Tóm tắt nội dung bài viết
- Mẹo trị viêm lợi đơn giản hiệu quả
- Triệu chứng bị viêm lợi
- Nguyên nhân bệnh viêm lợi
- Một số bệnh liên quan tới bệnh viêm răng lợi
- Chữa viêm lợi dứt điểm
- Trị viêm lợi tại nhà bằng nước muối
- Cách thực hiện:
- Trị viêm lợi tại nhà bằng dầu dừa
- Cách thực hiện:
- Trị viêm lợi tại nhà bằng lá trầu không
- Cách thực hiện 1: Súc miệng với nước lá trầu
- Cách thực hiện 2: Kết hợp lá trầu với muối và rượu trắng
- Cách thực hiện 3: Dùng lá trầu chà xát lên răng
- Trị viêm lợi tại nhà bằng tinh dầu sả
- Cách thực hiện:
- Trị viêm lợi tại nhà bằng lá lốt
- Cách thực hiện 1: Súc miệng bằng nước lá lốt
- Cách thực hiện 2: Dùng rễ lá lốt
- Trị viêm lợi tại nhà bằng lô hội
- Cách thực hiện:
- Trị viêm lợi tại nhà bằng tinh dầu tràm trà
- Cách thực hiện 1: Súc miệng với nước tràm trà
- Cách thực hiện 2: Dùng tinh dầu tràm trà kết hợp với muối
- Trị viêm lợi tại nhà bằng gel nghệ
- Cách thực hiện:
- Trị viêm lợi tại nhà bằng cây Đinh Hương
- Cách thực hiện 1: Nụ hoa đinh hương
- Cách thực hiện 2: Dùng bột đinh hương
- Cách thực hiện 3: Tinh dầu đinh hương
- Trị viêm lợi tại nhà bằng nước xô thơm
- Trị viêm lợi tại nhà bằng cây nha đam
- Cách thực hiện 1: Bôi trực tiếp gel nha đam
- Cách thực hiện 2: Súc miệng bằng nước nha đam
- Trị viêm lợi tại nhà bằng dầu Arimedadi
- Trị viêm lợi tại nhà bằng lá bàng
- Cách thực hiện:
Mẹo trị viêm lợi đơn giản hiệu quả
Viêm lợi không những gây đau đớn mà còn khiến hơi thở có mùi, tuy nhiên bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng các nguyên liệu tự nhiên. Nhiệt miệng hoặc viêm lợi là bệnh lý răng miệng thường xảy ra ở mọi lứa tuổi. Ngay bây giờ, bạn có thể tham khảo những cách trị viêm lợi tại nhà bằng các cách Hội Buôn Chuyện đưa ra dưới đây:
Triệu chứng bị viêm lợi
- Lợi có màu đỏ nhạt hoặc đỏ thẫm;
- Có mảng bám răng, cao răng;
- Lợi sưng đỏ hoặc phì đại;
- Tổ chức chân răng lỏng;
- Dễ chảy máu tự nhiên;
- Miệng hôi.
Nguyên nhân bệnh viêm lợi
- Nghiện rượu, thuốc lá;
- Ăn nhiều đồ ngọt, cay;
- Ăn đồ ăn nóng, lạnh đột ngột;
- Chải răng không đúng cách;
- Do vi khuẩn mảng bám răng;
- Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt;
- Người bị bệnh tiểu đường.
Một số bệnh liên quan tới bệnh viêm răng lợi
- Gây chảy máu lợi và dễ bị viêm lợi do sức đề kháng giảm và thiếu vitamin C.
- Niêm mạc miệng dễ bị hoại tử, bong các lớp niêm mạc, miệng khô do thiếu vitamin A.
- Xương hàm bị biến dạng (vẩu), răng mọc chậm, tổ chức cứng của răng thiếu vững chắc do thiếu vitamin D.
- Gây rối loạn chuyển hóa albumin làm cho mức độ vững chắc của răng kém đi do thiếu vitamin B1.
- Thiếu một số chất như canxi, fluor cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng của men, ngà răng dễ gây sâu răng.
