Hầu hết (chắc chắn) chúng ta đều đã từng bị nghẹt mũi một lần trong đời và mặc dù vấn đề này không có gì quá nghiêm trọng nhưng khi khi nghẹt mũi kéo dài cảm giác thật sự rất là khó chịu, gây nhiều phiền toái cho cuộc sống của chúng ta.
Có rất nhiều cách để trị nghẹt mũi từ những cách đơn giản tự nhiên đến việc dùng thuốc, rất có thể bạn đã thử một vài cách và nghẹt mũi…vẫn như cũ.
…Và thực sự không có nhiều tài liệu nào tổng hợp đầy đủ những cách này… Bạn băn khoăn muốn dứt nghẹt mũi thì làm gì bây giờ?…
Tóm tắt nội dung bài viết
- Nghẹt mũi là gì?
- Nguyên nhân chính gây nghẹt mũi thường thấy
- 1. Khi người bệnh bị cảm lạnh
- Những yếu tố có thể làm nguy cơ nghẹt mũi ngày càng trầm trọng hơn
- cách làm hết nghẹt mũi nhanh cực đơn giản tại nhà
- 1. Ăn nhiều gia vị cay nóng
- 2. Dùng tỏi
- 3. Uống nước chanh
- 4. Uống trà gừng
- 5. Ngủ đúng tư thế
- 6. Xông hơi
- 7. Chườm khăn ấm lên mũi
- 8. Tắm bằng nước ấm
- 9. Tận dụng nước muối
- 10. Dùng baking soda
- 11. Sử dụng máy tạo độ ẩm
Nghẹt mũi là gì?
Hiện tượng nghẹt mũi xảy ra khi các mạch máu bên trong mũi bị viêm và các mô mũi sưng lên, sẽ có một lượng chất nhầy xuất hiện ngăn cản sự lưu thông không khí và khiến người bệnh không thể thở được bình thường.
Dù hiếm khi nghiêm trọng nhưng nếu không được điều trị tốt có thể dẫn tới tình trạng xoang mũi cấp tính mà không thể chữa trị được.
Ngoài ra, nghẹt mũi còn có thể kèm theo một số triệu chứng khác như đau họng, ù tai, đau đầu, sổ mũi, nước mũi chảy thường xuyên, nghẹt mũi một bên.
Nguyên nhân chính gây nghẹt mũi thường thấy
Tại sao lại nghẹt mũi chắc là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc.
Nghẹt mũi là một triệu chứng xuất hiện rất nhiều ở các loại bệnh và cũng có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị nghẹt mũi.
1. Khi người bệnh bị cảm lạnh
Tình trạng nghẹt mũi sẽ xuất hiện kèm theo những biểu hiện như liên tục bị hắt hơi, đau họng, có nhiều cơn ho hoặc bị sốt.
Nếu xuất hiện những trình trạng trên thì khả năng cao là bạn đang bị cảm lạnh do thời tiết thay đổi hoặc cơ thể không thích ứng được với môi trường sống hiện tại.
Chất lượng không khí
Một trong những lý do khách quan khiến việc bạn bị nghẹt mũi liên tục đó là do bụi bẩn tích tụ quá nhiều ở môi trường sống hiện tại.
Ngoài ra, không khí quá ẩm hoặc quá khô cũng khiến cho những cơn dị ứng đột nhiên xuất hiện khiến tình trạng nghẹt mũi sẽ nặng hơn.
Người bị dị ứng hoặc thay đổi môi trường sống
Với một số trường hợp nhất định khi tiếp xúc với đồ vật hoặc vật phẩm (đôi lúc là thuốc) bị dị ứng thì người bệnh có thể gặp phải tình trạng bị nghẹt mũi, khó chịu và thậm chí là khó thở nếu dị ứng nặng thêm.
