Tóm tắt nội dung bài viết
- Cách chia tay êm đẹp
- 1: Làm thế nào để chia tay êm đẹp?
- Không nói chia tay khi đối phương đang gặp khó khăn
- Cho đối phương thời gian suy nghĩ để vượt qua
- Chọn nơi chỉ có hai người
- Chuẩn bị trước lời nói
- Nhận mọi trách nhiệm, lỗi lầm về mình
- Thẳng thắn nói lí do muốn chia tay
- Giữ bình tĩnh, tránh trách móc đối phương
- 2. Những điều cần lưu ý khi nói lời chia tay
- Nội dung ngắn gọn, tránh đổ lỗi cho đối phương
- Đồng cảm với đối phương khi bị chia tay
- Không tranh cãi bất kỳ lí do gì
- Nếu có thể, hãy trở thành bạn
- Nói lời thật lòng mình
- Không cho đối phương cảm giác thất bại
- Đừng cố thay đổi đối phương khi nói lời chia tay
- Không chia tay với một sự thách thức
- Không để đối phương nghĩ vì có người thứ ba bạn mới nói chia tay
- Lời kết:
Cách chia tay êm đẹp
Khi tình yêu đã không còn, việc nói lời chia tay cũng khó khăn không kém việc nói lời yêu. Vậy bạn cần lưu ý những gì để khi nói lời chia tay sẽ không khiến cả hai cảm thấy sụp đổ, đau đớn và cách chia tay nào khiến hai bạn vẫn có thể “nhìn lại nhau” nếu sau này gặp lại.
1: Làm thế nào để chia tay êm đẹp?
-
Không nói chia tay khi đối phương đang gặp khó khăn
Họ có thể đang loay hoay với những khó khăn khác như tài chính, công việc, gia đình. Trong thời điểm đó, mất bạn họ sẽ mất một nguồn lực lớn về tinh thần. Trong cơn hoảng loạn họ sẽ không tỉnh táo để chấp nhận thêm lời từ chối tiếp tục yêu của bạn. Hãy để cho họ bình tĩnh sắp xếp lại cuộc sống. Họ sẽ tìm thấy được niềm vui, điểm tựa khác khi không có bạn. Cần giúp họ cân bằng và thích nghi.
-
Cho đối phương thời gian suy nghĩ để vượt qua
Không thể nói lời chia tay là kết thúc ngay tại thời điểm đó. Sẽ còn những dung dằng, trách móc, níu kéo sau đó. Hãy để người đó có thời gian để thích nghi với những thay đổi này. Việc bạn chấm dứt đột ngột có thể khiến họ tổn thương, thậm chí làm những điều dại dột.
-
Chọn nơi chỉ có hai người
Nếu bạn muốn nói lời chia tay dễ dàng hơn, thời gian và địa điểm là rất quan trọng. Nếu muốn kết thúc cuộc tình trong sự cảm thông, bạn hãy cân nhắc về nơi chốn và khoảng thời gian thích hợp để nói chuyện với người ấy.
Nếu có thể, hãy chọn nơi nào khiến người quan trọng kia cảm thấy thoải mái để nói chuyện. Ví dụ như bạn có thể đến nhà của anh ấy (hay cô ấy). Ở đó có thể không tiện lắm cho bạn, nhưng lại tạo cho người kia chút cảm giác quyền uy và sẽ giúp họ đủ sức chấp nhận tin xấu.
-
Chuẩn bị trước lời nói
Một khi bạn đã bắt đầu cuộc nói nói chuyện chia tay một cách nghiêm túc, mỗi từ ngữ đưa ra đều mang sức nặng của sự căng thẳng. Vì thế, hãy chuẩn bị trước những điều sẽ nói và ghi nhớ chúng. Việc này giúp bạn lựa chọn từ ngữ phù hợp hơn, quen với áp lực, từ đó tránh được việc phát ngôn tùy hứng khiến người cũ rơi vào suy sụp.
-
Nhận mọi trách nhiệm, lỗi lầm về mình
Nếu bạn muốn nói lời chia tay ai đó một cách êm ái, bạn cần chịu toàn bộ trách nhiệm cho quyết định của mình. Thông thường người ta cảm thấy dễ chịu hơn khi người yêu của họ khởi xướng việc chia tay. Tuy nhiên, chính bạn là người đã không còn tình cảm và bạn phải có trách nhiệm bắt đầu cuộc nói chuyện này. Cố dùng những dấu hiệu mơ hồ để làm cho người kia tự hiểu rằng bạn muốn chấm dứt quan hệ là không trung thực, hơn nữa nó còn có thể gây hoang mang. Người kia có thể sẽ không hiểu ý của bạn và bắt đầu băn khoăn tự hỏi bản thân khi bạn âm thầm rời bỏ.