- Thời kỳ có kinh nguyệt thường gây tăng tiết nước bọt nên dễ bị viêm tuyến nước bọt và có thể chốc mép, viêm niêm mạc miệng, có mụn herpes ở mép, viêm lợi,…
- Thời kỳ thai nghén răng dễ bị vỡ do thiếu canxi.
- Thời kỳ mãn kinh dễ bị khô miệng, viêm lợi, viêm quanh răng.
Chữa viêm lợi dứt điểm
Nếu bạn đang ở giai đoạn khởi phát với những triệu chứng như lợi tấy sưng, màu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm,… hãy ghi nhớ ngay những cách chữa viêm lợi tại nhà dưới đây để áp dụng nhé.
Trị viêm lợi tại nhà bằng nước muối
Muối biển chưa qua tinh chứa chứa rất nhiều chất khoáng cần thiết và có tác dụng giúp răng chắc khỏe, hạn chế mảng bám bám. Muối có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, hạn chế tình trạng nhiễm trùng và giảm đau nhức vùng tổn thương rất tốt. Chính vì vậy, nếu sử dụng muối đúng phương pháp sẽ bảo vệ nướu bạn trước các loại vi khuẩn gây hại trong khoang miệng.
Bên cạnh đó, các florua có trong nước muối ngậm nước muối còn giúp tăng cường lớp men răng và trung hòa các axit trong miệng gây suy yếu men răng. Đồng thời, việc ngậm nước muối thường xuyên còn giúp răng chắc lại, khôi phục lại độ pH tự nhiên và ngăn chặn hơi thở có mùi do viêm nướu. Do đó, người bị bệnh viêm lợi có thể sử dụng muối để khắc phục các triệu chứng tại nhà rất đơn giản và nhanh chóng dưới đây.
Cách thực hiện:
Cách chữa bệnh viêm lợi bằng muối rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả bất ngờ. Bạn chỉ cần dùng nước muối sinh lý mua ở các cửa hiệu thuốc hoặc tự pha muối biển với nồng độ 0,9% để đảm bảo an toàn. Nếu tự pha tại nhà bạn có thể hòa tan theo tỉ lệ sau.
- Chuẩn bị 300ml nước ấm và 2,5g muối
- Hòa tan muối vào trong nước đến khi thu được hỗn hợp nước muối loãng.
- Đầu tiên bạn ngậm một chút nước muối chờ khoảng 5s rồi nhổ ra. Việc này giúp loại bớt vi khuẩn và các mảng bám thức ăn còn sót lại trong kẽ răng.
- Sau đó ngậm thêm một ngụm nước muối trong khoảng 1 phút, sau đó nhổ ra.
- Thực hiện mẹo này 2 – 3 lần/ngày sau khi chải răng để khoang miệng luôn sạch sẽ. Giúp vùng lợi bị tổn thương cũng mau lành.
Lưu ý:
- Không ngậm trực tiếp muối hạt hay súc miệng bằng nước muối có nồng độ cao. Bởi muối quá mặn có thể làm tổn thương, kích ứng vùng niêm mạc họng, lâu dài có thể khiến cơ thể bị thừa muối.
- Thực hiện theo liều lượng và thời gian hướng dẫn. Nếu súc miệng quá nhiều lần trong ngày sẽ gây hại cho men răng.
- Sau khi ngậm dung dịch muối loãng phải súc miệng lại với nước sạch để rửa hết lượng muối còn sót trong miệng. Ngoài ra không nên nuốt nước muối, dễ gây ra các bệnh dạ dày.
- Ngoài ra, để hiệu quả điều trị bệnh viêm lợi cao nhất cần kết hợp với việc vệ chăm sóc răng miệng đúng cách và lấy cao răng tại nha khoa.
Trị viêm lợi tại nhà bằng dầu dừa
Cách chữa viêm lợi bằng dầu dừa khá an toàn vì nguồn dinh dưỡng này chứa axit lauric có khả năng chống viêm và kháng khuẩn. Các nghiên cứu năm 2015 phát hiện ra rằng việc sử dụng dầu dừa để súc miệng giúp làm giảm đáng kể mảng bám và và dấu hiệu viêm lợi.
