Tóm tắt nội dung bài viết
Vị trí địa lý
Bình Định là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, nằm trong vùng kinh tế tài chính trọng điểm miền Trung. Phía Bắc giáp tỉnh Tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và phía Đông giáp biển Đông. Cách Thành Phố Hà Nội 1.065 km về phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 649 km về phía Bắc .
Diện tích và dân số
Bình Định có diện tích tự nhiên 6.025,1 km2, dân số 1.545.300 người, mật độ dân số 256 người/km2 (số liệu năm 2004). Bình Định có 11 đơn vị hành chính: thành phố Quy Nhơn là tỉnh lỵ, đô thị loại 2 và 10 huyện gồm An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh (miền núi), Tây Sơn, Hoài Ân (trung du), Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước (đồng bằng). Toàn tỉnh có 157 xã, phường, thị trấn.
Bạn đang đọc: Tổng quan tỉnh Bình Định – KCN Nhơn Hòa
Tài nguyên thiên nhiên
Bình Định có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm gió mùa thích hợp cho tăng trưởng cây xanh nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm 26 – 280C. Lượng mưa trung bình 1700 – 1800 mm. Có những sông lớn như sông Kôn, Lại Giang, La Tinh, Hà Thanh cùng mạng lưới hệ thống sông suối thuận tiện cho tăng trưởng thủy lợi, thủy điện và phân phối nước hoạt động và sinh hoạt. Có 11 nhóm đất với 30 loại đất khác nhau, trong đó đất phù sa chiếm 71.000 ha. Hiện có gần 117.000 ha đất nông nghiệp, 202.700 ha đất lâm nghiệp có rừng, trong đó có 154.400 ha rừng tự nhiên, gần 200.000 ha đất chưa sử dụng hoàn toàn có thể khai thác tăng trưởng nông lâm nghiệp. Bình Định có bờ biển dài 134 km, có 3 cửa lạch lớn Quy Nhơn, Đề Gi, Tam Quan, có đầm Thị Nại và những đầm khác, nhiều loại thuỷ món ăn hải sản quý thuận tiện cho tăng trưởng đánh bắt cá, nuôi trồng thủy hải sản. Bình Định không giàu về tài nguyên tài nguyên nhưng có 1 số ít tài nguyên có giá trị như đá kiến thiết xây dựng, quặng titan, nước suối khoáng, cao lin, cát trắng .
Kinh tế – Xã hội
Nguồn nhân lực
Bình Định có nhiều dân tộc chung sống, đoàn kết trong đấu tranh và xây dựngđất nước. Dân tộc Kinh chiếm 98% so tổng dân số, 3 dân tộc thiểu sốchiếm 2% chủ yếu là Ba Na, H’re, Chăm ở 113 làng/22 xã các huyện miềnnúi, trung du. Với tổng dân số 1.561.500 người (năm 2005) phân bố khôngđều, trong đó thành phố Quy Nhơn cao nhất là 1.195,5 người/km2, thấp nhất là huyện Vân Canh 31,1 người/ km2. Cơ cấu dân số trẻ, dưới 30 tuổichiếm 62,8% là nguồn cung cấp lao động dồi dào cho các ngành kinh tế.
Hiện có 904.300 người trong độ tuổi lao động; 795.700 lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân.
Cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông khá đồng bộ. Quốc lộ 1A (qua tỉnh 118 km) và đường sắt quốc gia (qua tỉnh 150 km) chạy xuyên suốt chiều dài Bắc – Nam củatỉnh; cùng với Quốc lộ 1D (dài 33 km), Quốc lộ 19 (qua tỉnh 70 km) nối Cảng Quy Nhơn với bên ngoài thuận lợi. Cảng Quy Nhơn là một trong 10 cảng biển lớn của cả nước có thể đón tàu 3 vạn tấn ra vào cảng an toàn.Sân bay Phù Cát cách thành phố Quy Nhơn 30 km về phía Bắc có thể mở thêm nhiều chuyến bay đón hành khách đi và đến Bình Định. Toàn tỉnh có 465 km đường tỉnh lộ, đáng chú ý có tuyến đường ven biển nối từ Nhơn Hội đến Tam Quan tạo điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, khai thác tiềm năng ven biển, hầu hết các xã đều có đường ô tô đến trung tâm. Đã có 100% số thôn trong tỉnh có điện, 98,2% số hộ được dùng điện. Hệ thống bưu điện, bưu cục phủ kín toàn tỉnh, đến năm 2005 bình quân có 66 máy điện thoại/1.000 dân. Trường Đại học Quy Nhơn nằm trên đường An Dương Vương thực hiện đào tạo đa ngành cung cấp đội ngũ cán bộ có trình độ đại học và trên đại học cho khu vực. Trên địa bàn tỉnh có Trường Đại học Quy Nhơn, Trường Đại học QuangTrung, Trường Cao đẳng Sư phạm, Trường Cao đẳng Nghề, 2 trường trung học chuyên nghiệp, 398 trường học phổ thông. Tại tỉnh có 16 bệnh viện với 2.180 giường bệnh, 15 phòng khám, 1 viện điều dưỡng và 157 trạm xá xã; trong đó có Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện đa khoa thành phố tại Quy Nhơn và 2 bệnh viện đa khoa khu vực tại Phú Phong và Bồng Sơn là những cơ sở khám chữa bệnh cho nhân dân có chất lượng cao. Hạ tầng thương mại, du lịch được xây dựng đang đáp ứng yêu cầu phát triển.
Về phát triển kinh tế – xã hội
Trong những năm qua, kinh tế – xã hội tỉnh Bình Định không ngừng phát triển.Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội được nâng cao, các côngtrình hạ tầng kỹ thuật và phúc lợi xã hội được đầu tư phát triển.
Kinh tế thời kỳ 2001 – 2005 của tỉnh liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước, tổng sản phẩm địa phương (GDP) năm 2005 đạt 5.609,6 tỷ đồng (giá so sánh 1994), gấp 1,54 lần so với năm 2000 và tăng 11,1% so năm 2004.Tốc độ tăng trưởng GDP cả thời kỳ 2001 – 2006 đạt 9%. Trong đó các ngành thuộc khu vực công nghiệp – xây dựng 14%, nông – lâm – ngư nghiệp tăng 5,7% và dịch vụ tăng 10,1%. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 16%/năm. GDP bình quân/người tăng từ 219,7 USD năm 2000 lên 401USD năm 2005. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, năm 2000có cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp – công nghiệp, xây dựng – dịch vụ là42,2% – 22,8% – 35%, đến năm 2005 có tỷ trọng tương ứng là 36,9% -28,2% – 34,9%.
Giáo dục – đào tạo – dạy nghề phát triển mạnh về cơ sở vật chất, mở rộng quymô và nâng cao chất lượng đào tạo. Công tác xã hội hoá giáo dục đượcđẩy mạnh, đa dạng hoá các loại hình trường lớp, các loại đào tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập và phát triển nguồn nhân lực. Đến năm học2005 – 2006 số học sinh hệ mẫu giáo đạt 41.517 em, học sinh phổ thông348.400 em, kết quả phổ cập tiểu học và xoá mù chữ được duy trì, phổ cập trung học cơ sở hoàn thành năm 2004.Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghề cho người lao động được tăng cường, đến năm 2005 đạt 25% số lao động.
Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều tiến bộ. Có 80% số trạmy tế cấp xã có bác sĩ. Đã mở rộng bảo hiểm y tế cho người nghèo, tăngcường hoạt động khám bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi. Công tác ytế dự phòng được đầu tư thường xuyên. Tỷ suất sinh bình quân mỗi năm giảm 0,8 phần nghìn, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 24,5% vào năm 2005.
Hoạt động văn hoá thông tin đáp ứng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ của nhân dân,bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống được chú trọng. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá được tiếp tục phát triển,95% địa bàn dân cư được phủ sóng phát thanh và truyền hình.
