Tóm tắt nội dung bài viết
- Giảm ê buốt răng hiệu quả
- Nguyên nhân gây ê buốt chân răng
- Biến chứng của răng ê buốt
- Những phương pháp trị ê buốt chân răng
- Trị ê buốt chân răng bằng trà xanh
- Cách thực hiện:
- Dùng kem đánh răng dành riêng cho răng ê buốt
- Trị ê buốt chân răng bằng nước muối
- Trị ê buốt chân răng Ôxi già (Hydrogen peroxide)
- Trị ê buốt chân răng bằng đinh hương
- Trị ê buốt chân răng bằng tỏi
- Trị ê buốt chân răng bằng rượu cau
- Trị ê buốt chân răng bằng lá bàng non
- Trị ê buốt chân răng bằng lá trầu không
- Trị ê buốt chân răng bằng lá ổi
- Trị ê buốt chân răng bằng cách chườm đá
- Trị ê buốt chân răng bằng rượu hạt gấc
Giảm ê buốt răng hiệu quả
Làm thế nào để răng hết ê buốt? Ê buốt chân răng là vấn đề răng nướu thường gặp và có thể dễ dàng trị ê buốt chân răng tại nhà bằng các mẹo đơn giản. Vì ngà răng bị lộ nên các tác nhân bên ngoài (như thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, thực phẩm chứa axit…) có thể gây kích thích dây thần kinh, khiến răng bị ê buốt. Vậy có những nguyên nhân nào gây ê buốt chân răng và phải làm gì khi răng bị ê buốt? Dưới đây Hội Buôn Chuyện đưa ra những cách chữa ê buốt răng tại nhà hiệu quả và dễ thực hiện, bạn hãy tham khảo và áp dụng nhé.
Nguyên nhân gây ê buốt chân răng
- Do tụt nướu: Mảng bám tích tụ trên răng lâu ngày sẽ gây tụt nướu và làm lộ chân răng.
- Do tổn thương cấu trúc răng: Răng bị vỡ mẻ, mòn men răng, mòn hở cổ răng dẫn đến lộ lớp ngà răng.
- Do sâu răng: Sâu răng ăn mòn đến ngà răng, thậm chí làm lộ tủy cũng khiến ê buốt chân răng.
- Do sau khi thực hiện thủ thuật nha khoa: Lấy cao răng, làm trắng răng, bọc mão răng giả, niềng răng… và một số thủ thuật nha khoa khác có thể gây ra tình trạng ê buốt chân răng trong khoảng 4 – 6 tuần.
- Do ăn thực phẩm có chứa axit: Các nhóm đồ ăn, thức uống có chứa nhiều axit như đồ chua, nước có gas… cũng là nguyên nhân khiến răng ê buốt và nhức.
- Do chăm sóc răng miệng không đúng cách: Sử dụng kem đánh răng có tính mài mòn cao, bàn chải đánh răng quá cứng, hoặc đánh răng quá nhiều mỗi ngày…
- Do các thói quen xấu: Những thói quen xấu như nghiến răng khi ngủ, thường xuyên ăn các đồ cứng, đồ quá lạnh… diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến cấu trúc răng bị tổn thương.
Biến chứng của răng ê buốt
Tình trạng răng ê buốt nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn tới các tác hại sau:
- Gây tổn thương tủy răng và kéo theo một số vấn đề răng miệng.
- Dẫn đến các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng (do răng ê buốt cần tránh chải răng quá kỹ, khiến khoang miệng không được làm sạch hoàn toàn).
- Làm giảm chất lượng cuộc sống: Người bị răng ê buốt phải kiêng khem các món ăn thức uống mình yêu thích – vốn gây kích thích đến răng, từ đó dễ sinh cáu kỉnh, bực bội.
