dự trữ; do đó có người tiêm vitamin B12 để giảm cân cho người béo phì nhưng phải tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện như: ăn chay, tập luyện giảm cân hàng ngày. Nếu không sẽ gặp nhiều nguy hiểm như: ho dữ dội, thở khò khè, nhịp tim nhanh, hồi hộp, đau ngực.
- Phản ứng phụ thường gặp khi dùng vitamin B12: buồn nôn, khó chịu trong dạ dày, đau khớp, nhức đầu, phù nề cơ thể.
tu khoa
- thuốc b1 uống trước hay sau bữa ăn
- tác dụng của b1 ngâm mật ong
- thực phẩm giàu vitamin b12
- thuốc vitamin b12 dạng uống
- vitamin b1 b6 b12 có tác dụng gì
- vitamin b1 b6 b12 gia bao nhieu
Kiến thức –
Gonhub là mạng xã hội thông tin kiến thức về các lĩnh vực như: làm đẹp, sức khoẻ, thời trang, công nghệ… do cộng đồng Gonhub tham gia đóng góp và phát triển.
Source: http://wp.ftn61.com
Category: Hỏi Đáp
Để lại một bình luận