Súc miệng bằng dầu dừa cũng có thể giúp làm trắng răng, làm hơi thở thơm mát hơn, giảm đau đầu, căng thẳng và làm sạch xoang. Bạn nên chọn dầu dừa phân đoạn để súc miệng vì loại dầu dừa này ít dính, ít bám hơn dầu dừa thông thường.
Cách thực hiện:
- Cho khoảng 5 – 10ml dầu dừa phân đoạn vào miệng.
- Súc dầu trong miệng 20 – 30 phút. Cẩn thận đừng để dầu dừa chạm vào cổ họng.
- Nhổ nước súc miệng ra.
- Súc miệng lại bằng nước.
- Nhổ nước ra.
- Uống 1 ly nước đầy.
- Chải lại răng.
Lưu ý: Trên thực tế dầu dừa là an toàn nhưng bạn nên cẩn thận không nên nuốt dầu dừa vì sau khi súc miệng. Dầu dừa có chứa độc tố và vi khuẩn trong miệng.
Trị viêm lợi tại nhà bằng lá trầu không
Theo các nghiên cứu y khoa, trong tinh dầu của lá trầu không có chứa các thành phần phenolic, peta-phenol có tác dụng chống viêm, ức chế vi khuẩn gây viêm lợi tương tự như một loại thuốc kháng sinh. Vì vậy lá trầu được sử dụng rất nhiều trong điều trị và bảo vệ sức khỏe răng miệng. Bạn có thể áp dụng một trong ba cách chữa viêm lợi bằng lá trầu không sau:
Cách thực hiện 1: Súc miệng với nước lá trầu
- Dùng 5 – 7 lá trầu đem rửa sạch, vò nát
- Bỏ vào nồi đun sôi với 40ml nước trong khoảng 10 phút, đến khi lá trầu ra hết tinh chất thì tắt bếp để nguội.
- Lọc lấy nước rồi dùng nước trầu không ngậm và súc miệng 2 – 3 lần/ngày. Kiên trì thực hiện ít nhất 1 tháng để thấy tình trạng viêm lợi, sưng tấy đỏ được giảm đáng kể.
Cách thực hiện 2: Kết hợp lá trầu với muối và rượu trắng
- Lấy khoảng 7 – 10 lá trầu rửa sạch, cho vào cối giã cũng với một ½ thìa cà phê muối ăn. Khi lá trầu và muối đã nát thì đổ thêm 1 ly rượu trắng vào ngâm khoảng 15 phút.
- Gạn bỏ bã, lấy nước súc miệng 2 – 3 lần/ngày cho đến khi bệnh viêm lợi được kiểm soát hoàn toàn.
Cách thực hiện 3: Dùng lá trầu chà xát lên răng
- Đem 1 – 2 lá trầu đi rửa sạch, chà xát trực tiếp lên răng có lợi bị viêm. Thực hiện 5 phút để các hoạt chất trong lá trầu không ngấm sâu phát huy tác dụng.
- Sau đó dùng bàn chải và kem đánh răng hàng ngày chải sạch lại răng miệng.
- Lặp lại mẹo này 3 – 4 tuần bạn sẽ thấy không chỉ tình trạng viêm lợi thuyên giảm mà răng còn sáng trắng, chắc khỏe hơn. Cách này cũng có thể được áp dụng trong việc chữa trị bệnh sâu răng tại nhà.
Lưu ý: Lá trầu không chữa viêm lợi bạn nên chọn lá bánh tẻ, không quá già cũng không quá non. Thời điểm hái thích hợp nhất là vào khoảng 5h sáng.
Trị viêm lợi tại nhà bằng tinh dầu sả
Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy tinh dầu sả đánh bay mảng bám và chữa viêm lợi hiệu quả hơn cả nước súc miệng chứa chlorhexidine.
Cách thực hiện:
- Pha loãng 2–3 giọt tinh dầu sả trong khoảng 225ml nước.
- Súc miệng bằng dung dịch trên trong vòng khoảng 30 giây.