Hoạt động khoa học và công nghệ tập trung vào việc nghiên cứu, ứng dụng nhằmsử dụng có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, góp phần tăng năngsuất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và sức cạnh tranhcủa nền kinh tế. Nhiều tiến bộ khoa học công nghệ được ứng dụng đem lạihiệu quả thiết thực như giống mới, kỹ thuật canh tác phòng trừ dịch,hại tổng hợp, thay đổi mùa vụ, cơ cấu cây trồng.
Bước đầu xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ vận động viên thể thao thành tích cao của một số môn có thế mạnh của tỉnh như võ thuật, điền kinh, bơi lội, bóng đá…
Các hoạt động xã hội, chăm sóc người có công với nước được coi trọng. Hằngnăm giải quyết việc làm cho 2,2 vạn người. Thực hiện tốt chính sách xoá đói giảm nghèo, hộ nghèo giảm bình quân 2%/năm và năm 2005 còn 19,66%.
Văn hoá Bình Định với cái nhìn tương lai
Bình Định có một mạch nguồn văn hóa rất xa xưa, nếu nói phía Bắc có nền vănhóa Đông Sơn, phía Nam có nền văn hóa Óc Eo thì Bình Định, trung điểmcủa khu vực miền Trung có nền văn hóa Sa Huỳnh – Truông Xe. Thừa hưởngmột mạch nguồn văn hóa phải nói là hết sức đồ sộ và cổ xưa như vậy,trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước văn hóa Bình Định vừa lan tỏa vừa tiếp nhận những giá trị của nền văn hóa khác để bồi đắp, làmphong phú cho mình.
Người Bình Định rất đổi tự hào và luôn có ý thức bảo tồn, lưu giữ và pháthuy vốn văn hóa truyền thống của ông cha để lại làm giàu cho cuộc sống.Ai đã một lần đến Bình Định chắc không bao giờ quên những ngọn ThápChămpa ngạo nghễ, đẹp đến ngây ngất bởi lối kiến trúc cho đến bây giờcũng còn chứa đựng nhiều bí ẩn. Và trong cái nền của văn hóa – văn minhcổ xưa ấy, đất Bình Định luôn luôn là nơi phát tích những dòng, nhữngtrào lưu văn hóa hết sức độc đáo. Có nhiều ý kiến cho rằng nghệ thuật tuồng đạt đến trình độ cổ điển, là vốn quý của dân tộc đã phát triển rực rỡ trên mảnh đất Bình Định gắn với tên tuổi nhà soạn tuồng xuất sắc Đào Tấn.
Dưới thời khởi nghĩa nông dân Tây Sơn, ba anh em họ Nguyễn là Nguyễn Nhạc,Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ sau khi quét sạch thù trong, giặc ngoài đã xây dựng nền văn hóa Tây Sơn với tư cách như một cuộc cách mạng về văn hóa, trong đó đề cao chữ Nôm mở đường cho văn hóa dân tộc phát triển đi liền với chủ quyền dân tộc. Đầu thế kỷ XX trong dòng thơ văn tiền chiến 1930 – 1945 với phong trào thơ mớiở Bình Định cũng được đánh giá là một trào lưu sáng tác cùng với những thi hào xuất sắc như: Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Cù Huy Cận…Trải qua hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, văn hóa Bình Định cũng góp một phần không nhỏ cho sự nghiệp giải phóng quê hương đấtnước. Chúng ta không bao giờ quên Ca kịch bài chòi và tuồng Liên khu Vđã từng vang lên khắp vùng căn cứ kháng chiến và cả trong vùng địch hậuqua làn sóng phát thanh của Đài Phát thanh Giải phóng và Đài Tiếng nóiViệt Nam, cổ vũ và nuôi dưỡng những tâm hồn kháng chiến, đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc v.v.
