Tóm tắt nội dung bài viết
- Mẹo chữa nhiệt miệng hiệu quả
- Nhiệt miệng là gì?
- Nguyên nhân gây nhiệt miệng là gì?
- Mẹo chữa nhiệt miệng tại nhà bằng nước muối
- Mẹo chữa nhiệt miệng tại nhà bằng baking soda
- Mẹo chữa nhiệt miệng tại nhà bằng oxy già
- Mẹo chữa nhiệt miệng tại nhà bằng bột sắn dây
- Mẹo chữa nhiệt miệng tại nhà bằng mật ong
- Mẹo chữa nhiệt miệng tại nhà bằng khế chua
- Mẹo chữa nhiệt miệng tại nhà bằng lá húng chó
- Mẹo chữa nhiệt miệng tại nhà bằng cỏ mực
- Mẹo chữa nhiệt miệng tại nhà bằng giấm táo
- Mẹo chữa nhiệt miệng tại nhà bằng rau đắng
- Lưu ý:
Mẹo chữa nhiệt miệng hiệu quả
Nhiệt miệng là một trong nhiều bệnh lý khá phổ biến về răng miệng. Mặc dù không gây ra nguy hiểm, thế nhưng những nốt nhiệt này có thể sẽ khiến bạn cảm thấy đau, khó chịu, thậm chí là gặp khó khăn trong việc ăn uống. Trên thực tế, có rất nhiều cách để khắc phục tình trạng này, giúp bạn thoát khỏi những nốt nhiệt đầy ám ảnh.Khoảng thời gian chờ nhiệt miệng lành có thể rất kinh khủng bởi bạn phải trải qua cảm giác đau đớn, khó chịu mỗi khi ăn uống hay nói chuyện. Dưới đây là mẹo chữa nhiệt miệng nhanh nhất Hội Buôn Chuyện muốn giới thiệu đến các bạn:
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng (hay còn gọi là loét áp-tơ) là một vết loét nhỏ, nông, phát triển ở những mô mềm như ở môi, bên dưới lưỡi, trên nướu hoặc bên trong thành má. Thông thường, một vết nhiệt miệng nói chung thường có hình tròn hoặc oval, có màu trắng hoặc vàng ở giữa và đỏ ở viền xung quanh.
Không giống với mụn nước hay lở miệng (gây ra do virus herpes), nhiệt miệng không bao giờ xuất hiện ở bên ngoài miệng và chúng hoàn toàn không lây lan. Tuy nhiên, nếu không can thiệp kịp thời thì những nốt nhiệt này có thể gây hôi miệng, đau nhức, khó chịu cho bạn, đặc biệt mỗi khi ăn uống hoặc nói chuyện.
Nguyên nhân gây nhiệt miệng là gì?
Dưới đây là một vài nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng nhiệt miệng:
- Do một tổn thương nhỏ trong miệng khi bạn đánh răng quá mức hoặc do vô tình cắn vào bên trong thành má.
- Do một vài thực phẩm như socola, cà phê, dâu tây, trứng, các loại hạt, phô mai hay thực phẩm có vị chua…
- Do thiếu hụt vitamin như vitamin B, kẽm hoặc sắt.
- Do phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng.
- Do vi khuẩn gây loét dạ dày, tá tràng.
- Do căng thẳng, áp lực trong học tập, công việc…
- Hoặc do sự thay đổi hormone trong thời kỳ kinh nguyệt.
Mẹo chữa nhiệt miệng tại nhà bằng nước muối
Bị nhiệt miệng phải làm sao? Bạn hãy súc miệng bằng nước muối để khắc phục. Tuy nước muối sẽ khiến bạn hơi rát nhưng sẽ giúp làm khô vết loét nhanh hơn. Bạn có thể áp dụng cách chữa nhiệt miệng nhanh theo các bước sau:
- Hòa tan 5g muối trong khoảng 230ml nước ấm
- Súc miệng bằng dung dịch nước muối trong 15 – 30 giây rồi nhổ ra.
