Nào, chúng ta hãy bắt đầu với những thuật ngữ xuất nhập khẩu đơn giản đầu tiên
Shipper: Người xuất khẩu \ người gửi hàng
Consignee (CNEE): Người nhập khẩu \ người nhận hàng
Forwarder (FWD): Công ty giao nhận
– Công ty giao nhận sẽ có trách nhiệm luân chuyển và làm thủ tục hải quan
Agent: Đại lý của công ty FWD
– Đại lý của công ty FWD này sẽ được đặt ở nước ngoài có nhiệm vụ tương đồng với công ty giao nhận
Air: Hàng không
Sea: Đường biển
Trucking: Vận chuyển bằng xe cont \ xe tải và là vận chuyển đường bộ.
FCL (Full Container Load): Hàng nguyên cont
LCL (Less Container Load): Hàng lẻ (nhiều hàng lẻ gom thành 1 cont đi chung một chuyến hàng)
Full Load Container
Less Container Load ( hàng lẻ )
Cụ thể hơn về việc phân biệt hàng FCL và LCL, chúng ta có hình minh họa sau đây:
– Như hình ảnh trên thì hàng FCL màu đỏ là của một chủ hàng duy nhất đóng trên nguyên một xe cont
– Hàng LCL bên tay phải lại chia theo hàng lẻ, từng là hộp màu đỏ thuộc về chủ hàng màu đỏ, hộp màu xanh là của chủ hàng màu xanh,… mỗi chủ hàng sẽ nhập một chỗ trong container
Consol: Hàng lẻ
Co-Loader: Người gom hàng lẻ (Một bộ phận đứng ở cảng nhập khẩu đứng ra để chủ động gom hàng lẻ cho các chủ hàng và trả hàng lẻ)
CY (Container Yard): Kho để cont
Container Yard
Container Freight Station (CFS): Kho khai thác hàng lẻ để xuất khẩu hoặc để nhập khẩu (Hàng lẻ sau khi bỏ ra khỏi cont thì cần phải có chỗ để tránh mưa tránh nắng vậy nên người ta sẽ có kho có mái che, có nhân công bốc xếp, quản lý kho, hải quan,…)
Kho hàng lẻ CFS
POL (Port of Loading): Cảng xuất khẩu, cảng đi
POD (Port of Discharge): Cảng nhập khẩu, cảng đến
O/F (Ocean Freight): Cước biển
TT (Transit Time): Thời gian vận chuyểN (Ví dụ: Thời gian vận chuyển từ Thượng Hải về Hải Phòng hết 6 ngày thì TT: 6 days)
Freq (Frequently): Tần suất (Lịch tàu bao nhiêu chuyến / tuần)
Line: Hãng tàu
Booking: Đơn hàng (Cho việc vận chuyển)
Trong Booking sẽ có hai phần chính gồm
– Đặt chỗ trên tàu- Book vỏ cont
Door: Kho hàng (Ví dụ: Door to Door – Vận chuyển từ kho của shipper đến kho của CNEE)
Local Charge: Phụ phí địa phương tại cảng (Bên cạnh phí tại cảng thì còn phát sinh những phụ phí khác)
ETD (Estimated time of Departure): Dự kiến tàu khởi hành
ETA (Estimated time of Arrival): Dự kiến tàu đến cảng đích
ETD sẽ được tính từ lúc tàu khởi hành từ POL và ETA sẽ được tính từ khi tàu cập cảng POD
Closing / Cut off time: Thời gian tàu hàng phải có mặt ở cảng xuất POL (Thường trước ETD từ 2 đến 3 ngày)
Việc có mặt ở POL giống như khi chúng ta đi máy bay phải đến trước 1 tiếng hoặc 45 phút trước giờ bay, thì Cut off time cũng tương tự như vậy
Trên đây là những thuật ngữ cơ bản xuyên thấu nhiệm vụ xuất nhập khẩu logistics. Gitiho. com mong rằng bạn đọc sẽ ghi nhớ và nắm rõ ý nghĩa của những từ này để Giao hàng cho việc làm của mình .Hẹn gặp lại những bạn tại những bài viết về nội dung xuất nhập khẩu sau !
Đọc thêm
Tổng hợp những trường hợp được miễn thuế xuất nhập khẩuHướng dẫn về những trường hợp nào được hoàn thuế xuất nhập khẩu ?Quy trình lô hàng Container trong xuất nhập khẩu
Source: http://wp.ftn61.com
Category: Hỏi Đáp
Để lại một bình luận