Tóm tắt nội dung bài viết
- Làm thế nào để bé 6 tháng tuổi tăng cân?
- Nguyên tắc ăn dặm dành cho bé 6 tháng tuổi.
- Nguyên nhân bé nhẹ cân
- Bé chưa ăn dặm, bú mẹ hoàn toàn
- Cho bé ăn dặm quá sớm
- Trẻ ăn tốt nhưng không tăng cân
- Trẻ bị thiếu vitamin và khoáng chất
- Làm thế nào để bé 6 tháng tuổi tăng cân
- Thức ăn cho bé ăn dặm
- Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng giúp bé tăng câ
- Thực đơn ăn dặm tăng cân cho bé 6 tháng tuổi.
- Chú ý
Làm thế nào để bé 6 tháng tuổi tăng cân?
làm thế nào để bé 6 tháng tuổi tăng cân? Với bé 6 tháng tuổi bạn có thể cho trẻ ăn dặm để giúp tăng cân hiệu quả hơn, đây cũng là một cách tăng cân tự nhiên để bé lên cân đều. Để giúp các mẹ không mất nhiều thời gian Hội Buôn Chuyện chia sẻ những thực đơn ăn dặm dành cho các bé từ 6 tháng tuổi dễ làm mà lại giàu dưỡng chất. Các mẹ có thể tham khảo để áp dụng cho bé nhà mình.
Nguyên tắc ăn dặm dành cho bé 6 tháng tuổi.
Ngày nay có nhiều phương pháp ăn dặm mà các mẹ có thể tham khảo như: Ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm truyền thống, ăn dặm kết hợp truyền thống và kiểu Nhật, ăn dặm BLW tự chỉ huy. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm vượt trội riêng với cách chế biến và áp dụng khác nhau. Tuy nhiên, dù lựa chọn phương pháp nào thì mẹ cũng phải ghi nhớ những nguyên tắc cơ bản sau đây.
1. Lượng thức ăn dặm: 1 bữa/ngày
2. Lượng sữa bột/sữa mẹ: Mẹ cho bé ăn theo nhu cầu của bé
3. Độ thô của thực phẩm: Thực phẩm cho bé ăn dặm 6 tháng phải được nghiền nhuyễn.
4. Nên cho bé làm quen thứ tự các loại thực phẩm:
- Chủ yếu là bột ngũ cốc (Có thể bắt đầu từ cháo trắng nghiền thật nhỏ)
- Rau củ, quả (Cà rốt, khoai lang, khoai tây, bí đỏ, chuối, bơ)
- Thịt nạc lợn, thịt nạc gà, thịt cá trắng.
5. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng cần chế biến từ loãng đến đặc dần: hệ tiêu hóa của bé 6 tháng tuổi còn non nớt, tuyến nước bọt chưa đủ Enzim để tiêu hóa được hết các loại thực phẩm và thực phẩm chế biến đặc nên mẹ cần cho bé làm quen từ loãng rồi đặc dần.
6. Ăn từ ít đến nhiều: Do hệ tiêu hóa còn yếu nên mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều sẽ làm cho bé dễ bị rối loạn tiêu hóa.
7. Ăn từ vị ngọt đến vị mặn: Hãy cho bé tập quen với bột ngọt trước rồi sau đó mới tới bột mặn.
Nguyên nhân bé nhẹ cân
Gen di truyền: Khi sinh ra, bé nhận được đầy đủ những đặc điểm di truyền từ bố và mẹ. Yếu tố di truyền có tác động lớn tới sự phát triển và kích thước các cơ quan trong cơ thể trẻ. Bố mẹ nhẹ cân cũng có thể khiến trẻ chậm tăng cân.
