1. Nhóm bột – đường
Thường chứa trong các loại thực phẩm giàu tinh bột như gạo, yến mạch, ngô, khoai,… Đây là nhóm thực phẩm thiết yếu quá trình tập ăn dặm của bé vì cung cấp 50-60% nhu cầu năng lượng hàng ngày cho bé. Thông thường mẹ có thể dùng bột gạo nấu hoặc cháo loãng để hình thành khẩu phần ăn, kết hợp với sữa để tạo vị ngọt quen thuộc cho bé bắt đầu ăn dặm.
2. Nhóm chất đạm
Nhóm thực phẩm giàu đạm cho bé là:thịt, cá, trứng, sữa, tôm, các sản phẩm từ đậu nành và các loại đậu, đỗ. Ban đầu, khi mới tập ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi mẹ nên cho nước luộc thịt heo hoặc gà vào cháo nấu cùng, ninh nhừ để bé dễ ăn. Về sau khi bé đã quen các mẹ nên xay nhuyễn các thực phẩm thuộc nhóm này để nấu cùng cháo cho bé tập nhai kỹ hơn.
3. Nhóm chất béo
Chất béo chứa trong dầu, mỡ, bơ, phô mai và các loại hạt có dầu. Cơ thể bé sẽ nhận nhóm chất béo tốt hơn vào khoảng giai đoạn 7-8 tháng; tuy nhiên, ở giai đoạn bé 6 tháng tuổi, mẹ có thể thêm 1 thìa nhỏ dầu olive hoặc dầu gấc vào bột ăn dặm vị ngọt hoặc cháo để hệ tiêu hóa của bé tập làm quen với nhóm chất này.
4. Nhóm vitamin và khoáng chất
Rau củ và các loại trái cây tươi rất giàu vitamin và khoáng chất. Mẹ có thể cho bé ăn thử một ít trái cây mềm như táo, lê nghiền nhuyễn hạt hoặc chuối, cam, quýt để bổ sung thêm vitamin và chất khoáng cho bé. Đặc biệt, việc bổ sung cho bé chất xơ từ các loại rau củ xay nhuyễn như rau ngót, rau cải, bí ngô, củ cải,…cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé nhé.
Xem thêm: Mẹo Trị Hôi Chân Hiệu Quả Tại Nhà
Ngoài việc kết hợp đủ 4 nhóm chất trong thực đơn ăn dặm hàng ngày của bé, mẹ cũng nên lưu ý:
- Kết hợp với nhiều loại thức ăn, thay đổi thường xuyên để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cũng như làm cho bé không bị ngán khi phải ăn một món nhiều lần.
- Cho bé ăn từ từ, từng chút một, từ ít đến nhiều. Nên kiểm tra các nguy cơ dị ứng cũng như khả năng tiêu hóa của bé khi cho bé thử thức ăn mới.
- Các mẹ cũng nên tham khảo sản phẩm bột cho bé bắt đầu ăn dặm với dưỡng chất đầy đủ và tiết kiệm thời gian chế biến hơn.
- Không nên thêm mắm/ muối vào đồ ăn dặm của bé vì thận bé còn yếu, chưa quen với gia vị đậm đà như người lớn.
- Thời gian giữa các bữa ăn dặm nên cố định, 2 bữa cách xa nhau để tạo thành thói quen cho bé nhưng cũng không cần quá cứng nhắc vì khả năng ăn còn phụ thuộc vào tâm trạng của bé.
- Tuyệt đối không ép bé ăn: khi bé tỏ ra phản đối việc ăn dặm bố mẹ nên tạm ngưng từ 3-4 ngày sau đó kiên nhẫn tập lại để bé không bị căng thẳng dẫn đến chán ăn, lười ăn.
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi gồm những gì? Các nhóm thực phẩm nào thì phù hợp với bé? Thông thường mẹ sẽ tốn khá nhiều thời gian để cân đo đong đếm lượng thực phẩm rồi chế biến riêng từng bữa nhỏ cho bé nhà mình, thế nên có một giải pháp rất hữu hiệu cho mẹ đó là sử dụng bột cho bé bắt đầu ăn dặm có vị ngọt như RiDIELAC Gold Gạo Sữa, Yến Mạch Sữa, Gạo Trái Cây. Đây là bột ăn dặm giàu vitamin & khoáng chất đồng thời cung cấp lợi khuẩn giúp bé ăn ngon miệng và tiêu hóa tốt hơn.
Khi cho bé chiêm ngưỡng và thưởng thức bột ăn dặm vị ngọt từ RiDIELAC Gold trong những ngày đầu mới dứt sữa, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm rằng bé sẽ ăn ngon và nhận đủ thành phần dinh dưỡng để lớn khỏe mỗi ngày !
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Sản phẩm này là thức ăn bổ sung và được ăn thêm cùng với sữa mẹ dùng cho trẻ trên 06 tháng tuổi.
Chuyên gia Trung tâm Dinh dưỡng Vinamilk
Source: http://wp.ftn61.com
Category: Đời sống
Để lại một bình luận