Tỉnh Đồng Nai
Đồng Nai là một tỉnh vùng miền Đông Nam Bộ nước Việt Nam. Tỉnh Đồng Nai cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30 km, cách Hà Nội 1.684 km theo đường quốc lộ 1A. Tỉnh được xem là một tỉnh cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ – vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước. Đồng thời, Đồng Nai là một trong ba góc nhọn của tam giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai.
Vị trí điạ lý
Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm ở cực bắc miền Đông Nam Bộ, với diện tích tự nhiên là 5.907,2 km². Đồng Nai có toạ độ địa lý từ 10o30’03 đến 11o34’57’’vĩ độ Bắc và từ 106o45’30 đến 107o35’00 kinh độ Đông. Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh, Phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng và Bình Dương. Đồng Nai có vị trí hết sức quan trọng, là cửa ngõ phía đông thành phố Hồ Chí Minh và là một trung tâm kinh tế lớn của cả phía Nam, nối Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên với toàn bộ vùng Đông Nam Bộ.
Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên với những núi sót rải rác, có xu hướng thấp dần theo hướng bắc nam, với địa hình tương đối bằng phẳng. Địa hình có thể chia làm các dạng là Địa hình đồng bằng, Địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển, Dạng địa đồi lượn sóng, Dạng địa hình núi thấp. Đất phù sa, đất gley và đất cát có địa hình bằng phẳng, nhiều nơi trũng ngập nước quanh năm. Đất đen, nâu, xám hầu hết có độ dốc nhỏ hơn 8o, đất đỏ hầu hết nhỏ hơn 15o. Riêng đất tầng mỏng và đá bọt có độ dốc cao. Tỉnh Đồng Nai có quỹ đất phong phú và phì nhiêu. Có 10 nhóm đất chính, tuy nhiên theo nguồn gốc và chất lượng đất có thể chia thành 3 nhóm chung gồm có Các loại đất hình thành trên đá bazan, Các loại đất hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét, Các loại đất hình thành trên phù sa mới. Trong tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất nông nghiệp chiếm 49,1%, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 30,4%, diện tích đất chuyên dùng chiếm 13%, diện tích đất khu dân cư chiếm 2,1%, diện tích đất chưa sử dụng chiếm 5,4%.
Khí hậu Đồng Nai là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa tương phản nhau là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. Khoảng kết thúc mùa mưa dao động từ đầu tháng 10 đến tháng 12. Nhiệt độ trung bình năm 25 – 270C, nhiệt độ cao nhất khoảng 20,50C, số giờ nắng trong năm 2.500 – 2.700 giờ, độ ẩm trung bình 80 – 82%.
Rừng Đồng Nai có đặc trưng cơ bản của rừng nhiệt đới, có tài nguyên động, thực vật phong phú đa dạng, tiêu biểu là rừng quốc gia Nam Cát Tiên. Tài nguyên khoáng sản khá phong phú về chủng loại như kim loại quý, kim loại màu, đá quý, nguyên liệu gốm sứ, vật liệu xây dựng, phụ gia xi măng, than bùn, nước khoáng và nước nóng…
Xem thêm: Những Loại Nước Súc Miệng Trị Hôi Miệng
Xem thêm: Những Loại Nước Súc Miệng Trị Hôi Miệng
Bạn đang đọc: Tỉnh Đồng Nai
Lịch sử
Lịch sử của Đồng Nai gắn liền với lịch sử của vùng đất Nam Bộ. Nước Đại Việt lúc bấy giờ chỉ từ Ải Nam Quan đến vùng Bắc Đèo Ngang (Quảng Bình ngày nay). Việc mở rộng được bắt đầu khi có những giao tranh giữa Đại Việt và vương quốc Chăm Pa láng giềng lúc bấy giờ.
Để mở rộng cõi bờ về phía Nam, nước Đại Việt lúc bấy giờ đã biết tổ chức một quân đội tốt, hùng hậu và có chiến lược nhu lẫn cương để thực hiện mưu đồ Nam tiến của mình.
Nước Việt Nam lúc bấy giờ xảy ra giao tranh giữa vua Lê – Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn, lịch sử vẫn gọi là thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh, đây là cuộc phân tranh tạo ra tình trạng cát cứ trong lịch sử Việt Nam. Cuộc sống của người dân đói khổ và lâm vào lầm than. Điều này tạo ra một làn sóng di dân ồ ạt đầu tiên từ Bắc vào Nam, trong đó có làn sóng di dân của miền Thuận Quảng vào Đồng Nai tìm đất sinh sống và tái lập nghiệp.
Người Việt di cư đến đâu thì khai khẩn và phá hoang lấy đất canh tác đến đó tạo nên vùng đất trù phú. Ruộng lúa, hoa màu xanh tốt.
