Tóm tắt nội dung bài viết
- Những thực phẩm khắc chế nhiệt miệng
- Những điều cần làm khi bị nhiệt miệng
- Những món ăn giúp chữa nhiệt miệng hiệu quả
- Canh rau ngót nấu mọc làm giảm nhiệt miệng
- Khế chua làm giảm nhiệt miệng
- Nước chanh hương sả hạt chia làm giảm nhiệt miệng
- Cà chua làm giảm nhiệt miệng
- Canh khổ qua nhồi thịt làm giảm nhiệt miệng
- Nước sâm rong biển làm giảm nhiệt miệng
- Vỏ dưa hấu làm giảm nhiệt miệng
- Cháo cá lóc làm giảm nhiệt miệng
- Củ cải trắng làm giảm nhiệt miệng
- Súp gà làm giảm nhiệt miệng
- Một số lưu ý
Những thực phẩm khắc chế nhiệt miệng
Khí trời nóng bức khiến cơ thể bạn tỏa nhiệt và điều đó đã dẫn đến các bệnh như nổi hạch ở miệng, hôi miệng, lở miệng… làm bạn cảm thấy khó chịu, không ăn uống được.
Bệnh nhiệt miệng dễ mắc phải do mọi người thường hay ăn đồ nóng nhiều dầu mỡ, đồ uống có ga, cafein,… làm cho cơ thể bị nóng trong. Thêm nữa áp lực công việc, cuộc sống, chế độ chăm sóc răng miệng không tốt không đảm bảo cũng khiến nhiệt miệng hình thành. Vì vậy, đây là lúc chúng ta cần bổ sung những món ăn ngon giúp chữa nhiệt miệng vào bữa cơm gia đình để giúp cơ thể mát mẻ và tránh được nhiều bệnh. Hội Buôn Chuyện sẽ giới thiệu với các bạn những thực phẩm dưới đây giúp giảm nhiệt miệng hiệu quả.
Những điều cần làm khi bị nhiệt miệng
- Vệ sinh miệng sạch sẽ và chăm sóc thường xuyên răng miệng để tránh vi khuẩn lây lan sang những vùng da xung quanh gây lở loét, sưng to.
- Nên súc miệng thường xuyên bằng nước muối nhạt để xát khuẩn vùng bị viêm và khoang miệng.
- Uống nhiều nước lọc, nước mát để cơ thể luôn mát mẻ và giúp thải bớt chất độc trong cơ thể ra ngoài.
- Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả có nguồn vitamin C dồi dào để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp nhiệt miệng nhanh lành.
- Nên ăn thịt gia cầm và cá nước ngọt vì chúng có tác dụng thanh mát cho cơ thể nhiều hơn những loại thịt khác.
Những món ăn giúp chữa nhiệt miệng hiệu quả
Canh rau ngót nấu mọc làm giảm nhiệt miệng
Rau ngót – một loại rau xanh có tính mát, vị ngọt nên nó là một vị thuốc có tác dụng giúp thanh nhiệt cơ thể, làm mát, giải độc. Vì chứa nhiều chất dinh dưỡng nên khi nấu canh rau ngót với mọc sẽ cung cấp cho bạn một lượng vitamin C, chất xơ, khoáng chất như canxi, photpho và chúng sẽ giúp bạn chữa nhiệt miệng rất hiệu quả đấy.
Cách nấu rau ngót với mọc rất đơn giản, bạn chỉ cần mua rau ngót ngoài chợ về, lặt lấy láa và rửa thât sạch để riêng. Còn mộc, bạn mua giò sống, nấm mèo, hành tím, sau đó trộn tất cả nguyên liệu lại với nhau cùng một chút gia vị rồi vo thành từng viên mọc vừa ăn.
Bắt nồi nước lên bếp, cho mọc vào nấu trước đến khi sôi thì thả rau ngót vào (có thể vò rau ngót trước khi cho vào), nêm nếm gia vị. Bạn chú ý không nên nấu mặn mà chỉ nêm vừa miệng, hơi nhạt một chút cũng được để không làm vết lở miệng đau hơn.
Khế chua làm giảm nhiệt miệng
Khế chua giàu vitamin C, tác dụng tăng sinh dịch nhiều hơn giúp thanh nhiệt giải độc cho cơ thế rất tốt.