Bé chưa ăn dặm, bú mẹ hoàn toàn
Trẻ 6 tháng là thời điểm mẹ nên cho bé bắt đầu tập ăn dặm. Có một số mẹ lại chưa cho trẻ ăn dặm, để bú mẹ hoàn toàn. Nhưng mẹ có biết, trong những tháng đầu đời, bé chỉ cần được bú sữa mẹ là đã đủ chất dinh dưỡng và không cần ăn thêm bất kỳ loại thực phẩm nào khác. Trẻ bước vào tháng thứ 6, sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu về dinh dưỡng cho bé nữa. Theo đó, bé cần được bổ sung chất từ thực phẩm. Theo Viện dinh dưỡng quốc gia khuyến cáo, từ 6 tháng tuổi đối với trẻ phát triển tốt, có thể bắt đầu ăn dặm. Đó là một nguyên nhân dẫn đến trẻ 6 tháng nhẹ cân.
Cho bé ăn dặm quá sớm
Ngược lại, có một số mẹ lại muốn con tăng cân bằng cách cho trẻ ăn dặm quá sớm khi trẻ mới 3-4 tháng tuổi. Trẻ ăn bổ sung quá sớm có thể ít bú sữa mẹ, không được cung cấp đủ dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển. Ăn dặm sớm trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa với biểu hiện đầy bụng, đi ngoài phân lổn nhổn, mùi chua do không tiêu hóa và hấp thụ được thức ăn ngoài sữa. Bé ăn dặm sớm cũng tăng nguy cơ trẻ 6 tháng tuổi chậm tăng cân ngoài ra còn có thể mắc bệnh vì thiếu các yếu tố miễn dịch có trong sữa mẹ.
Trẻ ăn tốt nhưng không tăng cân
- Do bé mắc phải bệnh lý nội khoa: Bệnh đái tháo đường trẻ em, cơ địa dị ứng với đạm thực vật (đạm lúa mì, đạm từ đậu nành,…), bệnh tuyến tụy (viêm tụy, xơ nang tụy), gan (tăng men gan, viên gan), hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản, bệnh suy giảm miễn dịch.
- Bé nhiễm độc: Ăn thực phẩm, nguồn nước nhiễm độc và các loại gia vị nêm cho bé khi ăn không sạch.
- Thiếu sắt, acid folic: Do chế độ và thói quen chế biến bữa ăn không phù hợp.
- Bé dùng thuốc Corticoid: Hiện nay, nhiều đơn thuốc điều trị viêm hô hấp đều có mặt của corticoid dưới vai trò chống viêm và chống dị ứng. Hậu quả là trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, rối loạn hấp thu.
Trẻ bị thiếu vitamin và khoáng chất
Trẻ bị thiếu vitamin nhóm B (gồm B1, B2, B6 và B12), làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn; thiếu kẽm và selen khiến trẻ lười ăn, hạn chế hấp thu dinh dưỡng; thiếu chất xơ khiến trẻ bị táo bón, chướng bụng, khó chịu dẫn tới chán ăn hoặc thiếu protein khiến trẻ chậm tăng cân,…
Ngoài ra lượng sắt hoặc vitamin B12 thấp sẽ làm ảnh hưởng tới việc sản xuất các tế bào hồng cầu, loại tế bào giúp vận chuyển các tế bào oxy đến các bộ phận trong cơ thể.
Làm thế nào để bé 6 tháng tuổi tăng cân
Ngày đầu tập ăn dạm các mẹ chỉ cho bé ăn một lượng ít để bé làm quen, mẹ có thể tính bằng thìa, với mỗi thìa tương đương với khoảng 5ml. Và sẽ tăng dần, tăng dần theo sự hào hứng ăn và thời gian khi trẻ đã thích ứng. Các mẹ cần phải kiên trì khi cho bé ăn, không được vội vã hay nôn nóng, vì bé ở 6 tháng tuổi, các mẹ chỉ cân đặt mục tiêu cho trẻ tập quen dần với việc ăn dặm. Bé bổ sung thêm được lượng dinh dưỡng từ việc ăn ngoài là rất tốt, nhưng bạn vẫn phải cho bé bú mẹ hoặc nếu thiếu thì ăn các loại sữa bổ sung.
