Tóm tắt nội dung bài viết
ĐỂ ĂN NGON MIỆNG BẠN CẦN GÌ?
Chuyện ăn uống là chuyện hết sức đơn giản, tuy nhiên việc ăn ngon miệng đôi khi lại là một nỗi bận tâm của nhiều người. Sức khỏe tiêu hóa chia sẻ đến bạn vài bí quyết giúp ăn ngon miệng, hy vọng rằng những thông tin sau sẽ giúp bạn xóa bỏ nỗi lo và tự tạo cho mình cảm giác ăn ngon miệng hơn.
1. Lắng nghe cơ thể sau cơn bệnh
Ở những người sau một đợt sử dụng kháng sinh kéo dài sẽ xảy ra tình trạng ăn không ngon miệng. Để giúp lấy lại cảm giác ngon miệng bạn có thể bổ sung men vi sinh, tăng cường lợi khuẩn giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn và nhanh chóng lấy lại cảm giác ăn ngon miệng.
Đối với những người mới ốm dậy, người vừa trải qua một trận sốt cao cần bổ sung enzymes tiêu hóa, vì cơ thể còn yếu, không đủ lượng Enzymes cần thiết để tiêu hóa thức ăn. Thiếu enzyme thức ăn không được tiêu hóa, không hấp thu hoàn toàn, mặt khác hại khuẩn ruột làm lên men các thức ăn không tiêu hóa được, gây tiêu chảy và phân sống, còn gọi là hội chứng kém hấp thu.
2. Loại bỏ chứng đầy hơi
Một nguyên nhân gây ra tình trạng ăn không ngon miệng chính là những bóng khí trong dạ dày, chúng xuất hiện gây đầy hơi chướng bụng, làm ta không muốn ăn hoặc ăn không ngon miệng. Để giúp cải thiện tình trạng đầy hơi, giúp dạ dày giải phóng một lượng khí dư thừa bạn có thể dùng viên nhai chứa Simethicone giảm đầy hơi chướng bụng sau ăn. Simethicone sẽ giúp giảm đầy hơi-bụng nhẹ nhàng cho những bữa ăn tiếp sau được ngon miệng hơn.
3. Kích thích thị giác
Thị giác luôn đi trước vị giác một bước, bạn có thể tận dụng điều này để kích thích vị giác như vậy cũng sẽ giúp bạn ăn uống được ngon miệng hơn. Những món ăn được chế biến với nhiều màu sắc bắt mắt, trình bày khéo léo sẽ khiến người thưởng thức hứng thú với chúng hơn.
4. Kích thích vị giác và khứu giác
Cảm nhận mùi vị của thức ăn có tác dụng kích thích vị giác và tăng tiết dịch tiêu hóa mang đến cảm giác ngon miệng. Không chỉ dừng lại ở việc tạo hương vị thơm ngon cho món ăn, bạn có thể hỗ trợ thêm enzymes tiêu hóa giúp tăng cường tiêu hóa và hấp thu thức ăn, hỗ trợ tiêu hóa đặc biệt đối với người sau khi ốm dậy.
5. Thay đổi thực đơn thường xuyên
Công việc bận rộn khiến bạn không có nhiều thời gian dành cho việc chuẩn bị các món ăn cho gia đình và tiêu chí lựa chọn ưu tiên hàng đầu là đơn giản. Đơn giản nhưng cần có sự đổi món thường xuyên giữa các bữa ăn trong ngày và giữa các ngày trong tuần bởi mỗi loại thực phẩm, mỗi món ăn mang lại một hương vị riêng kích thích tạo cảm giác thèm ăn, kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng hơn.
6. Xoa bóp quanh rốn-bơi lội-vận động
Y học hiện đại cũng đã chứng minh, đường tiêu hóa của con người có đại tràng ngang, đại tràng lên và đại tràng xuống. Do đó, xoa bụng theo chiều kim đồng hồ sẽ giúp thúc đẩy nhu động ruột, kích thích tiêu hóa, giảm đầy bụng.
Người lớn chúng ta ngoài các hoạt động ăn uống, làm việc…thì vận động, luyện tập vẫn được ưu tiên trong quỹ thời gian của mình. Ở trẻ em cũng vậy, chúng cũng cần được vận động cho các cơ phát triển, thể trạng tốt hơn, kỹ năng thuần thục. Đặc biệt, vận động nhẹ sau ăn sẽ giúp tránh được một số triệu chứng đầy hơi chướng bụng.
Để lại một bình luận