Tóm tắt nội dung bài viết
- Tóc đẹp khỏe mạnh
- Tóc yếu là gì?
- Lý do tóc yếu là gì?
- Dấu hiệu tóc yếu là gì?
- Làm thế nào để có mái tóc đẹp khỏe mạnh?
- Bổ sung protein
- Dùng dầu gội an toàn
- Bổ sung kẽm
- Dùng dầu xả
- Tránh tác động nhiệt lên mái tóc
- Bổ sung omega-3
- Xử lí tóc cẩn thận
- Hiểu rõ tóc
- Bảo vệ tóc
- Gội đầu đúng cách
- Ngừng các yếu tố gây hại cho tóc
Tóc đẹp khỏe mạnh
Làm thế nào để có mái tóc đẹp khỏe mạnh? Một mái tóc đẹp chính là một mái tóc khỏe mạnh, trong đó chân tóc chính là điểm sống duy nhất giúp duy trì sức khỏe của mái tóc. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều nguyên nhân khiến cho chân tóc yếu dễ gãy rụng, xơ rối và chẻ ngọn. Trong số đó có những điều chúng ta làm một cách vô thức, không suy nghĩ, nhưng chúng lại ảnh hưởng đến sức khoẻ của tóc. Bạn đừng vội hoang mang vì bài viết này của Hội Buôn Chuyện sẽ cung cấp cho bạn những giải pháp tối ưu để xóa tan nỗi lo về tóc yếu, trả lại mái tóc bồng bềnh, suôn mượt giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống.
Tóc yếu là gì?
Tóc mỏng yếu là tình trạng mái tóc mỏng xẹp, sợi tóc mỏng manh, khó tạo kiểu và đặc biệt là rất dễ gãy rụng. Tóc mỏng do nhiều nguyên nhân gây ra: tuổi tác, bệnh lý hay dinh dưỡng…
Học viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD) đã chỉ ra rằng, cơ thể bình thường mỗi ngày có thể rụng 50-100 sợi tóc, sau đó tóc mới sẽ mọc lại từ các nang tóc cũ. Tuy nhiên, theo thời gian và tuổi tác, các nang tóc có thể ngừng “sản xuất” tóc hoặc ngưng cung cấp dưỡng chất cho sợi tóc, khiến tóc yếu và dễ rụng.
Lý do tóc yếu là gì?
Hầu hết chúng ta thường cho rằng, chân tóc không chắc khỏe, yếu hay gãy rụng là do di truyền và không thể tránh khỏi. Nhưng nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do sự mất ổn định của thần kinh nội tiết dẫn đến sự suy yếu của tế bào mầm tóc, đây là loại tế bào nuôi sống và hình thành nên sợi tóc quyết định sợi tóc mọc lên khỏe hay yếu.
Ngoài ra, đối với phụ nữ thường phải trải qua giai đoạn như mang thai, sau khi sinh, tiền mãn kinh, mãn kinh khiến cho lượng hormone thất thường dẫn đến làm mất cân bằng cơ thể. Từ đó khiến tế bào mầm tóc suy yếu, nang tóc bị teo dẫn đến rụng tóc nhiều hơn so với bình thường.
Ở nam giới chân tóc yếu gây rụng tóc là do sự mất cân bằng thần kinh nội tiết nam, khiến cơ thể nam giới sẽ tăng cường sản sinh ra hormone dihydrotestosterone đây là yếu tố gây hại hàng đầu khiến cho chân tóc bị suy yếu dễ gãy rụng gây nên hói đầu.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến tóc khác như do môi trường sống, do căng thẳng mệt mỏi cũng khiến nam giới dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng. Khi đó hệ thần kinh tiết ra chất P để cân bằng nhưng lại có hại cho tế bào mầm tóc, làm cho quá trình mọc tóc bị chậm, chân tóc bị teo.
Dấu hiệu tóc yếu là gì?
Nang tóc khỏe mạnh chính là yếu tố quyết định hàng đầu đến sự sinh tồn của cả mái tóc, khi nang tóc được cung cấp đầy đủ các vitamin cùng khoáng chất không bị các tác động xấu xâm hại sẽ tăng cường khả năng bám của nang tóc, giúp các dưỡng chất được chuyển từ gốc đến ngọn giúp tóc mượt mà và nhanh dài hơn.