-
Thức ăn cho bé ăn dặm
Bú sữa mẹ/hoặc ăn sữa ngoài: tùy thuộc vào nhu cầu của bé
Lượng thức ăn dặm: 1 bữa/ngày
Dạng thực phẩm: lỏng hoặc nghiền nhuyễn
Thứ tự nhóm thực phẩm cho bé tập ăn:
Nhóm 1: ngũ cốc ( bắt đầu từ cháo trằng nghiền nhỏ)
Nhóm 2: rau, quả ( nghiền thật nhỏ, rây kĩ)
Nhóm 3: cá, thịt, tôm, trứng, đậu phụ ( nghiền nhuyễn, xay nhỏ)
-
Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng giúp bé tăng câ
Thức ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi cần đảm bảo cung cấp đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng sau để giúp bé tăng cân tự nhiên và đều:
Nhóm đường bột: gạo, bánh mỳ, khoai tây, khoai lang.
Nhóm đạm: lòng đỏ trứng, sữa, sữa chua không đường.
Nhóm chất béo: các loại hạt, dầu thực vật, mỡ động vật, sữa, các chế phẩm từ sữa.
Nhóm vitamin và khoáng chất: các loại rau lá xanh( màu lá càng sậm càng nhiều vitamin), cà rốt, củ cải, cà chua, táo, dâu tây…
Đối với trẻ em bạn tránh sử dụng những loại thuốc kích thích tăng cân mà nên dùng các loại thực phẩm hỗ trợ tăng cân nhờ kích thích bé ăn uống và giúp cho hệ tiêu hoá của bé được tốt hơn.
-
Thực đơn ăn dặm tăng cân cho bé 6 tháng tuổi.
Dưới đây là thực đơn ăn dặm trong 1 tuần cho bé 6 tháng tuổi:
Thực đơn tăng cân cho bé 6 tháng tuổi với những loại cháo giàu dinh dưỡng
Thứ 2: 03 thìa bột sữa + 1 thìa bí đỏ nghiền
Thứ 3: 03 thìa bột sữa + 1 thìa cà rốt nghiền
Thứ 4: 03 thìa bột sữa + 1 thìa khoai tây nghiền
Thứ 5: 04 thìa bột sữa + 2 thìa cà chua và nước táo
Thứ 6: 04 thìa bột sữa + 2 thìa bí đỏ nghiền
Thứ 7: 04 thìa bột sữa + 2 thìa súp bắp cải
Chủ nhật: 04 thìa bột sữa + 2 thìa khoai tây sốt cà chua
Chú ý
- Nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm, dạng lỏng dễ tiêu hóa bởi hệ tiêu hóa của bé 6 tháng tuổi còn yếu. Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn của bé ra làm nhiều lần trong ngày để bé dễ ăn hơn và cơ thể cũng dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng hơn.
- Đa dạng các loại thực phẩm, thay đổi các thực phẩm trong cháo của bé, nên chọn những thực phẩm nào mà bé thích và ham ăn nhé.
- Với những trẻ kém ăn, chậm tăng cân thì bạn nên bồi dưỡng bằng các loại thứ ăn giàu dinh dưỡng và nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia để có được một cách ăn dặm tốt nhất.
- Ngoài ra, khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm các mẹ cần lưu ý cho trẻ uống đủ nước đun sôi để nguội, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả để cung cấp đủ vitamin và chất xơ để đảm bảo quá trình tiêu hóa trong cơ thể được thuận lợi.
Trên đây là những kiến thức của Hội Buôn Chuyện về ăn dặm đồng thời gợi ý cho các mẹ những thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân dễ làm mà lại đầy đủ chất cho bé yêu. Chúc các mẹ thành công.
Để lại một bình luận