Những nét chấm phá của văn hóa Bình Định đã qua là như vậy nhưng những gì của văn hóa Bình Định cho hôm nay và ngày mai là hết sức quan trọng, cần phải được định ra cho văn hóa một hướng đi phù hợp với quy luật phát triển xã hội, phù hợp với đặc điểm nền kinh tế đất nước trong thời kỳcông nghiệp hóa – hiện đại hóa. Bởi vì nói đến văn hóa tuy là động lựcphát triển kinh tế – xã hội nhưng văn hóa lại phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, cho nên đặt vấn đề văn hóa Bình Định với cái nhìn tương laithì văn hóa Bình Định cũng chịu sự ảnh hưởng của nền kinh tế tỉnh nhà;vì vậy nhận định văn hóa Bình Định đi tới đâu là hết sức cần thiết.Thực ra, những vấn đề về văn hóa của Bình Định mang tính chất chungnhất đã được định hướng trong các Nghị quyết về văn hóa – văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà gần đây nhất là Nghị quyết Hội nghị lần 5 của Ban chấp hành TW Đảng(khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc. Cụ thể hóa của Nghị quyết này, mới đây UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Đề án chiến lược phát triển văn hóa thông tin từ nay đến năm 2010 và hàng loạt Đề án khác phục vụ cho Nghị quyết.Có thể nói các Đề án mới được ban hành là một cái gậy để các nhà làmvăn hóa đề ra cho mình một hướng đi cụ thể, thiết thực bảo đảm cho vănhóa vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển xã hội.
Nhìn một cách tổng quan thì văn hóa Bình Định không nằm ngòai định hướng chung của văn hóa Việt Nam hoạt động trong cơ chế thị trường, có sựquản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Khi đặt vấn đề cụ thể củahướng đi nào để văn hóa Bình Định đi tới tương lai chắc chắn phải dựavào đặc điểm của vùng miền và thế mạnh Bình Định có. Văn hóa Bình Định muốn có một cuộc bứt phá ngoạn mục thì phải bám sát vào cội rễ của vănhóa truyền thống vốn rất phong phú và đa dạng, bởi đây là cái nền vữngchắc nhất. Phát triển văn hóa Bình Định, trước hết có lẽ phải đi từ hệthống di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh. Nghĩa là phảibiết phát huy thế mạnh của các di tích này để khai thác, giới thiệunhững giá trị của chúng ra bên ngoài. Theo thống kê chưa đầy đủ, BìnhĐịnh hiện nay có 150 điểm di tích và danh thắng đang được quy hoạch. Trong số này, đến cuối năm 2003 có 29 di tích đã được Bộ VHTT xếp hạng, khoảng 50 di tích được UBND tỉnh công nhận, còn lại đang được khảo sát, xây dựng hồ sơ để xác định mức độ giá trị của từng di tích, ứng với cấpnào thì cấp đó công nhận. Các di tích trên địa bàn tỉnh Bình Định phổbiến nhất là các nhóm: di tích về văn hóa Chămpa xưa, di tích về kháng Pháp và Cách mạng, di tích kháng chiến chống Mỹ và di tích thắng cảnh- danh lam.
Ngoài hệ thống di tích lịch sử, Bình Định có hệ thống thư viện -tủ sách đượcxây dựng tới cơ sở xã, phường, thị trấn; trong đó với một thư viện tỉnhcó trên 100.000 bản sách, 10 thư viện huyện và hằng trăm thư viện, tủsách ở cơ sở. Hệ thống nhà văn hóa – câu lạc bộ huyện nào cũng có; 16đơn vị chiếu bóng, có rạp biểu diễn dành riêng cho sân khấu tuồng v.v.Đây là cơ sở – thiết chế văn hóa để góp phần làm nên văn hóa của ngườ iBình Định trong tương lai.
Dòng văn hóa phi vật thể ở Bình Định vô cùng phong phú như: Hoạt động lễhội, hát bội, nhạc võ Tây Sơn, ca kịch bài chòi, múa hát bá trạo của cưdân miền biển… là những món ăn tinh thần đặc sắc không những đối vớinhân dân Bình Định mà nó còn là đặc sản để giới thiệu ra ngoài tỉnh và khách quốc tế. Các lễ hội mang tính chất truyền thống và dân gian nếuđược duy trì, phát huy cũng sẽ là những bộ mặt văn hóa tương lai của Bình Định như : Lễ hội chiến thắng Đống Đa, Lễ hội cầu ngư, Lễ hội vănhóa – thể thao miền núi, Lễ hội văn hóa – thể thao miền biển… và vô sốcác lễ hội giàu tính nhân văn của ba dân tộc thiểu số miền núi: Bana,Chăm, H’re sống trên đất Bình Định là những tiềm ẩn khơi dậy làm giàuvà lành mạnh hóa cuộc sống. Và dĩ nhiên các loại hình văn hóa kể trên phải được nâng cao, cải biên cho phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ mới.