Khi cơ thể đã dần quen với một nhiệt độ nhất định thì khi thay đổi địa điểm sinh sống hay chỉ đơn giản là đổi mùa thì cũng sẽ diễn ra tình trạng cơ thể bắt đầu khó chịu và xảy ra triệu chứng nghẹt mũi, hắt hơi nặng.
Bị bệnh viêm nhiễm đường hô hấp
Viêm nhiễm đường hô hấp bao gồm viêm mũi dị ứng, viêm họng, viêm thanh quản, viêm Amidan và viêm xoang. Tất cả những căn bệnh này đều có triệu chứng nghẹt mũi nhẹ và nặng tùy mức độ.
Viêm xoang là phổ biến nhất. Đây là một chứng bệnh thường gặp ở những người trưởng thành, đi kèm với nó là triệu chứng bị nghẹt mũi thường xuyên.
Ngoài ra, khi bị viêm xoang thì ngoài nghẹt mũi ra, bạn có thể cảm thấy khứu giác và hàm của mình cũng sẽ bị đau do ảnh hưởng của căn bệnh.
Thay đổi nội tiết tố khi đang mang thai
Phụ nữ mang thai dễ bị nghẹt mũi. Khi bước vào chu kỳ mang thai quan trọng, sẽ có nhiều triệu chứng bắt đầu xuất hiện ở sản phụ như nghẹt mũi, ngứa mũi, hắt hơi,…
Những tình trạng này không thể có cách nào chữa dứt điểm hoàn toàn mà có thể sử dụng một vài phương pháp tự nhiên giúp giảm thiểu các tình trạng trên mà ATZ sẽ trình bày ở phần tiếp theo..
Dị tật bẩm sinh: Đây là một trong những lý do nghẹt mũi thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh. Vì có lớp màng hay mảnh xương bịt kín ở cửa sau mũi (tắc hẹp mũi sau) nên trẻ sẽ khó thở hoặc không thở được.
Cảm cúm: Đây là nguyên nhân phổ biến hàng đầu của tình trạng nghẹt mũi. Với một số triệu chứng như sốt, ho, nghẹt mũi, sổ mũi, đau họng, đau mũi, đau đầu, đau hốc mắt, mệt mỏi, bệnh cảm cúm do virus gây ra thường kéo dài 7 – 10 ngày, sau đó tự khỏi.
Viêm mũi xoang: Viêm mũi xoang do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra. Khi mắc bệnh này, dịch từ xoang mũi sẽ chảy qua khe mũi, từ đó cản trở đường hô hấp, dẫn đến hiện tượng nghẹt mũi kèm đau đầu, mệt mỏi, nhức các vị trí xoang (đặc biệt là khi người bệnh nằm xuống).
Viêm mũi dị ứng: Một số người bị dị ứng bẩm sinh với những dị nguyên sau: bụi bẩn, khói thuốc lá, phấn hoa, thức ăn, thời tiết, lông động vật… Khi tiếp xúc với các yếu tố này, bạn sẽ bị viêm mũi, dị ứng, tăng tiết dịch với các biểu hiện như ho, hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi…
Viêm amidan: Đây là bệnh lý dễ mắc những khá khó trị, thường gặp nhất ở trẻ em. Vì vi khuẩn tích tụ trong hố amidan nên dịch mũi bị ứ đọng, khiến hoạt động hô hấp diễn ra khó khăn hơn.
Dị dạng khoang mũi: Vách ngăn mũi, polyp mũi, khối u… có thể cản trở quá trình lưu thông của không khí từ mũi vào phổi (và ngược lại), dẫn đến tình trạng nghẹt mũi. Các nguyên nhân này thường chỉ được phát hiện khi bệnh nhân đi soi tai – mũi – họng hoặc giải quyết băng phẫu thuật.
Chấn thương mũi: Sau khi chấn thương mũi, những tổn thương ở bộ phận này có thể gây ra phù nề, lệch vách ngăn, từ đó gây ra hiện tượng nghẹt mũi.