- Sau đó nhổ dung dịch nước súc miệng ra.
Bạn có thể súc miệng theo cách trên 2–3 lần mỗi ngày.
Lưu ý: Nhìn chung thì dầu sả là an toàn nhưng cũng rất mạnh. Vì vậy bạn nên pha loãng tinh dầu sả để đảm bảo an toàn và không gây thêm kích ứng cho lợi.
Trị viêm lợi tại nhà bằng lá lốt
Theo đông y, lá lốt là loại thảo mộc có tính ẩm, vị cay và mùi thơm giúp giảm sưng viêm, tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng và giảm đau nhanh chóng. Từ đó có tác dụng điều trị hiệu quả các bệnh lý về răng miệng như: sâu răng, viêm lợi, đau nhức răng,… bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Bên cạnh đó, loại dược liệu này còn giúp hoạt huyết, tăng cường máu lưu thông đến vùng nướu bị viêm nhiễm nhằm cung cấp dưỡng chất cần thiết cho quá trình tái tạo tổn thương. Vì vậy, các dấu hiệu bệnh viêm nướu cũng nhanh được kiểm soát bệnh.
Các chữa viêm lợi tại nhà bằng lá lốt thực hiện đơn giản như sau:
Cách thực hiện 1: Súc miệng bằng nước lá lốt
- Lấy khoảng 10 lá lốt rửa sạch. Sau đó đem đi cắt hoặc thái nhỏ lá lốt rồi cho vào nghiền nát.
- Thêm 1 thìa cafe muối biển cùng 100ml nước ấm vào xay hỗn hợp đến khi tạo thành một dung dịch nước đặc nhuyễn thì lọc bỏ bã.
- Dùng nước lá lốt thu được để súc miệng vào buổi sáng, tối sau khi chải răng. Áp dụng mẹo dân gian chữa viêm lợi này sau 1 tuần bạn sẽ thấy cơn đau do viêm lợi gây ra sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Cách thực hiện 2: Dùng rễ lá lốt
- Dùng phần rễ của lá lốt rửa sạch, ngâm trong nước muối khoảng 5 phút để loại bỏ mọi vi khuẩn và bụi bẩn.
- Để ráo nước rễ vừa ngâm, sau đó thêm vào cối mấy hái muối vào cối và giã đến khi thu được hỗn hợp lá lốt nhuyễn.
- Lọc hoặc dùng rây chắt lấy nước cốt lá lốt vừa giã.
- Dùng tăm bông sạch chấm nước cốt lên vùng lợi bị viêm, chờ khoảng 2 – 3 phút súc miệng lại với nước muối loãng.
- Mỗi ngày thực hiện chấm 2 – 3 lần để thấy được hiệu quả.
Trị viêm lợi tại nhà bằng lô hội
Nghiên cứu năm 2016 cho thấy lô hội có hiệu quả tương đương với nước có chất chlorhexidine trong việc giảm mảng bám và viêm lợi.
Cách chữa viêm lợi tại nhà bằng lô hội tiện lợi hơn so với các nguyên liệu khác vì bạn không cần pha loãng nước lô hội như các loại nước súc miệng khác mà chỉ cần dùng nước lô hội nguyên chất 100%.
Cách thực hiện:
- Ngậm nước lô hội trong miệng trong vòng 30 giây.
- Nhổ dung dịch súc miệng ra.
Lặp lại 2–3 lần mỗi ngày.
Lưu ý: Bạn nên mua lô hội ở nơi bán có uy tín và làm theo những hướng dẫn ghi trên nhãn khi sử dụng. Những người bị dị ứng với lô hội không nên dùng loại nước súc miệng này.
Trị viêm lợi tại nhà bằng tinh dầu tràm trà
Theo nghiên cứu, trong tinh dầu của tràm trà có chất chống oxy hóa, chống các loại vi khuẩn gây mảng bám hiệu quả. Các chuyên gia đánh giá tinh dầu tràm trà có công dụng điều trị các bệnh lý răng miệng tốt hơn cả chlorhexidine, chất được sử dụng trong nước súc miệng hàng ngày.