Văn học dân gian và văn học bác học ở Bình Định cũng là một thế mạnh trong tương lai. Điều đó được chứng minh đội ngũ sáng tác hiện nay ở Bình Định ngày một đông, các lứa tuổi đều có, những năm qua nhiều tác phẩmcủa họ đạt các giải cao trên nhiều lĩnh vực từ: mĩ thuật, hội họa, thơ,nhạc cho đến nghệ thuật biểu diễn sân khấu truyền thống. Văn học dângian vẫn còn đây những nghệ nhân, những lớp kế tiếp nối bước ông cha giữ gìn những câu hát đối đáp những miếng biểu diễn tuồng hay, những bài dân ca và hát bài chòi cổ, cùng với những trò vui dân gian trongcác lễ hội, những phong tục tập quán tốt đẹp của người Bình Định mãimãi điểm tô cho bộ mặt văn hóa Bình Định.
Văn hóa Bình Định tương lai còn biết tiếp thu những tinh hoa văn hóa của các vùng miền trong cả nước và nhân loại; sở dĩ đề cao việc tiếp thucái hay, cái đẹp của văn hóa các vùng khác cũng là yêu cầu không thể thiếu ở bất cứ một dòng văn hóa nào khi muốn tồn tại và phát triển. Vănhóa Bình Định có hội nhập với thế giới bên ngoài hay không thì yếu tốtiếp thu, bồi đắp, làm phong phú cho mình là rất quan trọng. Trong thếgiới của thời kỳ đại công nghiệp, văn hóa Bình Định không những vừa giữcho mình một nét riêng như Huế có ca múa Cung đình, đồng bằng Bắc bộ cóchèo, Nam bộ có cải lương, Tây nguyên đàn T’rưng v.v. mà còn có những nét hòa đồng, riêng biệt nhưng không khác biệt hoặc theo cách nói hòa nhập nhưng không thể hòa tan.
Tuy nhiên, để có một vùng văn hóa phát triển, Bình Định cũng sẽ gặp nhiều khó khăn thử thách. Đó là những mặt trái của cơ chế thị trường, một khi phải hạn chế những tư tưởng đề cao đồng tiền và danh lợi hoặc thương mại hóa văn hóa. Những khó khăn thử thách này, thực tế những năm vừa qua, Bình Định cũng đã gặp phải và đang cố gắng hạn chế không để chúng làm cản trở trong sự phát triển chung của văn hóa Bình Định.
Ngày nay với các chính sách chiêu hiền đãi sĩ của UBND tỉnh, tầng lớp trí thức, đội ngũ làm công tác VHTT ở Bình Định ngày một trưởng thành. Đâyl à nguồn lực hết sức quan trọng để tạo nên vóc dáng văn hóa Bình Định trong tương lai. Đó sẽ là động lực thúc đẩy một cách trực tiếp cùng cảnước tiến tới xây dựng một nền văn hóa Việt Nam, tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, chuẩn bị cho mình hành trang tốt nhất để đi vào thế kỷ XXIvới những gì có thể.
Lịch sử
Bình Định có một vai trò chiến lược hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của vùng trọng điểm kinh tế miền Trung, TâyNguyên và các tỉnh cực Nam Trung Bộ. Hệ thống đường Quốc lộ 1 A và đường sắt xuyên Việt cùng với đường 19 lên Tây Nguyên và cảng biển nước sâu Quy Nhơn-Nhơn Hội đã trở thành huyết mạch cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Bình Định, miền Trung và Tây Nguyên cũng như khu vực tiểu vùng sông Mê Công bởi trục đường hành lang Đông-Tây: QuyNhơn-KonTum-ApToPư-Pắc Xế- (Lào)Ubon Rat cha Thani (Thái Lan) .