Dị vật trong mũi: Đây là hiện tượng thường gặp ở trẻ em. Khi chơi đồ chơi, trẻ có thể bị tắc vật gì đó trong mũi nhưng không biết cách báo cho người lớn, dẫn đến bị viêm, nghẹt mũi tại điểm tắc.
Tác dụng phụ của thuốc: Nếu sử dụng thuốc không đúng cách, bệnh nhân có thể bị bệnh nghẹt mũi.
Ảnh hưởng từ môi trường: Người thường xuyên hút thuốc lá, tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm hoặc khi thời tiết thất thường thường dễ mắc chứng nghẹt mũi.
Tâm lý căng thẳng: Nếu thường xuyên bị áp lực, mệt mỏi, các hormone trong cơ thể sẽ dần dần thay đổi, từ đó các mạch máu giãn ra, chèn ép lên niêm mạc mũi và gây ra tình trạng nghẹt mũi.
Những yếu tố có thể làm nguy cơ nghẹt mũi ngày càng trầm trọng hơn
Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề bên dưới hãy nhanh chóng thay đổi hoặc chấm dứt nó ngay:
- Thường xuyên phải hít những chất độc hại vào cơ thể khiến cho tình trạng bệnh ngày càng trở nên nặng hơn.
- Tiếp xúc liên tục với các chất hoặc tác nhân gây dị ứng nghẹt mũi.
- Không uống nhiều nước và bổ sung đủ loại vitamin cũng như chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
- Không vệ sinh mũi thường xuyên khiến tình trạng chất nhầy trong mũi vẫn bị tắc.
- Ăn những thực phẩm không có nhiều dinh dưỡng hoặc có hại cho cơ thể (đồ ăn vặt, trà sữa, chè,…).
cách làm hết nghẹt mũi nhanh cực đơn giản tại nhà
Làm thế nào để nhanh chóng cải thiện tình trạng nghẹt mũi tại nhà vừa an toàn vừa hiệu quả? Dưới đây là 11 gợi ý dành cho bạn:
1. Ăn nhiều gia vị cay nóng
Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng những món ăn vị cay nóng có tác động tích cực trong việc giải cảm và đẩy lùi tình trạng nghẹt mũi. Vì khi dùng nhiều gia vị cay (tiêu, ớt, mù tạc…), chất nhầy trong khoang mũi của người bệnh sẽ tăng tốc độ dịch chuyển, từ đó cải thiện chứng nghẹt mũi dễ dàng.
2. Dùng tỏi
Với nhiều hoạt chất tự nhiên tốt cho sức khỏe, tỏi có khả năng kháng viêm, giảm sưng, đau, tiết nhầy, giúp khoang mũi dễ chịu và thông thoáng.
Cách 1: Nghệ và tỏi
Nghệ mang đặc tính kháng khuẩn. Khi kết hợp tỏi và nghệ, chúng ta sẽ có được một cách làm hết nghẹt mũi vô cùng hiệu nghiệm:
- Bắc nồi lên bếp với lửa nhỏ
- Cho 1 ly nước vào và nấu sôi với lửa vừa
- Thêm 2 – 4 tép tỏi vào nước, đun khoảng 2 – 3 phút
- Cho ½ muỗng cà phê bột nghệ vào, khuấy đều rồi tắt bếp
- Thường xuyên uống hỗn hợp này để đẩy lùi triệu chứng nghẹt mũi
Cách 2: Mật ong và tỏi
- Giã nhuyễn 3 – 5 tép tỏi tươi
- Thêm 1 – 2 muỗng cà phê mật ong vào rồi trộn đều
- Dùng hỗn hợp trên trước bữa ăn
Cách 3: Dầu tỏi
- Cho 2 – 3 muỗng cà phê tỏi băm và 1 ly dầu ô liu vào nồi
- Đun trên bếp với lửa vừa
- Để sôi trong vài phút, sau đó tắt bếp
- Bảo quản dầu tỏi trong hũ thủy tinh, đậy kín
- Bôi dầu vào ngực, mũi, trán với lượng vừa đủ
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày
Cách 4: Nước cà chua và tỏi
- Đổ 1 ly nước cà chua vào nồi, đun sôi trong vài phút
- Thêm 1 muỗng cà phê tỏi băm, 1 muỗng cà phê nước cốt chanh, ½ muỗng cà phê tương ớt và một nhúm muối
- Khuấy đều rồi để hỗn hợp sôi trong 5 phút, sau đó tắt bếp
- Uống hỗn hợp lúc còn ấm, 2 lần/ngày
3. Uống nước chanh
Nước chanh nóng pha mật ong là cách làm hết nghẹt mũi, sổ mũi cực kỳ an toàn và đơn giản. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C cao trong quả chanh còn có tác dụng chống nhiễm trùng và tăng cường sức đề kháng.