Bên cạnh đó, mùi hương của tinh dầu tràm rất dễ chịu và an toàn với người sử dụng. Sử dụng tinh dầu tràm trà để súc miệng không chỉ thể cải thiện đáng kể tình trạng sưng viêm, chảy máu chân răng mà còn giúp làm sạch vết ố vàng, giúp răng trở nên trắng sáng hơn. Chính với những công dụng tuyệt vời trên mà nguyên liệu này được xem là giải pháp điều trị viêm lợi hiệu quả được nhiều người dùng sử dụng hiện nay.
Cách thực hiện 1: Súc miệng với nước tràm trà
- Hòa tan 3 giọt tinh dầu tràm trà nguyên chất vào 200ml nước ấm, lưu ý cần khuấy đều để tinh dầu tràm hòa quyện trong nước.
- Súc miệng với dung dịch tràm trà trong khoảng 30s, dùng lưỡi đảo đều hỗn hợp để lấy đi mảng bám trên răng. Sau đó nhổ ra súc miệng sạch lại với nước để hạn chế tinh dầu còn trong khoang miệng.
- Thực hiện 4 – 5 lần trên/tuần để thấy được hiệu quả tuyệt vời mà tinh dầu tràm trà đem lại cho các vấn đề răng miệng của bạn
- Lưu ý: Nếu mới đầu bị ghê cổ bạn có thể pha với lượng lớn lớn hơn để được hỗn hợp loãng, sau đó sẽ giảm dần nước khi đã quen. Trong một số trường hợp bị kích ứng, phát ban sau khi súc miệng hãy ngưng sử dụng và đến các cơ sở y tế để bác sĩ có phương án xử lý kịp thời.
Cách thực hiện 2: Dùng tinh dầu tràm trà kết hợp với muối
Ngoài việc sử dụng trực tiếp tinh dầu tràm, bạn có kể kết hợp nguyên liệu này với muối biển để điều trị bệnh viêm lợi trùm, viêm lợi đang trong giai đoạn nhiễm khuẩn. Cách thực hiện nhu sau:
- Chuẩn bị 250ml nước ấm, cho 2 – 3 giọt tinh dầu tràm cùng ½ thìa cà phê muối ăn vào rồi dùng thìa khuấy đều đến khi hỗn hợp tan dần.
- Sử dụng dung dịch này để súc miệng hàng ngày sau khi trải răng. Thành phần có trong tinh chất muối biển và tràm trà có tác dụng làm sạch các vụn thức ăn, mảng bám còn vướng trên răng nhanh chóng. Bên cạnh đó, hỗn hợp này còn giúp năng cân bằng độ PH và men răng chắc khỏe hơn.
- Kiên trì thực hiện 3 – 4 lần/tuần để giúp dầu tràm phát huy hết công dụng trong quá trình sử dụng.
Cách súc miệng bằng tinh dầu tràm chữa viêm nướu được xem là cách làm an toàn và đem lại kết quả nhanh chóng cho người dùng trong suốt quá trình áp dụng.
Trị viêm lợi tại nhà bằng gel nghệ
Kết quả nghiên cứu năm 2015 cho thấy cách chữa viêm lợi tại nhà bằng gel nghệ có thể ngăn chặn sự hình thành mảng bám ở răng và viêm lợi một cách hiệu quả nhờ vào tính kháng viêm. Nghệ cũng có tính kháng khuẩn, kháng nấm nên có thể giúp chữa lành chảy máu và đỏ lợi.
Cách thực hiện:
- Đánh răng sạch sẽ.
- Súc miệng thật kỹ.
- Bôi gel nghệ vào lợi.
- Đợi khoảng 10 phút.
- Súc miệng với nước để loại bỏ gel còn sót.
- Nhổ nước vừa súc miệng ra.
Bạn có thể lặp lại cách này 2 lần mỗi ngày.