Cách thực hiện: Chọn 2-3 quả khế tươi (không nên chọn khế ngọt) Sau đó cắt thành múi rồi đun sôi với nước lọc, nước sôi thì để lửa nhỏ trong khoảng 2 phút thì tắt bếp. Lọc lấy nước khế để ngậm và nuốt dần. Liên tục làm theo cách này 2 lần một ngày, sau vài ngày nhiệt miệng sẽ khỏi hẳn.
Nước chanh hương sả hạt chia làm giảm nhiệt miệng
Chanh luôn là loại trái thường được dùng để giải nhiệt cơ thể mỗi khi cảm sốt hoặc trời nóng. Vậy nên đây cũng là thức uống trị nhiệt miệng mang lại hiệu quả cao vì trong chanh có chứa nhiều vitamin C kèm theo vô vàng khoáng chất có lợi cho việc đẩy lùi vi khuẩn gây nên các vết lở hay mụn nước trong miệng. Đồng thời nó còn giúp kháng khuẩn tốt.
Ngoài ra, sự kết hợp nước chanh với sả và hạt chia cũng làm tăng công dụng hơn nữa vì sả cũng có tác dụng diệt khuẩn, còn hạt chia cung cấp chất tốt cho việc làm lành vết thương và thanh nhiệt.
Để làm nước chanh sả hạt chia, bạn chỉ cần cắt khúc sả, cho vào nồi nấu với chút đường phèn. Sau đó nặn thêm vài trái chanh và cuối cùng thêm hạt chia vào, khuấy đều là có thể uống được rồi đó. Hương sả thơm lừng cùng chanh chua chua ngọt ngọt, hạt chia nhai vui miệng chắc chắn vừa chữa được bệnh mà còn vui miệng nữa.
Cà chua làm giảm nhiệt miệng
Cà chua có chứa nhiều vitamin C và giàu nguyên tố vi lượng có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm tốt trong việc chữa lành vết thương.
Cách thực hiện: Ngậm và uống nước ép các chua mỗi ngày 3-4 lần các vết nhiệt miệng sẽ biến mất nhanh chóng.
Canh khổ qua nhồi thịt làm giảm nhiệt miệng
Khổ qua luôn được xếp vào hàng rau củ cực mát dành cho cơ thể. Với tinh chất đắng và tính mát của mình, khổ qua giúp thanh nhiệt nhanh, thải độc nhanh, nguồn vitamin A dồi dào rất tốt cho bạn. Khi cơ thể nổi nhiệt miệng chỉ cần chế biến khổ qua thành những món ăn và dùng thường xuyên là được.
Phổ biến nhất với khổ qua chính là món canh khổ qua nhồi thịt. Cách nấu cũng khá đơn giản, khổ qua mua về móc bỏ phần hột bên trong, rửa sạch, để ráo nước. Thịt bằm trộn cùng nấm mèo xắt sợi, bún tàu cắt khúc vừa ăn, nêm nếm gia vị. Sau đó, nhồi thịt vào trái khổ qua rồi cho vào nồi nước hầm đến khi chín mềm là được. Chỉ nên nên canh lạt lạt vừa ăn thôi nha.
Nước canh khổ qua nhồi thịt thanh mát, húp một muỗng là cả cơ thể liền khoan khoái, mát mẻ, cơn đau do nhiệt miệng cũng giảm rõ rệt.
Nước sâm rong biển làm giảm nhiệt miệng
Mỗi khi trời nóng, chúng ta đều nghe mọi người kháo nhau rằng uống nước sâm để giải nhiệt, để tránh cái nóng đổ lửa và để mang lại cảm giác mát lạnh từ bên trong. Và nước sâm rong biển chính là thức uống giúp đánh tan cơn đau từ nhiệt miệng rất tốt đấy.
Thành phần chính của nước sâm gồm rong biển tươi, hoa cúc, lá thuốc giòi, la hán quả, cây mã đề, râu bắp. Tất cả những nguyên liệu này được nấu chung với nhau và đều là những vị thuốc nam có tính mát, giúp thanh nhiệt, trị viêm sưng, lở miệng. Ngoài ra, nước sâm còn thêm lá rau ngò vừa tăng mùi vị vừa bổ sung thêm công dụng giải nhiệt. Chỉ cần bạn có dấu hiệu của nhiệt miệng thì hãy nấu ngay cho mình một ly nước sâm rong biển để uống nha.
