Tiết kiệm tiền là điều mà tất cả chúng ta nên làm vì những rủi ro bất ngờ có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà bạn không hề hay biết. Vì vậy có một khoản tiền dự phòng sẽ không bao giờ là thừa trong cuộc sống của bạn.
Tiết kiệm tiền quan trọng như thế nào
1. Tiết kiệm cho những tình huống khẩn cấp
Điều quan trọng là phải có quỹ dự phòng dành cho những tình huống không “mong đợi” có thể xảy ra. Một khoản tiết kiệm sẽ giúp bạn xoay sở những điều khó khăn bất ngờ ập tới như hư xe, ốm đau bệnh tật, sự cố trong công việc… Ngòai ra, bạn cần nên có một kế hoạch chắc chắn và gói bảo hiểm tốt để đảm bảo nguồn tài chính mà không phải phụ thuộc vào người thân hay bạn bè.
2. Cải thiện đời sống
Nếu bạn đang có kế hoạch mua hay nâng cấp ngôi nhà của bạn, đổi chiếc xe mới thì hãy tiết kiệm ngay từ bây giờ để sau này không cần phải lo lắng, vất vả trong việc kiếm tiền. Biết đâu trong khoảng thời gian nào đó, giá nhà giảm thì đó là cơ hội tốt mà bạn nên bắt lấy nó.
3. Tiết kiệm cho nghỉ hưu
Không ai muốn về già lại không có khoản tiền riêng cho bản thân. Thật tốt nếu như bạn tiết kiệm lúc còn trẻ và khi đã có một số tiền ổn định, bạn có thể cho phép bản thân nghỉ hưu sớm hơn để có thể tận hưởng những ngày vàng hạnh phúc bên gia đình và bạn bè.
4. Giúp bạn giải trí
Chăm chỉ kiếm tiền thì cũng phải có lúc thư giãn, giải trí. Khi có chắc khoản tiền tiết kiệm trong tay thì việc băn khoăn lựa chọn mua đồ hay địa điểm vui chơi cũng giúp bạn đỡ đắn đo chi li hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể tự thưởng cho bản thân những chuyến đi du lịch thoải mái hơn.
5. Tránh các khoản nợ
Một lý do quan trọng để bắt đầu tiết kiệm tiền là để tránh nợ. Bạn sẽ rất dễ trở thành con nợ nhưng để trả nợ được thì không phải dễ dàng.
Tiết kiệm tiền là việc quan trọng mà trong chúng ta ai cũng cần nên làm. Nhưng đừng để việc tiết kiệm trở nên áp lực mà không dám tiêu xài. Vì vậy, bạn cần lên kế hoạch chi tiêu hợp lý để có thể cân bằng cuộc sống thoải mái hơn.
8 cách quản lý tài chính hiệu quả cho gia đình
Mỗi gia đình đều cần có người biết cách quản lý tài chính. Điều này giúp gia đình không chi tiêu vượt quá số tiền làm ra và không bị nợ nần chồng chất. Để quản lý tài chính cho gia đình hiệu quả, bạn hãy tham khảo ngay 8 cách dưới đây.
Có kế hoạch chi tiêu
Hãy bắt đầu bằng việc lập kế hoạch. Chi phí chi tiêu mỗi tháng nên thấp hơn thu nhập của hai vợ chồng. Việc lên kế hoạch sẽ giúp bạn xác định xem có thể bỏ bớt những khoản không cần thiết và đang gây lãng phí cho gia đình.
Hãy cân nhắc kỹ trước khi mua
Trước khi mua bất cứ thứ gì, bạn hãy tham khảo giá và chất lượng ở nhiều nơi để đảm bảo mình mua với mức giá phù hợp nhất. Bạn cũng đừng quên đọc các đánh giá của những người dùng trước, sau đó chọn thương hiệu, địa chỉ bán uy tín.
Dành thời gian để thảo luận với gia đình
Bạn hãy dành thời gian nói chuyện các thành viên trong gia đình về ngân sách và việc chi tiêu của cả nhà. Kiểm tra xem ngân sách hiện tại có phù hợp với những khoản cần chi hay không. Thảo luận để cắt bỏ những hạng mục không cần thiết hay bổ sung nếu cần.
Có mục tiêu tài chính
Tiếp theo, bạn cần phải ra đặt ra mục tiêu tài chính để quyết định và sắp xếp kế hoạch. Dựa vào đó, bạn sẽ xác định được những việc nào cần ưu tiên và theo dõi chặt chẽ quỹ tài chính để đạt được mục tiêu.
Đừng bỏ qua các chi phí phát sinh
Bạn không nên chỉ tập trung vào các chi phí cố định hàng tháng mà bỏ qua chi phí phát sinh nhé. Mỗi tháng, bạn sẽ có những nhu cầu khác nhau. Ví dụ, mùa Tết, bạn cần tăng chi tiêu cho việc dọn dẹp nhà cửa, quần áo, thức ăn, các hoạt động vui chơi, tiền lì xì… Và ngân sách dành cho điều này phải được phân bổ hợp lý.
Chi tiêu có mục đích
Trước khi chi tiền cho bất cứ một khoản nào, bạn hãy tự hỏi mục đích là gì: “Tại sao phải mua sản phẩm này?”, “Tại sao phải trả tiền cho dịch vụ này?”. Phân tích lý do từng khoản chi để chắc chắn rằng bạn đang thực hiện đúng mục tiêu.
Tiết kiệm có mục đích
Cũng giống như chi tiêu, bạn nên tìm ra lý do của việc tiết kiệm. Nếu biết tại sao mình phải tiết kiệm (mua nhà, mua xe…) thì bạn sẽ dễ dàng chống lại sự thôi thúc của việc tiêu tiền.
Theo dõi báo cáo tín dụng hàng tháng
Mỗi tháng, bạn nên dành thời gian để xem qua báo cáo tín dụng. Hãy cảnh giác về những khoản vay tín dụng vì nếu không để ý, bạn sẽ vay vượt quá khả năng trả
Để lại một bình luận