Trị viêm lợi tại nhà bằng cây Đinh Hương
Đinh hương không chỉ là nguyên liệu được dùng trong chế biến các món ăn ngon mà tinh dầu trong lá đinh hương còn có tác dụng chữa các bệnh lý răng miệng, trong đó có viêm lợi. Bởi do tinh dầu đinh hương có chứa nhiều chất chống oxy hóa và khả năng sát trùng, kháng khuẩn rất cao, giúp giảm viêm nhiễm viêm lợi hiệu quả.
Thành phần chính của tinh dầu cây đinh hương là eugenol – một chất gây tê và giúp ức chế hoạt động của các tác nhân gây bệnh, bảo vệ các mô nướu khỏe mạnh không bị tổn thương. Bạn có thể áp dụng mẹo dân gian này bằng một trong những cách sau đây:
Cách thực hiện 1: Nụ hoa đinh hương
- Lấy nụ hoa đinh hương được phơi khô để nhai gần vùng lợi bị viêm nhiễm. Sao cho tinh dầu đinh hương thấm vào sâu trong mô nướu.
- Nhai khoảng 5 phút thì nhổ đi và không cần súc miệng lại với nước.
- Thực hiện cách này sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng đau nhức do bệnh viêm lợi gây ra. Tuy nhiên nếu tình trạng viêm nhiễm, đau nhức kéo dài và tái phát nhiều lần mẹo chữa này sẽ không có hiệu quả cao.
Cách thực hiện 2: Dùng bột đinh hương
- Sử dụng khoảng 50g bột tinh hương bột trực tiếp vào vùng nướu bị tổn thương, viêm loét.
- Sau khoảng 20 phút súc miệng sạch với nước, thực hiện mẹo này 2 – 3 lần/tuần.
- Áp dụng cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất bằng bột đinh hương sẽ giúp diệt vi khuẩn gây hại trong khoang miệng, từ đó tình trạng viêm nhiễm cũng được kiểm soát.
Cách thực hiện 3: Tinh dầu đinh hương
- Pha loãng khoảng 3 giọt tinh dầu đinh hương với 200ml nước đến khi hỗn hợp hòa tan vào nhau.
- Sử dụng hỗn hợp vừa pha để súc miệng sau khi răng đã được vệ sinh sạch sẽ.
- Chỉ nên thực hiện cách ngày 2 – 3 lần/tuần để điều trị bệnh lý viêm lợi
- Ngoài ra bạn có thể kết hợp dầu oliu với tinh dầu đinh hương theo tỉ lệ 1:2 và dùng bông chấm trực tiếp lên vị trí lợi bị viêm. Giúp làm mềm lợi và hơi thở của bạn cũng thơm tho hơn.
Lưu ý: Tinh dầu đinh hương nguyên chất có nồng độ sát khuẩn rất mạnh, bạn không nên bôi trực tiếp vào răng lợi. Bởi như vậy sẽ gây bỏng rát, khiến tình trạng lợi bị viêm nặng hơn.
Trị viêm lợi tại nhà bằng nước xô thơm
Các nghiên cứu năm 2015 cho thấy nước súc miệng xô thơm có thể giúp giảm đáng kể lượng vi khuẩn gây mảng bám răng. Xô thơm còn có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm có thể giúp chữa lành sưng lợi và điều trị nhiễm trùng. Hơn nữa, bạn có thể ngậm nước súc miệng xô thơm trong 60 giây mà không bị kích ứng.
Cách thực hiện:
- Đun sôi khoảng 225 – 450ml nước.
- Thêm khoảng 28g xô thơm tươi hoặc 14g xô thơm khô vào nước.
- Đun nhỏ lửa 5 – 10 phút.
- Để dung dịch nguội dần.
Bạn có thể dùng dung dịch đun từ xô thơm để súc miệng từ 2 – 3 lần mỗi ngày.
Trị viêm lợi tại nhà bằng cây nha đam
Nha đam là dược phẩm chứa tới hơn 75 thành phần các chất có lợi cho cơ thể con người. Trong đó hoạt chất chlorhexidine, Salicylic Acid, Saponin,… Có tác dụng ngăn ngừa mảng bám khoang miệng và giảm sưng viêm lợi rất tốt.