4. Uống trà gừng
Gừng là một trong những loại dược liệu – gia vị phổ biến nhất trong dân gian. Với đặc tính kháng viêm mạnh mẽ, loại thảo dược này có thể giảm sưng, chống viêm, làm ấm cơ thể, điều trị cảm lạnh, thúc đẩy quá trình lưu thông máu đến các khu vực viêm xoang đồng thời cải thiện tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi. Ngoài ra, củ gừng còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất (kẽm, canxi, phốt pho…) có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa vô cùng hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị gừng tươi và mật ong
- Cạo vỏ 1 củ gừng tươi rồi rửa sạch, thái mỏng
- Thả gừng vừa thái vào một ly nước nóng ngâm trong vòng 15 phút đến khi nước chuyển sang màu vàng trong đẹp mắt
- Thêm 2 muỗng cà phê mật ong để tăng thêm hương vị cũng như công dụng chữa bệnh
- Dùng trà khi còn nóng
5. Ngủ đúng tư thế
Ngủ sai tư thế chính là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng nghẹt mũi (đặc biệt là vào ban đêm). Chỉ cần điều chỉnh tư thế ngủ một chút, bạn sẽ có giấc ngủ sâu và thoải mái hơn rất nhiều.
- Nếu kê gối quá cao khi ngủ, bạn sẽ dễ bị khó thở.
- Khi nghẹt mũi, người bệnh không nên nằm nghiêng bởi tư thế này có thể làm 1 hoặc cả 2 bên mũi bị tắc nghẽn hoàn toàn.
- Nằm ngửa là cách nằm tốt nhất giúp chất nhầy dễ dàng chảy xuống cổ họng đồng thời tăng cường hô hấp.
6. Xông hơi
Xông hơi là một trong những phương pháp dân gian trị nghẹt mũi hiệu quả nhất. Khi xông, hơi nóng sẽ trực tiếp đi vào đường mũi, từ đó làm loãng dịch nhầy, giúp đường thở trở nên thông thoáng hơn.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một ít nước nóng, tinh dầu (sả hoặc oải hương), 1 thau nước, 1 cái khăn to
- Cho vài giọt tinh dầu vào thau nước nóng
- Lấy khăn trùm kín đầu cho hơi nước bốc lên liên tục trong vòng 10 phút
- Cần giữ khoảng cách an toàn với mặt nước, tránh bỏng mặt
- Thực hiện 2 – 3 lần/tuần
7. Chườm khăn ấm lên mũi
Đây là cách làm hết nghẹt mũi tại nhà thường được áp dụng đối với trẻ nhỏ thay cho việc xông hơi. Phương pháp này sẽ làm giảm nhanh tình trạng sưng viêm mũi.
- Nhúng khăn sạch vào thau nước nóng, sau đó vắt khô
- Gấp khăn làm đôi, đắp lên sống mũi
- Khi khăn nguội, nhúng khăn vào thau rồi lặp lại thao tác như trên 3 – 4 lần
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày để giải quyết chứng nghẹt mũi
Lưu ý: Khi chuẩn bị nước nóng, bạn có thể thêm vài giọt tinh dầu (sả, cam, oải hương…) để giúp cơ thể dễ chịu và thư giãn hơn.
