I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
– Lãnh thổ vùng là dãi đất hẹp ngang, kéo dài từ dãy núi Tam Điệp ở phía Bắc tới dãy núi Bạch Mã phía nam.
– Diện tích: 51,5 nghìn km2, (chiếm 15,6% diện tích cả nước)
– Số dân 10.405,2 nghìn người (11,5% dân số cả nước- năm 2014).
– Gồm các tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.
– Bắc Trung Bộ là cầu nối giữa các vùng lãnh thổ phía Bắc và phía Nam đất nước, giữa nước ta với Cộng Hoà Dân chủ nhân dân Lào. Là cửa ngõ của các nước láng giềng ra biển Đông.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
– Đặc điểm: Thiên nhiên có sự phân hóa giữa phía bắc và phía nam Hoành Sơn, từ đông sang tây (từ tây sang đông tỉnh nào cũng có núi, gò đồi, đồng bằng, biển).
– Thuận lợi: Có một số tài nguyên quan trọng:
+ Rừng và khoáng sản phong phú phần lớn tập trung ở phía bắc dãy Hoành Sơn.
+ Tài nguyên biển đa dạng với nhiều bãi tôm, cá, các đảo nhỏ, đầm, phá thuận lợi cho nghề nuôi trồng thủy sản nước lợ.
+ Vùng có nhiều tài nguyên du lịch thiên nhiên như động Phong Nha – Kẻ Bàng, nhiều bãi tắm nổi tiếng.
+ Vùng có nhiều di sản văn hoá, lịch sử là tài nguyên cho du lịch phát triển.
– Khó khăn:
+ Thiên tai thường xảy ra (bão, lũ, hạn hán, gió nóng tây nam, cát bay).
+ Khí hậu: mang tính chất nhiệt đới có mùa đông lạnh,thiên tai bão lũ thường xảy ra, gió phơn khô nóng gây hạn hán hàng năm. Thời tiết trong vùng gây nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống dân cư.
+ Sông ngòi: phần lớn ngắn và dốc thường có lũ vào mùa mưa.
Bạn đang đọc: Bài 23. Vùng Bắc Trung Bộ (Địa lý 9)
III. Đặc điểm dân cư, xã hội
– Đặc điểm:
+ Là địa bàn cư trú của 25 dân tộc. Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt từ đông sang tây.
+ Mật độ dân số thấp, tỉ lệ dân thành thị thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao hơn cả nước.
– Thuận lợi: lực lượng lao động dồi dào, có truyền thống lao động, cần cù, giàu nghị lực và kinh nghiệm trong đấu tranh với thiên nhiên.
– Khó khăn: mức sống chưa cao, cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế.
Hình 23.1. Lược đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ
TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN
? (trang 81 SGK Địa lý 9) Quan sát hình 23.1 (trang 82 SGK Địa lý 9), hãy xác định giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng.
+ Giới hạn lãnh thổ vùng Bắc Trung Bộ:
– Bắc Trung Bộ là dải đất hẹp ngang, kéo dài từ dãy Tam điệp ở phía Bắc tới dãy Bạch Mã ở phía nam, phía tây giáp Lào, phía đông giáp Biển Đông.
– Gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.
+ Ý nghĩa vị trí địa lí vùng Bắc Trung Bộ:
– Là cầu nối giữa phía Bắc và phía Nam nước ta, nằm trên các trục giao thông huyết mạch của đất nước (quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Thống Nhất…).
– Cửa ngõ của các nước Tiểu vùng sông Mê Công (Lào, thái Lan, Mianma) ra Biển Đông và ngược lại.
– Giáp vùng biển giàu tiềm năng (thủy sản, du lịch, giao thông vận tải biển…)
– Nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của bão, gió phơn Tây Nam.
-> Có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, có điều kiện giao lưu hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới, có điều kiện giao lưu hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới, có thế mạnh về kinh tế biển, nhưng cũng có nhiều khó khăn do thiên tai (bão, lũ lụt, khô hạn, nạn cát bay…)
? (trang 81 SGK Địa lý 9) Quan sát hình 23.1 (trang 82 SGK Địa lý 9) và dựa vào kiên thức đã học, hãy cho biết dải núi Trường Sơn Bắc ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu ở Bắc Trung Bộ.
+ Dải Trường Sơn Bắc đã tạo bức chắn đối với các hướng gió thổi đến Bắc Trung Bộ:
– Chắn gió mùa Tây Nam, gây ra gió phơn tây nam khô nóng thổi xuống dải đồng bằng ven biển vào đầu mùa mưa (khoảng tháng 5 đến tháng 7).
– Chắn gió mùa đông Bắc, các khối khí ẩm từ biển vào (do bão, hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới), gây mưa lớn ở nhiều địa phương.
+ Tạo nên sự phân hóa khí hậu giữa đồng bằng và vùng núi.
? (trang 81 SGK Địa lý 9) Dựa vào hình 23.1 (trang 82 SGK Địa lý 9) và hình 23.2 (trang 83 SGK Địa lý 9) hãy so sánh tiềm năng tài nguyên rừng và khoáng sản phía bắc và phía nam dãy Hoành Sơn.