Vỏ dưa hấu làm giảm nhiệt miệng
Dưa hấu tuy nhiều nước nhưng lại khá nóng cho cơ thể nhưng vỏ dưa hấu lại có tính hàn thường được dùng để chữa trị các bệnh nóng trong người, giúp giải độc và thanh nhiệt cơ thể.
Cách thực hiện: Dùng 50 gram dưa hấu sao vàng rồi tán thành bột. Mỗi lần dùng thì trộn thêm một chút mật ong vào chỗ lở, vết nhiệt miệng nhiều lần một ngày. Sau vài ngày bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
Cháo cá lóc làm giảm nhiệt miệng
Cá lóc vốn là cá sông nên nó thường rất mát, lành tính, ăn vào một miếng là cả cơ thể bạn trở nên tươi mát ngay. Vậy nên dùng cháo cá lóc để vừa làm thuốc trị nhiệt miệng tự nhiên vừa bổ sung chất dinh dưỡng khi bị đau và không ăn được gì nhiều vì cháo cá lóc rất mềm, dễ ăn mà không cần nhai nhiều.
Nếu nhà các mẹ có người đang bị nổi nhiệt miệng do trời nóng thì nấu ngay nồi cháo cá lóc ngọt thanh, mát lành này nha. Đảm bảo sau khi ăn xong là mụn nước hay lở miệng nào cũng bị đánh bay hết.
Củ cải trắng làm giảm nhiệt miệng
Củ cải trắng chứa thành phần kháng viêm, sát khuẩn giúp nhanh lành thương thường được dùng chữa nhiệt miệng.
Cách thực hiện: Củ cải trắng đem rửa sạch rồi cắt nhỏ ép lấy nước cốt, hòa thêm một chút nước lọc thành hỗn hợp súc miện. Ngày 2-3 lần liên tục áp dụng vài ngày ngắn ngủi vết nhiệt miệng sẽ lành hẳn mà không gây ra tác dụng phụ nào.
Súp gà làm giảm nhiệt miệng
Những khi bị nhiệt miệng dẫn đến các cơn đau mà không thể ăn uống gì nhiều, ngoài ăn các loại cá sông thì chúng ta còn có thể bổ sung các món súp từ thịt gia cầm để giảm bớt triệu chứng vì thịt của chúng có tính mát hơn và dễ ăn hơn.
Các mẹ có thể tham khảo và chế biến món súp gà luộc này cũng dễ lắm nha. Gà chỉ cần luộc chín, xé sợi. Nấm mèo, nấm đông cô cắt sợi nhỏ rồi xào chín. Sau đó, cho gà, nước lọc vào nấu, thêm 1 quả trứng vào khuấy đều, một chút nước bột năng để súp có độ sệt vừa phải. Cuối cùng múc ra và thưởng thức. Món súp gà rất dễ ăn mà lại có tác dụng làm mát cơ thể.
Một số lưu ý
Trước khi tìm hiểu bị nhiệt miệng nên ăn gì để đỡ đau và nhanh khỏi, bạn cần biết cách ăn uống hợp lý cho tình trạng của mình. Một số lưu ý giúp bạn dễ chịu hơn khi ăn uống là:
- Bạn nên ưu tiên những thực phẩm ít cay và ít gia vị để ăn dễ hơn.
- Những món quá khô, giòn hay cứng cũng sẽ khiến vết loét thêm đau nên bạn hãy chọn món ăn mềm như súp, cháo, sữa chua…
- Bạn cần tránh các loại thực phẩm và đồ uống nhiều axit hoặc cồn vì những chất này có thể khiến vết loét miệng càng nặng thêm.
- Tránh ăn uống đồ quá lạnh hoặc quá nóng để tránh việc kéo dài tình trạng nhiệt miệng.
- Tránh các món chiên dầu mỡ dễ gây nóng trong người.
Trên đây là những thực phẩm giảm bệnh nhiệt miệng hiệu quả. Mong rằng qua bài viết này của Hội Buôn Chuyện các bạn sẽ tìm ra được phương pháp hiệu quả!
Để lại một bình luận