Cho đến nay, thông qua các đợt khai quật khảo cổ học người ta đã xác định được rằng cách đây trên 2000 năm trên vùng đất Bình Định ngày nay đã có cư dân văn hoá Sa Huỳnh sinh sống. Từ đầu Công nguyên (năm 192) trêndải đất miền Trung Việt Nam đã hình thành một nhà nước cổ đại, đó lànhà nước Chăm-pa. Nhà nước Chăm-pa được xây dựng trên một nền tảng văn hoá hết sức rực rỡ, nó kế thừa những thành tựu của nền văn hoá Sa Huỳnhtrước đó, đồng thời tiếp thu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ, Trung Hoacùng nhiều yếu tố của các nền văn hoá khác trong khu vực. Nhà nướcChăm-pa với sự khởi nguồn từ năm 192 đã kết thúc vai trò lịch sử riêngcủa mình vào nửa cuối Thế kỷ XVII, chấm dứt sự tồn tại đầy oanh liệtcủa mình trong suốt 16 thế kỷ.
Bình Định là vùng đất trung tâm của miền Trung Việt Nam với gần 5 thế kỷ giữ vai trò trung tâm của nhà nước Chăm-pa, mặc dù có nhiều bước thăng trầm, chiến tranh xảy ra liên miên, nhưng văn hóa Chăm-pa ở đây vẫnphát triển đến khi nhà nước Chămpa mất vai trò lịch sử. Dấu tích vănhoá của thời kỳ nhà nước Chăm-pa tồn tại trên đất Bình Định còn để lạivô cùng phong phú, đa dạng về loại hình, nhiều về số lượng và trở thànhđối tượng quan trọng trong việc tiếp tục nghiên cứu khảo cổ về Bình Định.
Năm 1470, vào thời cực thịnh của nhà Lê, vua Lê Thánh Tông chỉ huy đánhchiếm kinh thành Viaja (thành Đồ Bàn) bắt vua Chiêm là Trà Toàn và hơn 3 vạn người làm tù binh. Ngày 1 tháng 3 năm Hồng Đức thứ 2 (1471), nước Đại việt mở đất đến núi Thạch Bi.
Tháng 7 năm 1471, vua Lê cho lập phủ Hoài Nhơn gồm 3 huyện là: Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn. Từ đó người Việt bắt đầu tiến vào sinh sống trên vùngđất Bình Định ngày nay.
Năm 1490 (chưa đầy 20 năm sau), theo Thiên nam dư hạ tập cho biết: dưới thời Hồng Đức, Phủ Hoài Nhơn có 19 tổng và 100 xã.
Năm 1570, Nguyễn Hoàng, người được vua Lê cử trấn nhậm hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam lúc bấy giờ có cả phủ Hoài Nhơn.
Năm 1578, Nguyễn Hoàng cử lương Văn Chính vào làm tri huyện Tuy Viễn để lotrị an, giữ yên biên giới phía Nam và chuẩn bị đưa quân, dân vào sinhsống, lập làng phía Nam đèo Cù Mông – Phủ Hoài Nhơn trở thành bàn đạpcho cuộc tiến công mở đất vào Phú Yên.
Năm 1602, chúa Nguyễn Hoàng cho đổi phủ Hoài Nhơn thành phủ Quy Nhơn .
Năm 1651, dưới thời Nguyễn Phúc Tần, chúa cho đổi phủ Hoài Nhơn làm phủ QuyNinh. Năm 1702, chúa Nguyễn Phúc Khoát cho lấy lại tên cũ là Quy Nhơnvà vẫn được gọi suốt thời kỳ Tây Sơn. Năm 1744, chúa Nguyễn Phúc Khoátđặt các đạo làm dinh, nhưng cấp phủ vẫn giữ nguyên. Phủ Quy Nhơn vẫnthuộc về dinh Quảng Nam, đặt các chức tuần phủ và khám lý để cai trị.Phủ lỵ được dời ra phía Bắc thành Đồ Bàn, đóng tại thôn Châu Thành (naythuộc xã Nhơn Thành, An Nhơn).