Những phương pháp trị ê buốt chân răng
Trị ê buốt chân răng bằng trà xanh
Trà xanh giàu chất chống oxy hóa, có khả năng chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả. Không chỉ vậy, trong trà xanh còn chứa hàm lượng lớn chất allicin và fluor rất tốt cho răng miệng, có khả năng làm giảm ê buốt răng rất tốt.
Bên cạnh đó, hoạt chất lactic trong trà xanh còn có tác dụng ngăn ngừa các chất hòa tan canxi trên răng. Từ đó ngăn ngừa tình trạng mài mòn men răng.
Vì vậy, súc miệng bằng nước trà xanh là một trong những cách làm giảm tê buốt răng, cũng như giúp răng chắc khỏe được nhiều người áp dụng.
Cách thực hiện:
- Lấy một nắm lá trà xanh, nhặt bỏ lá sâu, úa rồi rửa sạch.
- Cho lá trà xanh vào nồi, thêm một ít muối và lượng nước vừa đủ rồi đun sôi.
- Đợi hỗn hợp nguội bớt thì dùng để súc miệng mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 1 – 2 phút.
Dùng kem đánh răng dành riêng cho răng ê buốt
Loại kem đánh răng này có chứa các hợp chất giúp che chắn các đầu dây thần kinh khỏi tác động của chất kích thích. Thành phần hoạt động mạnh nhất là kali nitrat – một hợp chất ngăn chặn tín hiệu đau truyền từ một dây thần kinh trong răng đến não của bạn.
Một số thành phần khác là canxi, natri, silica và photpho.
Sau một vài lần sử dụng kem đánh răng dành riêng cho răng ê buốt, độ nhạy cảm của răng sẽ giảm dần. Các bác sĩ cũng khuyên bạn nên dùng bàn chải đánh răng có lông mềm và dùng kèm thêm nước súc miệng có hàm lượng axit hoặc fluoride thấp.
Trị ê buốt chân răng bằng nước muối
Nước muối có tính sát khuẩn cao, nên súc miệng bằng nước muối sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Từ đó làm giảm tình trạng răng ê buốt hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 30 – 60s.
Bạn có thể tự pha nước muối để súc miệng tại nhà. Nhưng việc tính toán tỉ lệ các thành phần không chính xác. Có thể dẫn đến tình trạng thừa muối trong cơ thể nếu áp dụng cách này lâu dài. Do đó, tốt nhất nên mua nước muối sinh lý tại các hiệu thuốc uy tín để sử dụng.
Trị ê buốt chân răng Ôxi già (Hydrogen peroxide)
Ôxi già (Hydrogen peroxide) là một chất khử trùng nhẹ. Nó thường được sử dụng để khử trùng vết cắt, vết bỏng và các vết thương khác nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng.
Bạn cũng có thể dùng hydrogen peroxide như một loại nước súc miệng để chữa lành nướu cũng như ngăn ngừa viêm.
Cách thực hiện:
- Cho 1 thìa cà-phê hydrogen peroxide vào nước ấm, trộn đều
- Súc miệng trong tối đa 30 giây
- Nhổ ra, súc miệng lại bằng nước sạch để loại bỏ hydrogen peroxide còn lại trong miệng.
Trị ê buốt chân răng bằng đinh hương
Hoạt chất eugenol trong đinh hương là một chất kháng khuẩn mạnh, có khả năng gây tê, giảm ê buốt, giảm đau. Đặc biệt, hoạt chất eugenol trong đinh hương cao gấp 20 lần so với các thảo dược khác. Vì vậy, đinh hương không chỉ được áp dụng để giảm ê buốt răng trong dân gian, mà còn là thành phần của nhiều loại kem đánh răng.
Cách thực hiện:
- Bột đinh hương: Trộn đều bột đinh hương với dầu oliu theo tỉ lệ 1:2. Dùng hỗn hợp đắp lên vị trí ê buốt khoảng 10 phút. Sau đó súc miệng sạch lại với nước. Nếu không có dầu oliu, bạn có thể bôi trực tiếp bột đinh hương lên vị trí răng bị ê buốt. Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần để có hiệu quả tốt nhất.