Ngược lại nếu cơ thể không nạp đủ dưỡng chất, máu xấu và tuần hoàn máu kém hay bị ảnh hưởng các yếu tố bên ngoài thì chân tóc bị teo làm suy giảm khả năng bám giữ sợi tóc khiến cho mái tóc ngày càng gãy rụng.
Vì vậy biểu hiện nang tóc bị tổn thương dễ nhận biết nhất chính là hiện tượng rụng tóc kéo dài, cần phải có cách phục hồi nang tóc nhanh chóng để đảm bảo không bị hói đầu hoàn toàn.
Làm thế nào để có mái tóc đẹp khỏe mạnh?
Có rất nhiều yếu tố giúp tóc luôn chắc khỏe, bóng mượt. Bên cạnh yếu tố di truyền, chế độ ăn uống, thời tiết và ô nhiễm môi trường, các phương pháp chăm sóc tóc cũng có tác động không nhỏ đến tóc. Hãy cùng tìm hiểu xem những những mẹo đơn giản nào giúp bạn sở hữu mái tóc chắc khỏe nhé.
Bổ sung protein
Chế độ ăn uống hợp lý là một trong những yếu tố quan trọng giúp da đầu và tóc luôn chắc khỏe. Cấu tạo chủ yếu của tóc là từ protein, vì vậy bạn cần đảm bảo bổ sung ít nhất 45g protein mỗi ngày. Protein có nhiều trong các thực phẩm sau:
- Thịt nạc
- Thịt gia cầm
- Cá
- Đậu
- Các sản phẩm sữa ít béo
- Trứng
Chế độ ăn kiêng ít protein có thể làm cho tóc yếu, dễ rụng và mất màu.
Dùng dầu gội an toàn
Hãy dùng dầu gội không có sulfat. Sulfate là chất tạo bọt, thường được tìm thấy trong dầu gội đầu và có cả trong dầu rửa bát, nước giặt đồ. Sulfat có ảnh hưởng không nhỏ đến mái tóc, nó làm mất đi lớp dầu phủ ngoài và làm tổn thương từng sợi tóc.
Dầu gội không có sulfat sẽ làm sạch mái tóc của bạn mà không làm mất đi lớp dầu bảo vệ đó. Kinh nghiệm là khi chọn dầu gội, hãy đọc kỹ thành phần trước khi mua nó. Bí quyết để mái tóc bóng mượt ở ngay những hành động nhỏ nhất.
Bổ sung kẽm
Tình trạng thiếu kẽm có thể làm tóc rụng. Để tránh tình trạng này, bạn cần bổ sung các loại thực phẩm như quả óc chó, quả đào, hạt điều và hạnh nhân vào chế độ ăn uống để chống rụng tóc.
Các loại thực phẩm khác có chứa kẽm gồm:
- Rau quả
- Trái cây
- Nước lọc
Những loại thực phẩm bổ sung vitamin tổng hợp hoặc kẽm có thể tăng cường chế độ ăn uống của bạn khi cần thiết.
Dùng dầu xả
Dầu xả tóc giữ mái tóc luôn suôn mượt và không bị rối nhờ dưỡng chất trong đó. Dầu xả tóc đặc biệt tốt cho tóc có xu hướng khô và xơ. Dầu xả không chứa silicon là loại tốt nhất. Bởi vì lâu dài, silicon sẽ làm tóc thô và cứng hơn.
Thay vì đó, hãy chọn sản phẩm có chứa glycerin. Glycerin là chất giữ được lớp dưỡng chất phủ ngoài cho tóc. Dùng dầu xả là cách làm mềm tóc cứng hiệu quả.
Tránh tác động nhiệt lên mái tóc
Tránh dùng máy sấy, máy duỗi tóc, máy uốn tóc và máy cuốn tóc trừ khi bạn phải tham gia một sự kiện đặc biệt. Việc sử dụng nhiệt có thể gây hư tổn cho tóc, nên tốt nhất bạn cứ hong khô tóc tự nhiên.
- Nếu thỉnh thoảng muốn dùng máy sấy tóc, bạn nên chọn chế độ mát.
- Khi chọn tạo kiểu bằng nhiệt, trước tiên bạn nhớ dùng serum bảo vệ tóc.
Bổ sung omega-3
Việc bổ sung axit béo omega-3 sẽ giúp kích thích nang tóc và tuyến bã nhờn. Mặc dù omega-3 không giúp tóc nhanh dài, nhưng nó sẽ giúp da đầu luôn khỏe mạnh.