Từ thời các chúa Nguyễn, ở Đàng Trong nói chung, Bình Định nói riêng đã cósự phân hóa giàu nghèo, địa vị khác nhau của các tầng lớp trong xã hội.Đặc biệt vào đầu thế kỷ XVII, vấn đề trên càng trở nên mâu thuẫn sâusắc. Cho đến trước cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn 1771, ở Bình Địnhđã nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân, trong đó tiêu biểu là cuộckhởi nghĩa của Chàng Lía: cướp của nhà giàu, chia cho dân nghèo, trừngphạt quan lại hống hách bức hiếp dân. Nhưng tồn tại chẳng được bao lâu,cuộc khởi nghĩa của Lía bị thất bại.
Năm 1773 cuộc khởi nghĩa nông dân của ba anh em nhà Tây Sơn do Nguyễn Nhạcđứng đầu đã phát triển xuống Tây Sơn Hạ đạo, chiếm lĩnh ấp Kiên Thành (nay là Kiên Mỹ) nơi đã từng sinh ra các thủ lĩnh Tây Sơn, Nguyễn Nhạctự xưng là đệ nhất trại chủ cai quản hai huyện là Phù Ly và Bồng Sơn.Cùng trong năm đó (1773), nghĩa quân Tây Sơn tiếp tục đánh chiếm phủ thành Quy Nhơn.
Tháng 3 năm 1776, Nguyễn Nhạc cho sửa chữa và xây thêm thành Đồ Bàn, rồi đổitên ra thành Hoàng đế, tự xưng Tây Sơn vương, cho đúc ấn vàng, phong cho Nguyễn Lữ làm Thiếu phó, Nguyễn Huệ làm Phụ chính, các tướng lĩnhkhác đều được phong chức cho tương xứng với một chính quyền Trung ươngmới được thành lập.Năm 1793, sau khi vua Quang Trung chết, Nguyễn Ánhđem quân đánh thành Hoàng Đế. Nguyễn Nhạc bị bệnh sai con là Nguyễn Bảochỉ huy kháng cự, quân của Nguyễn Bảo bị thua, bỏ
chạy. Vua Quang Toản sai Thái uý Phạm Công Hưng, hộ giá Nguyễn văn Huấn, Đại tưlệ Lê Trung, Đại tư mã Ngô văn Sở cùng tướng thuỷ quân là Đặng Văn Chântừ Phú Xuân vào cứu viện, đánh quân Nguyễn Ánh. Quân Nguyễn Ánh thuachạy. Quân Quang Toản vào thành, Nguyễn Nhạc mang vàng bạc ra khaoquân. Phạm Công Hưng và các tướng lĩnh ra lệnh tịch thu châu báu vàbinh giáp các kho rồi chiếm thành. Nguyễn Nhạc phẩn uất hộc máu chết.
Từ năm 1793-1799, thành Hoàng Đế đổi thành phủ Quy Nhơn dưới vương triều Cảnh Thịnh, cũng là bước đường suy yếu của Tây Sơn.
Từ năm 1799 -1802 thành Quy Nhơn bị quân Nguyễn Ánh chiếm đóng và đổi làmthành Bình Định và suốt chiều dài lịch sử, đây là trung tâm cai trị củatriều Nguyễn tại Bình Định trong những năm đầu thế kỷ XIX.
Đến năm 1885 Bình Định là một tỉnh lớn ở Trung Kỳ, nhiều vùng đất của Gia Lai, Kon Tum còn thuộc về Bình Định .
Năm 1890 thực dân Pháp sát nhập thêm Phú Yên vào Bình Định thành tỉnh BìnhPhú, tỉnh lỵ là Quy Nhơn. Nhưng đến năm 1899, Phú Yên tách khỏi Bình Phú, Bình Định lại trở thành tỉnh độc lập.
Năm 1907 toàn quyền Đông Dương lại ra Nghị Định bãi bỏ tỉnh Plâycu Đe. Mộtnửa đất đai của tỉnh này cho sát nhập trở lại vào tỉnh Bình Định.