Năm 1679, nhà Minh ở Trung Quốc sụp đổ, Tổng binh Trần Thượng Xuyên trấn thủ các châu Cao, Lôi, Liêm không khuất phục nhà Thanh đã đem 50 chiến thuyền, 3.000 binh lính thân tín và gia quyến đến xin thuần phục chúa Nguyễn ở Thuận Hóa. Lúc bấy giờ, đứng đầu nhà Nguyễn là Chúa Nguyễn Phúc Chu đã thu nhận họ và cho vào khai khẩn, mở mang vùng đất Đông Phố (Cù lao Phố ngày nay). Họ biến Cù Lao Phố trên sông Đồng Nai trở thành một thương cảng sầm uất và phát triển.
Năm Mậu Dần 1698, chúa Nguyễn sai Thống suất Chưởng cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược vùng đất Đồng Nai (lúc này, từ Đồng Nai hay vùng đất Đồng Nai là ám chỉ cả một vùng Nam Bộ rộng lớn của bây giờ), đặt vùng đất mới thành phủ Gia Định, chia làm 2 huyện: huyện Phước Long (Đồng Nai) dựng dinh Trấn Biên, huyện Tân Bình (Sài Gòn) dựng dinh Phiên Trấn. Ngoài ra, Nguyễn Hữu Cảnh còn cho lập bộ đinh, bộ điền, chiêu mộ những người có vật lực từ các vùng khác vào lập nghiệp và phát triển kinh tế.
Năm 1802, dinh Trấn Biên được vua Gia Long đổi thành trấn Biên Hòa, nhưng vẫn thuộc phủ Gia Định. Năm 1808, trấn Biên Hòa thuộc thành Gia Định, đặt Phước Long thành phủ, đặt ra các tổng Phước Chính, Phước An, Bình An, Long Thành làm huyện. Năm 1836, trấn Biên Hòa được vua Minh Mạng đổi thành tỉnh Biên Hoà. Năm 1837, lập thêm hai phủ Phước Tuy và các huyện Nghĩa An, Long Khánh, Phước Bình.
Vào năm 1840, đặt thêm bốn phủ là Tân Định, Tân Bình, Tân Lợi và Tân Thuận. Năm 1851, Vua Tự Đức nhập hai huyện Phước Bình và Long Khánh vào các phủ Phước Long và Phước Tuy. Năm 1882, sau khi Hòa ước Nhâm Tuất được ký, lúc này triều đình nhà Nguyễn cắt đất giao 3 tỉnh Gia Định, Định Tường và Biên Hoà cho Pháp. Sau đó, Pháp chia Biên Hòa thành ba tỉnh là Biên Hòa, Thủ Dầu Một và Bà Rịa. Đến Thời Việt Nam Cộng Hòa, đất Đồng Nai được chia làm 3 tỉnh là Biên Hòa, Long Khánh, Phước Tuy. Đầu năm 1975, hợp nhất 3 tỉnh này thành lập tỉnh Đồng Nai, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Biên Hòa. Năm 1976, Thị xã Biên Hòa được nâng cấp thành thành phố Biên Hòa – đô thị loại 3, trực thuộc tỉnh Đồng Nai. Năm 1991, tách 3 huyện phía Nam lập lại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Năm 1993, Thành phố Biên Hòa được công nhận là đô thị loại 2, trực thuộc tỉnh Đồng Nai.
Ngày 21 tháng 8 năm 2003, Chính Phủ ban hành Nghị định số 97/2003/NĐ – CP, thành lập thị xã Long Khánh và các phường, xã trực thuộc thị xã Long Khánh, thành lập các huyện Cẩm Mỹ, Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Dân cư
Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Đồng Nai đạt gần 2.665.100 người, mật độ dân số đạt 451 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 897.600 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.767.500 người. Dân số nam đạt 1.311.200 người, trong khi đó nữ đạt 1.353.900 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 12,0 ‰.
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, Toàn tỉnh Đồng Nai có 13 Tôn giáo khác nhau, nhiều nhất là Công giáo có 797.702 người, Phật Giáo có 339.623 người, Đạo Cao Đài có 13.978 người, các tôn giáo khác như Tinh Lành có 11.577 người, Hồi giáo 2.868 người, Phật giáo hòa hảo có 1.514 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có 118 người, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có 36 người, Minh Sư Đạo có 39 người, Bahá’í có 63 người, Bà-la-môn có 15 người, Minh Lý Đạo có 12 người, còn lại là đạo Bửu Sơn Kỳ Hương có 2 người.
Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Đồng Nai có đủ 54 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc kinh có 2.311.315 người, người hoa có 95.162 người, người Nùng có 19.076 người, người Tày có 15.906 người, người Khơme có 7.059 người còn lại là những dân tộc khác như mường, Dao, Chăm, Thái…Ít nhất là người Si La và Ơ Đu chỉ có 1 người…
Hành chính
Tỉnh Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố và 1 thị xã và 9 huyện. Trong đó có 6 thị trấn, 29 phường và 136 xã.
Source: http://wp.ftn61.com
Category: Tin Tức
Để lại một bình luận