Hình 23.2. Biểu đồ tỉ lệ đất lâm nghiệp có rừng phân theo phía bắc và phía nam dãy Hoành Sơn ( % )
-Phía bắc dãy Hoành Sơn:
+Tài nguyên rừng:
.Tỉ lệ đất lâm nghiệp có rừng: 61%
.Còn nhiều diện tích rừng giàu ở phía tây Nghệ An, Hà Tĩnh.
.Có các vườn quốc gia: Bến En (Thanh Hóa), Pù Mát (Nghệ An), Vũ Quang (Hà Tĩnh).
+Khoáng sản:
Giàu khoáng sản hơn phía Nam dãy Hoành Sơn, gồm:
.Sắt, titan (Hà Tĩnh).
.Crom, sét cao lanh (Thanh Hóa).
.Thiếc, mangan, vàng, đá quý (Nghệ An).
.Đá vôi (Thanh Hóa, Nghệ An).
-Phía bắc dãy Hoành Sơn:
+Tài nguyên rừng:
.Tỉ lệ đất lâm nghiệp có rừng: 39%
.Còn nhiều diện tích rừng giàu còn ít hơn phía Bắc dãy Hoành Sơn.
.Có các vườn quốc gia: Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên-Huế)
+Khoáng sản:
Nghèo khoáng sản hơn phía bắc dãy Hoành Sơn, chủ yếu là cát và đá xây dựng.
? (trang 85 SGK Địa lý 9) Điều kiện tự nhiên ở Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì đối vói sự phát triển kinh tế – xã hội.
+ Những thuận lợi:
– Sự phân hóa thiên nhiên theo hướng tay – đông: miền núi, gò đồi, đồng bằng, bờ biển và biển, mỗi vùng có tiềm năng và thế mạnh kinh tế khác nhau, là lợi thế để đa dạng hóa các hoạt động kinh tế.
* Miền núi: còn nhiều diện tích rừng giàu -> Lâm nghiệp.
* Gò đồi: có đất feralit và các đồng cỏ -> Trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn.
* Đồng bằng: đất phù sa sông biển -> Trồng cây lương thực, thực phẩm, chăn nuôi gia súc nhỏ, gia cầm.
* Bờ biển và vùng biển: bờ biển có nhiều bãi biển đẹp (Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Lăng Cô…), nhiều diện tích mặt nước của dàm phá, nhiều địa điểm thuận lợi cho việc xây dựng cảng Nghi Sơn, Cửa Lò, Vũng Áng, Chân Mây…), vùng biển có nhiều bãi tôm, bãi cá -> Phát triển kinh tế biển.
– Có một số mỏ khoáng sản: sắt (Hà tĩnh), crom (Thanh hóa), thiếc, đá quý (Nghệ An), titan (Hà Tĩnh), đá vôi, sét, cao lanh có ở nhiều nơi là cơ sở để phát triển nhiều ngành công nghiệp (khai khoáng, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dưng…)
Tài nguyên du lịch khá đa dạng: các bãi biển đẹp các vườn quốc gia Bến En (Thanh Hóa), Pù Mát (Nghệ An), Vũ Quang (Hà Tĩnh), Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên – Huế), động Phong Nha, sông Hương… có lợi thế để phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng…
+ Những khó khăn:
– Bắc Trung Bộ nằm trong khu vực chịu tác động mạnh của bão, gió Đông Bắc, gió phơn Tây Nam.
* Bão, lụt, lũ quét gây nhiều thiệt hại cề cơ sở vật chất kĩ thuật, đời sống và sản xuất.
* Gió phơn Tây Nam khô nóng gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
* Nạn cát bay, xâm nhập mặn ở vùng ven biển cũng là khó khăn đối với sản xuất và đời sống.
– Đồng bằng hạn hẹp hạn chế cho việc đảm bảo nhu cầu lương thực của vùng, vùng đồi núi địa hình dốc gây trở ngại cho việc khai thác.
Xem thêm: Hôi Chân Nên Và Không Nên Ăn Gì
? (trang 85 SGK Địa lý 9) Phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ có những đặc điểm gì.
+ Bắc Trung bộ là địa bàn cư trú của 25 dân tộc, mật độ dân số trên 200 người/km2 (năm 2006:207 người/km2), nhưng phân bố rất chênh lệch theo hướng tây – đông:
– Người Kinh tập trung nhiều ở đồng bằng ven biển, mật độ dân số từ 201 đến 500 người/km2, riêng đồng bằng Thanh – Nghệ – Tĩnh có mật độ dân số trên 500 người/km2.
– Các dân tộc ít người sinh sống chủ yếu ở vùng núi và gò đồi phía tây, mật độ dân số dưới 100 người/km2 (vùng núi phía tây Nghệ An dưới 50 người/km2)
+ Phần lớn dân cư sống ở nông thôn: tỉ lệ thành thị chỉ bằng 1/2 mức của nhà nước (năm 2005, tỉ lệ dân thành thị ở Bắc Trung Bộ là 13,6%, của cả nước là 26,9%)
? (trang 85 SGK Địa lý 9) Sưu tầm tư liệu (bài viết, ảnh) và viết tóm tắt, giới thiệu về vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng hoặc thành phố Huế.
-Tham khảo vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng tại đây!
-Tham khảo thành phố Huế tại đây!
Source: http://wp.ftn61.com
Category: Tin Tức
Để lại một bình luận