Ngoài ra, lá nha đam còn cung cấp nhiều khoáng chất, vitamin E, C hỗ trợ làm dịu cơn đau ở khu vực bị tổn thương. Đồng thời kích thích tái tạo tế bào mới sửa chữa các mô bị tổn thương ở lợi hiệu quả. Với những đặc tính như trên, tại sao không thử áp dụng bài chữa viêm lợi bằng nha đam tại nhà.
Cách thực hiện 1: Bôi trực tiếp gel nha đam
- Lá nha đam tươi rửa sạch, bỏ vỏ, và lấy gel bên trong mang đi xay nhuyễn
- Xoa nhẹ nhàng gel nha đam nguyên chất lên vị trí lợi bị viêm. Thực hiện phương pháp này không chỉ trị bệnh viêm lợi mà hơi thở cũng được cải thiện thơm mát hơn.
- Mỗi ngày bôi 2 – 3 lần để gel nha đam dần thẩm thấu vào mô nướu, phát huy tối đa tác dụng.
Cách thực hiện 2: Súc miệng bằng nước nha đam
- Tiến hành sơ chế lá nha đam như cách 1. Tuy nhiên sau đó sẽ dùng ruột nha đam đem đi nấu cùng với nước để lấy nước nha đam súc miệng.
- Sử dụng nước nha đam súc miệng hàng ngày, thay thế cho các loại nước súc miệng thông thường.
- Kiên trì sử dụng sau khoảng 3 – 4 ngày bạn sẽ thấy kết quả bệnh viêm lợi được thuyên giảm bất ngờ.
- Ngoài ra bạn có thể dùng cách ép lấy nước nha đam để uống mỗi ngày đến khi chứng viêm lợi được cải thiện.
Trị viêm lợi tại nhà bằng dầu Arimedadi
Dầu Arimedadi có khả năng ức chế sự phát triển của mảng bám và cải thiện các triệu chứng viêm lợi. Không những thế, loại dầu này cũng có khả năng giúp răng lợi chắc khỏe, giảm sưng và đau, chữa lành vết loét ở miệng.
Cách thực hiện:
- Ngậm 5–10ml dầu Arimedadi vào miệng.
- Súc miệng trong 20 – 30 phút. Lưu ý cẩn thận đừng để dầu chạm vào cổ họng.
- Nhổ dầu đã ngậm ra.
- Súc miệng bằng nước.
- Nhổ nước súc miệng ra.
- Uống một ly nước đầy
- Chải lại răng.
Lưu ý: Nếu bị viêm xoang, bạn không nên sử dụng dầu Arimedadi.
Trị viêm lợi tại nhà bằng lá bàng
Dù chúng ta có thể dễ dàng thấy cây bàng ở bất kỳ đâu, nhưng rất ít người biết lá bàng có tính kháng khuẩn tự nhiên nên thường được dùng để trị các chứng nhiệt miệng, viêm họng, sâu răng… Phương pháp dân gian này không chỉ được mọi người đánh giá cao mà các nhà khoa học chứng minh.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá bàng non, để ráo nước rồi thái nhỏ
- Cho lá bàng cùng với 1 thìa cafe muối biển, 100ml nước lọc vào xay nhuyễn.
- Dùng lưới lọc để bỏ cặn và lấy nước lá bàng dùng để ngậm.
- Mỗi ngày ngậm dung dịch trên khoảng 5 – 7 phút thì nhổ ra. Không cần súc miệng lại với nước để bài thuốc phát huy tối đa tác dụng chữa đau nhức lợi.
- Bạn có thể bảo quản dung dịch trong tủ lạnh để dùng dần.
Các cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất đem lại hiệu quả khá rõ rệt cho những người mới bị viêm lợi. Tuy nhiên bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và tối ưu công dụng của những phương pháp này. Bên cạnh đó cần có cách chăm sóc răng miệng đúng cách để tình trạng viêm lợi nhanh chóng được cải thiện. Hội Buôn Chuyện chúc các bạn mau khỏi viêm lợi với những cách trên!
Để lại một bình luận