- Súc miệng nhiều lần cách nhau vài giờ nếu cần.
Mẹo chữa nhiệt miệng tại nhà bằng baking soda
Sử dụng baking soda cũng là cách được nhiều người áp dụng thành công. Vì hợp chất này giúp cân bằng độ pH trong khoang miệng, ngăn không cho một số loại vi khuẩn phát triển; đồng thời giúp vết loét nhanh lành hơn.
Cách thực hiện:
- Hòa tan 5g baking soda với 230ml nước
- Dùng khoảng 15ml trong hỗn hợp trên để súc miệng khoảng 30 giây, rồi nhỏ bỏ.
- Có thể súc miệng lại bằng nước sạch nếu cần
- Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần hoặc có thể thực hiện 2 – 3 giờ/lần.
Mẹo chữa nhiệt miệng tại nhà bằng oxy già
Oxy già sẽ giúp vết loét trong miệng nhanh lành hơn bằng cách làm sạch vết loét và giảm vi khuẩn trong miệng:
- Pha loãng dung dịch oxy già 3% với nước
- Dùng tăm bông hay bông gòn để thấm dung dịch.
- Thoa dung dịch trực tiếp lên vết loét vài lần mỗi ngày.
Bạn cũng có thể pha loãng oxy già làm nước súc miệng. Bạn hãy súc miệng bằng dung dịch này trong khoảng 1 phút rồi nhổ ra và súc lại với nước sạch.
Mẹo chữa nhiệt miệng tại nhà bằng bột sắn dây
Theo Đông y, bột sắn dây có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên thường được sử dụng để làm giảm các tổn thương do nóng trong người gây ra.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 ly nước nóng, sau đó cho 2 – 3 thìa bột sắn dây vào cốc.
- Khuấy đều hỗn hợp trên và uống trực tiếp, có thể điều chỉnh lượng bột sắn dây tùy theo sở thích.
Uống bột sắn dây là một trong những cách chữa nhiệt miệng dân gian hiệu quả. Song cách này không nên áp dụng với những người đang dùng thuốc trị tiểu đường, người bị ung thư vú hoặc ung thư nhạy cảm với hormone, người đang điều trị bằng thuốc methotrexate hoặc tamoxifen.
Mẹo chữa nhiệt miệng tại nhà bằng mật ong
Mật ong từ lâu đã được biết đến với công dụng kháng khuẩn, kháng viêm và kích thích phục hồi tổn thương. Vì vậy, chữa nhiệt miệng bằng mật ong là một phương pháp hữu ích mà bạn nên sử dụng.
Cách dùng mật ong trị nhiệt miệng:
- Súc miệng với nước ấm.
- Dùng mật ong bôi trực tiếp lên vết lở/loét.
- Lặp lại từ 2 – 3 lần mỗi ngày và để yên trong vài giờ.
- Nên bôi mật ong một lần trước khi đi ngủ và không ăn uống gì thêm để lưu lại hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý: Không dùng mật ong pha với nước để uống trong thời gian nhiệt miệng. Mật ong có tính nóng nên dùng đường uống thì có thể cho tác dụng ngược lại.
Mẹo chữa nhiệt miệng tại nhà bằng khế chua
Khế chua có tác dụng kháng viêm, thanh nhiệt nên có tác dụng nhanh và hiệu quả. Cách thực hiện như sau:
- Rửa sạch 2 – 3 quả khế chua, cắt múi rồi cho vào nồi.
- Cho 500ml nước vào nồi và đun cho đến khi sôi thì vặn lửa nhỏ, đun thêm 5 phút.
- Đợi hỗn hợp nguội thì chắt lấy nước để sử dụng trong ngày. Lưu ý là ngậm và nuốt dần chứ không uống. Thực hiện sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ.
Mẹo chữa nhiệt miệng tại nhà bằng lá húng chó
Theo Y học Cổ truyền, lá húng chó là loại thảo dược có tính ấm nhưng lại có thể làm mát máu trong cơ thể. Ngoài ra, lá cây chứa tinh dầu có tác dụng giảm đau hiệu nên giúp chữa trị nhiệt miệng hiệu quả.