- Nụ đinh hương: Nhai nát nụ đinh hương khoảng 5 – 10 phút, sau đó nhổ bỏ. Tinh dầu từ nụ đinh hương tiết ra sẽ giúp làm dịu cảm giác ê buốt răng.
- Tinh dầu đinh hương: Nhỏ 1 – 2 giọt tinh dầu đinh hương vào tăm bông. Sau đó chấm trực tiếp lên vị trí răng bị ê buốt.
Trị ê buốt chân răng bằng tỏi
Tỏi không chỉ là một gia vị cực kỳ phổ biến trong chế biến các món ăn mà từ lâu nó còn được sử dụng như một loại thuốc trị chứng ê buốt răng cũng như các bệnh răng miệng khác. Sở dĩ như vậy là vì trong tỏi có chứa Allicin, một loại kháng sinh tự nhiên có khả năng ức chế 70 loại vi khuẩn, virut khác nhau.
Ngoài ra, nó còn chứa một số hợp chất khác như: Dianllil disulfide, Dianllil – trisulfide, Azôene, Phitoncid cũng góp phần tạo nên khả năng kháng khuẩn, kháng viêm của tỏi.
Cách thực hiện:
- Bóc lấy vài tép tỏi, giã nát rồi trộn thêm một chút muối
- Đắp vào vị trí bị ê buốt răng trong khoảng 10 phút rồi bỏ ra
- Thực hiện ngày 2 – 3 lần
Bạn lặp lại điều này trong vài ngày cho đến khi giảm hoặc hết hẳn tình trạng ê buốt. Tỏi có thể khiến hơi thở bạn có mùi. Vì vậy, bạn có thể uống trà, cà phê hay ăn một cốc sữa chua để giảm bớt mùi khó chịu của tỏi nhé.
Trị ê buốt chân răng bằng rượu cau
Dùng cau ngâm với rượu sẽ có được dung dịch có khả năng diệt khuẩn. Chống viêm rất hiệu quả để chữa trị và phòng ngừa các bệnh răng miệng. Có hai phương pháp được áp dụng phổ biến với cách này, cụ thể:
Cách 1: Cau tươi
- Cau tươi rửa sạch, để ráo nước. Sau đó bổ dọc quả cau, tách lấy hạt rồi bổ đôi hạt cau.
- Cho cau vào bình thủy tinh đã rửa sạch theo tỉ lệ 1kg cau với 3 lít rượu.
- Đậy nắp kín, sau 30 – 40 ngày là có thể sử dụng.
Cách 2: Cau khô:
- Cau tươi rửa sạch, để ráo nước. Sau đó bổ dọc quả cau, tách lấy hạt rồi bổ đôi hạt cau.
- Hạt cau đem phơi cho đến khi quắt lại, sau đó cho lên chảo đảo khoảng 3 – 4 phút với lửa nhỏ.
- Cho hạt cau khô vào bình thủy tinh rửa sạch, rồi cho thêm rượu với tỉ lệ 1kg hạt cau và 8 lít rượu.
- Đậy kín nắp bình, sau 50 ngày là có thể sử dụng.
Đối với cả hai hỗn hợp rượu cau trên, bạn chỉ cần ngậm mỗi lần khoảng 10 phút. Thực hiện ngày 2 – 3 lần.
Trị ê buốt chân răng bằng lá bàng non
Trong lá bàng non có chứa rất nhiều hoạt chất có tác dụng diệt khuẩn tốt như: Flavonoid, Punicalagin, Punicalin, Tercatin, Phytosterol, Saponin. Vì vậy, nó có khả năng trị các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm lợi. Đây cũng chính là các nguyên nhân chủ yếu gây ê buốt răng.
Cách thực hiện:
- Lá bàng non rửa sạch, để ráo nước.
- Giã nát lá bàng với một ít muối, sau đó chắt lấy nước cốt.