Axit béo omega-3 có nhiều ở các loài cá sống ở vùng nước lạnh, chẳng hạn như cá hồi, cá mòi và cá trích. Các loại thực phẩm khác cũng có nhiều omega như:
- Hạt lanh
- Sữa chua
- Phô mai tươi
- Rau xà lách
- Ngũ cốc
Xử lí tóc cẩn thận
Hãy xem mái tóc của bạn như bộ váy lụa xinh đẹp. Sau khi gội đầu, bạn sẽ bóp và vắt nước trên tóc phải không? Bạn không nên làm như vậy vì việc này làm hỏng kết cấu và sợi tóc. Mái tóc của bạn cũng yếu ớt và cần được chăm sóc để trở nên chắc khỏe.
- Sau khi gội đầu, bạn nên dùng khăn nhẹ nhàng thấm nước trên tóc thay vì dùng lực mạnh để làm khô tóc. Hãy hong khô tóc tự nhiên.
- Dùng lược răng thưa thay cho lược mái chèo. Việc dùng lược mái chèo chải tóc rối có thể gây đứt gãy. Hãy dùng lược răng thưa nhẹ nhàng gỡ tóc rối từ dưới lên trên để ngăn gãy rụng.
Hiểu rõ tóc
Hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi về việc thời gian gội đầu. Tuy nhiên, phụ thuộc vào sở thích và nhu cầu mỗi người cũng như các yếu tố sau đây để quyết định mức độ thường xuyên gội đầu:
- Loại tóc và kết cấu tóc
- Mức độ thường xuyên sử dụng các sản phẩm dành cho tóc
- Mức độ hoạt động
Những người có tóc dầu sẽ phải gội đầu mỗi ngày, nhưng những người tóc khô sẽ không cần phải gội thường xuyên.
Bảo vệ tóc
Tương tự như việc bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng, gió và nhiệt độ thấp, bạn cũng cần bảo vệ tóc. Nếu không, tóc sẽ bị khô và trở nên xơ xác theo thời gian.
- Vào lúc nắng gắt, bạn đội mũi hoặc quấn khăn choàng để bảo vệ tóc khỏi tình trạng cháy nắng.
- Đừng ra ngoài với mái tóc còn ướt vào ngày mùa đông. Tóc dễ dàng trở nên xơ rối và đứt gãy khi bị đông lại.
- Bạn cũng nên bảo vệ tóc khỏi các hóa chất. Hạn chế để tóc tiếp xúc với chất clo. Khi đi bơi, bạn nhớ đội mũ bơi.
Gội đầu đúng cách
Các chuyên gia cho rằng nhiều người thường gội quá nhiều hoặc gội không đúng cách. Một số lưu ý để bạn gội đầu đúng cách như:
- Đừng gội đầu nhiều hơn một lần mỗi ngày.
- Chỉ sử dụng đủ sản phẩm để chăm sóc tóc.
- Tránh sử dụng nước quá nóng hoặc quá lạnh.
- Mát-xa tóc ướt nhẹ nhàng – vì khi tóc ướt sẽ dễ bị tổn thương gấp ba lần. Bạn cũng đừng dùng khăn chà xát tóc, hãy sử dụng lược răng thưa để tách tóc ra, nhưng đừng chải quá nhiều hoặc chải khi tóc vẫn còn ướt.
Ngừng các yếu tố gây hại cho tóc
Dầu gội đầu có chất tẩy rửa mạnh, các phương pháp chăm sóc tóc, các sản phẩm tạo kiểu và gội đầu quá mức sẽ gây hại đến tóc. Tuy nhiên, các thủ phạm khác gây hư hại tóc như:
- Lạm dụng rượu quá mức
- Chế độ ăn kiêng hà khắc và thiếu calo
- Giảm hormone tuyến giáp
- Căng thẳng quá mức
- Chất làm loãng máu
- Một số loại thuốc theo toa điều trị các vấn đề về tim, trầm cảm, huyết áp cao và viêm khớp
Trên đây Hội Buôn Chuyện đã giải đáp thắc mắc làm thế nào để tóc đẹp khỏe mạnh hơn? và những nguyên nhân, lí do dẫn đến tóc yếu. Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp bạn có mái tóc dầy đẹp!
Để lại một bình luận