-
Thẳng thắn nói lí do muốn chia tay
Hướng đối phương vào những điều tốt đẹp ở tương lai dù không có bạn
Bạn có thể giúp người yêu cũ của bạn và bản thân mình bằng cách hướng vào mặt tích cực. Gần đến cuối cuộc đối thoại, bạn hãy cố gắng tập trung vào lợi ích của cả đôi bên.
Nhấn mạnh vào mọi điều tốt đẹp mà người yêu cũ đã dành cho bạn. Làm sao để khi kết thúc cuộc đối thoại, người ấy thấy rằng mối quan hệ này là xứng đáng mặc dù không thể tiếp tục. Bạn hãy nói những câu đại loại như, “Anh đã làm cho em cảm thấy tự tin và khiến em trở thành người tốt bụng hơn, biết thông cảm hơn. Lúc nào em cũng biết ơn anh vì điều đó.”
-
Giữ bình tĩnh, tránh trách móc đối phương
Cho dù có thể thất vọng, tức giận hay “không còn chịu nổi người đó nữa”, thì bạn vẫn cần có thái độ tôn trọng trong thời điểm này. Người bị chia tay sẽ không có cảm giác bị xúc phạm, rồi họ sẽ bình tĩnh hơn để suy ngẫm về những gì đang xảy ra. Họ cảm giác mình cũng có lỗi trong sự đổ vỡ và sẽ giảm bớt cảm giác mất mát.
2. Những điều cần lưu ý khi nói lời chia tay
-
Nội dung ngắn gọn, tránh đổ lỗi cho đối phương
Rời bỏ một người có thể rất khó khăn, nhưng quan trọng là bạn phải giữ điềm tĩnh và tự chủ, nhờ đó bạn có thể sắp xếp lời nói của mình sao cho súc tích. Xúc động thái quá sẽ làm cho câu chuyện trở nên lan man, thiếu mạch lạc và gây khó hiểu cho điều bạn muốn nói. Hãy cố gắng dành thời gian chuẩn bị cho cuộc đối thoại bằng cách hình dung trong đầu những điều sẽ nói.
Lịch sự sau khi chia tay. Rất có thể sau này bạn sẽ tình cờ gặp lại người yêu cũ. Hãy tỏ ra chân thành và thân thiện mỗi khi gặp mặt. Bạn nên chuẩn bị tâm lý. Hãy nhớ là bạn có thể bất chợt gặp người yêu cũ khi đi làm, đi học hay đi đâu đó. Điều này sẽ giúp bạn giữ điềm tĩnh và tự chủ mỗi khi chạm mặt.
-
Đồng cảm với đối phương khi bị chia tay
Chia tay không phải chuyện quá khó khăn đối với bạn bởi bạn đã dự định và suy nghĩ nhiều về nó. Tuy nhiên, người kia sẽ gần như chắc chắn chịu cú sốc lớn. Hãy tự đặt mình vào vị trí của người ấy để hiểu rõ tâm trạng và giúp người cũ vượt qua cú sốc một cách nhẹ nhàng hơn. Sự đồng cảm cũng giúp bạn dễ dự đoán những câu người ấy sẽ căn vặn và có những chuẩn bị hợp lý.
-
Không tranh cãi bất kỳ lí do gì
Cuộc nói chuyện có thể đẩy hai người tới cãi vã. Nếu người ấy tỏ ra mất bình tĩnh, đừng để bạn rơi vào trạng thái tương tự. Việc người ấy phát điên có thể sẽ dẫn tới những hệ quả không mong muốn: buộc tội, mỉa mai, nhục mạ,… bạn. Đừng bị kích động! Hãy bình thản lắng nghe, thở sâu, im lặng và đừng cố bắt người ấy bình tĩnh. Không khí sẽ sớm được xoa dịu.
-
Nếu có thể, hãy trở thành bạn
Dù chia tay nhưng hai bạn vẫn có thể trở thành bạn tốt và có thể sẽ thành những người bạn thân thiết hơn trước. Cho dù có những người sau khi chia tay xong đã lợi dụng cái gọi là tình bạn thân để bám lấy người yêu cũ, để ngăn chặn người yêu tìm bạn gái mới vì thế mà bạn cần phải giữ một khoảng cách nhất định với họ, không xa lạ nhưng đừng quan tâm quá mức tránh gây những ngộ nhận rồi nuôi hy vọng, bạn sẽ cảm thấy khó xử và người ta cũng thế.
Nếu tình trạng cứ kéo dài thì đôi khi là không thể làm bạn với nhau hoặc có thể còn tránh mặt nhau và cũng cần có một chút dứt khoát để người ta không còn cảm thấy lưu luyến mình nữa nhưng tốt nhất là hãy xây dựng cho mình một tình bạn, cùng vun đắp nó, coi nhau là kẻ thù bạn và người ấy cũng chẳng vui vẻ gì đâu, đúng không nào?