Năm 1913 thực dân pháp lại sát nhập Phú Yên vào tỉnh Bình Định thành tỉnh Bình Phú.
Năm 1921 thực dân pháp tách tỉnh Phú Yên ra, lập lại tỉnh Bình Định và kéo dài cho đến năm 1945.
Cùng với cuộc cách mạng tháng Tám long trời, lỡ đất, ngày 3/9/1945, sau khi khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi UBND cách mạng lâm thời mới củatỉnh lấy tên tỉnh Bình Định là tỉnhTăng Bạt Hổ. Tuy nhiên tỉnh Tăng BạtHổ thay cho tỉnh Bình Định chưa được Trung ương công nhận, trên các văn bản chính thống của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà vẫn không thayđổi tỉnh Bình Định, do đó tỉnh Tăng Bạt Hổ tồn tại không được bao lâu.
Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược (1945-1954)
Bình Định là tỉnh tự do hoàn hoàn, là hậu phương chiến lược trực tiếp củachiến trường khu V, Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia. Chínnăm kháng chiến gian khổ và anh dũng đó, nhân dân Bình Định dưới sựlãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã góp công, góp sức cùng cả nướcđánh thắng thực dân Pháp xâm lược, buộc chúng phải ký Hiệp Định Giơnevơtôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhândân Việt Nam .
Tuy nhiên theo tinh thần Hiệp định này, đất nước ta còn tạm thời chia cắtlàm 2 miền : Miền Bắc được giải phóng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xãhội, miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào, trong đó có tỉnh Bình Định cònphải chịu dưới ách thống trị của bọn tay sai đế Quốc, chờ tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
Trong khi hiệp định Giơnevơ (1954) về Đông Dương ký chưa ráo mực, Đế quốc Mỹhất cẳng Pháp nhảy vào miền Nam dựng lên chính quyền tay sai Ngô ĐìnhDiệm hòng biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ .
Chính quyền Ngô Đình Diệm chia miền Nam Việt Nam thành hai miền: Từ BìnhThuận trở vào gọi là Nam phần; từ Bình Thuận trở ra vĩ tuyến 17 gọi làTrung phần. Trung phần lại chia thành hai khu vực, gọi là Trung nguyênTrung phần và cao nguyên Trung phần. Tỉnh Bình Định thuộc Trung nguyênTrung phần và vẫn giữ là một đơn vị hành chính cấp tỉnh như trước đâycho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30-4-1975) .
Trong suốt 20 năm (1954-1975), thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minhvà Trung ương Đảng về đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất TổQuốc, quân và dân Bình Định đã vượt qua vô vàng hy sinh, gian khổ,chiến đấu anh dũng, kiên cường, bám đất, bám dân góp phần cùng cả nướcđánh thắng hoàn toàn Đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng quê hương yêu dấucủa mình vào ngày 31/3/1975 .
Từ cuối năm 1975 đến năm 1989 tỉnh Bình Định hợp nhất với tỉnh Quảng Ngãi lấy tên là tỉnh Nghĩa Bình. Trong 15 năm hợp nhất nhân dân Bình Định đã cùng với nhân dân Quảng Ngãi ra sức khắc phục hậu quả chiến tranh, tiến hành cải tạo và phát triển kinh tế-xã hội; giữ vững an ninh quốc phòng,không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Từ năm 1989 tỉnh Bình Định được tái lập trở lại từ tỉnh Nghĩa Bình. Từ đó đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, phát huy truyền thống yêu nước và cách mạng, nhân dân Bình Định đã ra sức xây dựng quê hương ngàycàng giàu đẹp, có nhiều đổi mới về nếp nghĩ trong phát triển kinh tế,tạo nên sự biến đổi sâu sắc trong đời sống của mỗi người dân. Một cuộc sống mới tốt đẹp ở tương lai: ấm no, hạnh phúc, dân chủ, công bằng, văn minh đã và đang được nhân dân Bình Định cùng với cả nước phấn đấu xây dựng.
Source: http://wp.ftn61.com
Category: Tin Tức
Để lại một bình luận