- Pha nước cốt vừa thu được với một ly nước ấm rồi dùng để súc miệng.
- Súc miệng khoảng 1 – 2 phút, sau đó nhổ bỏ. Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần.
Trị ê buốt chân răng bằng lá trầu không
Lá trầu không ngoài được dùng với cau như một nét văn hóa, nó còn thường được sử dụng trong việc sát khuẩn. Sở dĩ như vậy là vì lá trầu không có chứa khoảng 2,4% tinh dầu có khả năng ức chế nhiều chủng vi khuẩn khác nhau. Vì vậy, sử dụng lá trầu không có thể chữa được các bệnh răng miệng rất tốt trong đó có việc trị chứng ê buốt răng.
Cách thực hiện:
- Lấy khoảng 15 – 20 lá trầu không, rửa sạch, giã nát cùng với một chút muối.
- Sau đó, cho một chén rượu vào hòa cùng ròi gạn lấy nước.
- Hàng ngày, bạn súc miệng với dung dịch trên trong khoảng 10 phút.
- Ngày 2 – 3 lần. Bạn sẽ thấy giảm hẳn đau nhức răng đấy.
Trị ê buốt chân răng bằng lá ổi
Hợp chất astringents trong lá ổi có tác dụng chữa các bệnh về răng miệng, đặc biệt là ê buốt và đau nhức răng hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Lá ổi non rửa sạch, để ráo nước rồi đem giã nát với một ít muối.
- Cho thêm 1 ly nước vào hỗn hợp trên, rồi lọc bỏ bã.
- Dùng dung dịch trên để súc miệng, mỗi ngày 2 – 3 lần và mỗi lần khoảng 10 phút.
Trị ê buốt chân răng bằng cách chườm đá
Cách này đơn giản, dễ thực hiện nhưng chỉ có tác dụng ngăn ê buốt răng tạm thời chứ không thể giải quyết tận gốc của vấn đề. Khi chườm đá, do tác dụng của hơi lạnh gây nên cảm giác tê. Giảm các tín hiệu thần kinh gây đau nhức nên có tác dụng tức thời.
Cách thực hiện:
- Bạn cho một chút đá vào túi hoặc khăn, sau đó áp lên vị trí má bị ê buốt răng.
- Bạn chườm trong 10 phút rồi lại nghỉ trong 10 phút rồi lại chườm trong 10 phút.
- Lặp lại điều này cho đến khi thấy giảm cơn ê buốt răng.
Lưu ý: Cách này không nên thực hiện cho những người bị răng nhạy cảm vốn hay bị đau nhức khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng hoặc lạnh.
Trị ê buốt chân răng bằng rượu hạt gấc
Dung dịch rượu gấc có khá dụng kháng khuẩn, kháng viêm, nên rất hiệu quả trong giảm sưng, ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm đau nhức và ê buốt răng.
Cách thực hiện:
- Hạt gấc rửa sạch rồi phơi khô. Sau đó đem nướng hoặc sao trên bếp cho đến khi thấy vàng.
- Tách hạt gấc để lấy phần lõi bên trong và đập dập.
- Cho lõi hạt gấc vào bình sạch rồi cho thêm rượu, sao cho rượu ngập mặt hạt gấc.
- Đậy kín nắp bình, sau 30 ngày có thể dùng để súc miệng.
- Tiến hành súc miệng mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 10 phút.
Trên đây là một số cách rất đơn giản, dễ làm với các nguyên liệu dễ kiếm có thể giúp bạn trị ê buốt răng hiệu quả. Bạn cũng có thể kết hợp một số phương pháp với nhau để tăng hiệu quả. Nếu các cách này không làm bạn hết bị ê buốt răng, hãy thăm khám bác sỹ để tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp. Bạn cũng có thể dùng các loại thuốc đặc trị các bệnh răng miệng để giúp bạn xua tan đi cơn đau nhức. Hội Buôn Chuyện chúc các bạn thành công với những phương pháp trên
Để lại một bình luận