-
Nói lời thật lòng mình
Nói ra sự thật là việc nên làm trước câu hỏi “tại sao?”. Không cần thiết bạn phải nói ra tất cả những thiếu sót của người cũ. Càng không nên thêm những ngôn từ mang sắc thái mỉa mai, nhạo báng. Nếu phải nói ra, hãy chọn cách tiếp cận nhẹ nhàng.
Khi rời bỏ ai đó, tốt nhất là bạn nên trung thực. Dù không cần phải nêu ra toàn bộ lý do khiến bạn muốn chia tay, nhưng thẳng thắn về mong muốn của bạn là một điều quan trọng. Hãy nói rõ rằng bạn muốn chấm dứt quan hệ và giải thích vắn tắt cho người yêu của bạn hiểu tại sao.
Hầu hết các cuộc chia tay rút gọn bằng một câu căn bản là, “Anh không phải là người mà em đang tìm kiếm”. Diễn đạt như vậy là hoàn toàn đúng. Nó khiến người nghe cảm nhận được sự kết thúc khi họ hiểu được những lập luận của bạn.
Bạn cũng có thể nói một cách nhẹ nhàng, “Em xin lỗi, nhưng em không còn yêu anh nữa. Bây giờ em cần điều gì đó khác hơn, và em nghĩ chúng ta nên chia tay”. Nếu mối quan hệ chưa sâu đậm lắm, bạn có thể nói ngắn gọn hơn, ví dụ như, “Em xin lỗi, nhưng em không thấy tình cảm của chúng ta nồng nhiệt lắm. Em nghĩ chúng ta nên làm bạn bè thì tốt hơn”.
-
Không cho đối phương cảm giác thất bại
Họ sẽ thấy nhục nhã và muốn chứng tỏ mình. Hãy nói để họ biết rằng, chia tay có thể là tốt cho cả hai. Vì khi hai người có hoàn cảnh, điều kiện, tính cách không hợp nhau thì không mang lại sự bình yên cho tình yêu. Thậm chí nếu kéo dài mối quan hệ sẽ làm khổ nhau, làm mất đi cơ hội để tìm được hạnh phúc. Bạn vẫn biết tình yêu là cảm xúc. Cảm xúc thay đổi theo hoàn cảnh, theo thời gian. Hôn nhân thường xuất phát từ tình yêu. Nhưng không phải mối quan hệ yêu đương nào cũng thành chồng thành vợ. Bạn hãy nói nhẹ nhàng để người ấy của bạn hiểu, vì còn thiếu nhiều yếu tố nên tình yêu này không cùng nhau tới bến bờ.
-
Đừng cố thay đổi đối phương khi nói lời chia tay
Những lời nói, phê bình, chê bai, chì chiết sẽ khiến cho người ấy cảm thấy mình thấp kém. Người ấy nghĩ rằng bạn coi người ấy không xứng đáng. Mặc cảm tự ti khiến cho người ấy dễ nổi giận và có suy nghĩ “không ăn được sẽ đạp đổ”. Cần nói ngắn thôi, nhẹ nhàng, và không cần dài dòng giải thích. Chỉ cần cho họ biết rằng, bạn đã suy nghĩ kỹ về quyết định của mình. Sự ra đi của bạn sẽ là cơ hội để người ấy tìm được một người phù hợp. Người ấy sẽ từ từ nhận thấy điều này.
-
Không chia tay với một sự thách thức
Bạn cần hiểu tâm trạng của người đang đón nhận thông tin ấy. Trong mất mát đau buồn mà bị người khác thách đố, họ sẽ muốn đạp đổ tất cả. Họ sẽ không còn muốn giữ lại những gì đã có, kể cả mình và người yêu mình. Họ sẽ bị tính hiếu thắng xui khiến để có những hành động bốc đồng, xốc nổi. Họ bị kích động và sẽ làm liều.
-
Không để đối phương nghĩ vì có người thứ ba bạn mới nói chia tay
Họ có thể cảm thấy không có trách nhiệm trong việc đổ vỡ. Họ sẽ gán cho bạn là người không chung thủy. Họ có thể tức giận khi người thứ ba là nguyên nhân của cuộc chia tay này. Bạn hãy nói với người ấy rằng bạn cảm giác không còn yêu như ngày nào. Bạn hãy yêu cầu rằng gặp nhau ít hơn và liên lạc thưa hơn. Người ấy sẽ bắt đầu tập thói quen không có bạn thường xuyên bên cạnh. Họ cần thích nghi với cuộc sống không phụ thuộc vào bạn.
Lời kết:
Những lưu ý mong muốn khi bạn muốn nói lời chia tay sẽ không khiến người mình từng yêu thương rất nhiều cảm thấy quá đau khổ, tổn thương . Hãy nhẹ nhàng để mọi thứ kết thúc êm ấm và sẽ là những kí ức đẹp mỗi khi nghĩ về nhau.
Để lại một bình luận