Cách trị nhiệt nhiệt miệng bằng lá húng chó:
- Rửa sạch khoảng 3 – 4 lá húng chó, có thể tráng nước đun sôi để nguội.
- Cho lá vào miệng cùng vài hạt muối rồi nhai kỹ.
- Nhấp vài ngụm nước mát.
- Thực hiện khoảng 3-4 lần/ngày và liên tục trong 5 ngày sẽ thấy hiệu quả .
Mẹo chữa nhiệt miệng tại nhà bằng cỏ mực
Cỏ mực hay còn gọi cỏ nhọ nồi có tác dụng sát khuẩn rất tốt. Vì thế dùng cỏ mực là một trong những cách trị được Đông y khuyên dùng.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá cỏ mực rồi giã nát.
- Chắt lấy nước cốt rồi pha với 1 thìa mật ong.
- Dùng tăm bông nhúng vào hỗn hợp trên, rồi thoa trực tiếp lên vết loét mỗi ngày 2 – 3 lần.
Lưu ý: Khi áp dụng cách này, bạn nên hạn chế ăn uống và nói chuyện trong khoảng vài giờ sau khi bôi.
Mẹo chữa nhiệt miệng tại nhà bằng giấm táo
Giấm táo có chứa các axit axetic có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn có hại, đồng thời gia tăng vi khuẩn có lợi. Vì thế, dùng nước giấm táo để súc miệng sẽ khiến các vết loét miệng biến mất nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Pha 1 thìa giấm táo với 1 ly nước để súc miệng.
- Súc miệng khoảng 30 giây rồi nhổ bỏ, có thể súc miệng lại với nước. Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần.
Mẹo chữa nhiệt miệng tại nhà bằng rau đắng
Rau đắng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Bạn có thể áp dụng 2 cách theo hướng dẫn dưới đây:
- Cách 1: Rau đắng đem giã nhỏ và chắt lấy nước cốt. Đối với người lớn thì ngậm nước rau đắng khoảng 2 – 3 phút rồi nhổ bỏ; còn đối với trẻ con thì nhúng tăm bông vào nước cốt, rồi chấm vào vết loét. Sau đó súc miệng lại bằng nước sạch.
- Cách 2: Phơi khô rau đắng, đem sắc lấy nước để uống thay trà.
Lưu ý:
Một vài lưu ý sau đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tự chữa nhiệt miệng tại nhà:
- Bạn nên tránh sử dụng các loại kem đánh răng và nước súc miệng có chứa sodium lauryl sulfate, bởi đây là một chất có thể gây ra tình trạng nhiệt miệng và làm tái phát nhiệt miệng. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các loại kem đánh răng dược liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Bạn cũng nên chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách, không đánh răng quá mạnh, sử dụng bàn chải lông mềm hoặc bạn có thể sử dụng máy tăm nước để vệ sinh khoang miệng an toàn và hiệu quả nhất.
- Hạn chế ăn đồ cay nóng hoặc các món nướng và rán vì chúng có thể làm tình trạng nhiệt miệng trầm trọng hơn.
- Không phải vết loét nào trong miệng cũng là vết nhiệt miệng. Vì thế, nếu vết loét không có dấu hiệu phục hồi sau hơn 3 tuần hoặc có nhiều biểu hiện bất thường thì bạn nên đi khám để loại trừ khả năng mắc một số bệnh nghiêm trọng khác, ví dụ như ung thư…
Như vậy Hội Buôn Chuyện đã cung cấp cho bạn rất nhiều thông tin về bệnh nhiệt miệng, bên cạnh đó đã chia sẻ đến bạn cách trị nhiệt miệng tại nhà có hiệu quả nhanh chóng. Bạn có thể chọn cho mình cách phù hợp nhất để thực hiện nhé. Chúc các bạn sớm tạm biệt những cơn đau xót khó chịu.
Để lại một bình luận