8. Tắm bằng nước ấm
Tắm bằng nước ấm là cách làm hết nghẹt mũi tại nhà cực kỳ đơn giản. Để thực hiện phương pháp này, khi tắm, người bệnh chỉ cần hít thở hơi ấm trong không khí để dịch nhầy trong xoang mũi lỏng ra và giảm viêm. Bạn có thể lựa chọn tắm dưới vòi sen hoặc ngâm mình trong bồn tắm.
9. Tận dụng nước muối
Nhờ khả năng diệt trùng, kháng khuẩn, nước muối được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế và sức khỏe. Đối với các bệnh nghẹt mũi, viêm mũi, viêm xoang, dung dịch này có tác dụng loại bỏ vi khuẩn và làm lành tổn thương.
Cách 1:
- Pha ½ muỗng cà phê muối với ¼ lít nước
- Cho dung dịch muối vào chai nhỏ mũi/nhỏ mắt (đã dùng hết) hoặc dụng cụ nhỏ giọt
- Nhỏ khoảng 2 – 3 giọt nước muối vào lỗ mũi từng bên
- Khi xịt mũi, bạn cần hít thở nhẹ và đều để nước muối ngấm vào sâu hơn
- Thực hiện 2 – 3 lần/ngày
Cách 2:
- Ngậm một ngụm dung dịch nước muối đã pha như trên với lượng vừa đủ
- Ngửa cổ lên cho nước chảy vào cổ họng nhưng không nuốt
- Đẩy hơi lên cho nước muối trở lại, tạo thành tiếng động (như khi súc miệng) trong cổ họng
- Tiến hành 2 – 3 lần/ngày
10. Dùng baking soda
Với tính sát khuẩn cao, baking soda được dùng để điều trị nhiễm trùng và giảm nhanh hiện tượng sổ mũi, nghẹt mũi (do các bệnh nhiễm khuẩn).
- Cho 1g baking soda và 3g muối vào 240ml nước ấm
- Khuấy đều dung dịch, sau đó cho vào bình xịt
- Xịt vào mũi như cách dùng bình xịt nước muối sinh lý
- Dùng 2 ngón tay xoa nhẹ dọc 2 cánh mũi để hỗn hợp thấm đều vào trong
- Nhẹ nhàng xì mũi nhằm loại bỏ dịch nhầy
- Thực hiện liên tục trong 2 – 3 ngày
11. Sử dụng máy tạo độ ẩm
Con người hô hấp tốt nhất khi độ ẩm không khí là 40 – 60%. Nếu độ ẩm giảm xuống dưới 40%, chất nhầy trong mũi sẽ khô lại, gây ra tình trạng nghẹt mũi. Thêm vào đó, sự tích tụ của chất nhầy trong độ ẩm thấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển của vi khuẩn có hại. Điều này khiến các mô của mũi bị kích thích, từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
Máy tạo độ ẩm có tác dụng điều chỉnh độ ẩm trong không khí về mức phù hợp nhất với cơ thể con người. Cơ chế hoạt động của thiết bị này là chuyển đổi nước thành hơi ẩm, từ từ đưa vào không khí, nhờ đó tăng độ ẩm của không gian sống. Điều này giúp:
- Góp phần làm loãng chất nhầy trong xoang mũi, đẩy dịch thoát ra dễ dàng hơn
- Làm dịu vùng mô chịu kích thích và những mạch máu bị tổn thương trong mũi, xoang
- Tăng cường quá trình hô hấp
Để tạo ra một không gian thoáng mát, thơm tho, bạn có thể cho thêm tinh dầu khuynh diêp, bạc hà vào máy tạo độ ẩm. Bên cạnh đó, cách làm hết nghẹt mũi này còn giúp giảm hen suyễn, dị ứng và giữ ẩm tóc, da.
Để lại một bình luận